Mách mẹ 6 cách đơn giản để trẻ hết ho mà không cần dùng thuốc
Thời tiết thay đổi thường xuyên, ô nhiễm môi trường tăng cao là lý do khiến nhiều trẻ em mắc các bệnh về hô hấp, nhiều nhất là ho. Bệnh ho thường kéo dài dai dẳng khiến trẻ rất khó chịu và khó ngủ.
Những lúc như vậy, cha mẹ đừng vội cho con dùng thuốc kháng sinh mà hãy áp dụng những cách trị ho cho trẻ vô cùng đơn giản sau đây.
Ảnh minh họa
Những cách này có thể thực hiện tại gia và đem lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng ho của bé không giảm thì nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
1. Quả quất (tắc)
Dùng 2, 3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt nhỏ để nguyên cả vỏ và hạt. Sau đó cho 3, 4 muỗng đường phèn hoặc mật ong nguyên chất trộn với quất xanh rồi chưng cách thủy khoảng 30 phút cho đến khi quất chín. Chắt lấy nước để nguội cho bé uống trong ngày, mỗi lần khoảng 2-3 muỗng.
Quất là loại quả có tính ấm, tác dụng làm long đờm, trị ho thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa và hô hấp…
2. Nghệ tươi
Củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống nửa muỗng tùy vào độ tuổi của bé. Bạn hãy cho bé uống 3 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.
3. Gừng
Gừng là một thảo dược chữa bệnh tự nhiên đối với cảm lạnh và ho nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virút và chống ho. Cho 6 chén nước, nửa chén gừng lát mỏng và 2 miếng quế nhỏ vào nồi và đun nhỏ lửa trong 20 phút, sau đó lọc và thêm mật ong nguyên chất hoặc đường và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, bạn có thể pha loãng trong nước ấm trước khi cho uống. Những trẻ lớn hơn có thể cho gừng lát để nhai.
4. Cải cúc
Mẹ dùng vài lá cải cúc rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ sau đó đem hấp cách thủy cùng với một ít mật ong trong khoảng 20 phút, dùng cho bé uống ngày 2 lần. Nên cho bé uống từ 3-5 ngày.
5. Lá hẹ và đường phèn
Video đang HOT
Chọn khoảng 5-10 lá hẹ, cắt thành từng khúc nhỏ hoặc dầm nát rồi cho một ít đường phèn vào, đem hấp cách thủy. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.
6. Xoa dầu lòng bàn chân, ngực, lưng, bụng
Khi con vừa có biểu hiện sổ mũi, hắt hơi, khò khè, hay ho mẹ cần xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho trẻ, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Sau đó xoa ngực con, xoa bụng, sau lưng ở vị trí buồng phổi. Tuy cách này đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc trị ho cho trẻ sơ sinh và có thể sử dụng kết hợp các phương pháp khác.
Một số lưu ý khác mẹ đừng bỏ qua
Ngoài việc áp dụng các cách trị ho trên, vào mỗi buổi sáng sau khi bé ngủ dậy, đánh răng, rửa mặt xong, mẹ lấy 1 thìa cà phê mật ong cho bé uống rất tốt, mỗi ngày 1 lần cho đến khi bé lành ho. Dùng mật ong thường xuyên cũng có tác dụng sạch khuẩn vùng miệng cho bé giúp giảm các bệnh về đường hô hấp cho bé rất tốt.
Ngoài ra, khi trẻ bị ho, mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi và chơi đùa trong không gian thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa và đảm bảo độ ẩm hợp lý.
Cần lưu ý, với những bé bị ho, mẹ cũng không nên ủ ấm quá kỹ và kiêng khem không tắm rửa cho bé. Tắm bằng nước ấm sẽ giúp bé nới lỏng sự tắc nghẽn trong lồng ngực, giúp bé dễ chịu hơn. Mẹ cũng có thể thêm một vài giọt dầu hoa oải hương hoặc hoa cúc hoặc tinh dầu tràm nguyên chất vào nước tắm, giúp bé giảm bớt các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, nghẹt mũi,…
Thái Hà
Theo giaoducthoidai.vn
2 bệnh trẻ thường mắc vào mùa thu, mẹ chú ý cảnh giác!
Mùa thu đến, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng của trẻ giảm sút.
Bệnh cảm lạnh
Mùa thu đến, chênh lệch nhiệt độ giữa các thời điểm trong ngày cũng như trong nhà và ngoài trời gây kích thích niêm mạc hô hấp của trẻ. Với sức đề kháng yếu ớt, trẻ rất dễ mắc bệnh cảm lạnh. Bệnh cảm lạnh có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng cấp tích của đường hô hấp trên.
Em bé bị cảm lạnh thường có những triệu chứng và dấu hiệu sau đây:
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
- Ho khan
- Kích ứng họng
- Chán ăn
- Khó chịu
- Mệt mỏi
- Sốt nhẹ (đặc biệt vào ban đêm)
Các triệu chứng trên thường tự biến mất trong vòng 7 ngày.
Cách phòng tránh mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ
1. Cho trẻ được nghỉ ngơi và giữ cho không khí trong nhà được lưu thông
2. Thường xuyên cho trẻ tập thể dục để tăng cường sức đề kháng
3. Tránh cho trẻ hút thuốc lá thụ động
4. Tránh cho trẻ đi đến nơi đông người, thông gió kém
Mẹo chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh
Nếu bé dưới 3 tuổi, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện khám bệnh, không nên tự ý cho bé sử dụng thuốc. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cảm lạnh rất dễ phát triển thành viêm phế quản, viêm thanh quản hoặc viêm phổi. Trẻ lớn hơn với các triệu chứng nhẹ hơn thường không cần đi khám bác sĩ, trừ khi tình trạng bệnh quá trầm trọng.
Lưu ý: Nếu trẻ sốt quá cao, mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt
Nếu tình trạng của em bé không cải thiện trong vòng 1 tuần, các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tiêu chảy (nhiễm rotavirus)
Hàng năm vào mùa thu, nhiều em bé bị tiêu chảy, một trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy là nhiễm rotavirus.
Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em dưới 5 tuổi. Biểu hiện lâm sàng của bệnh tiêu chảy (nhiễm rotavirus) là nôn mửa và tiêu chảy, phân loãng hoa cà hoa cải, thậm chí mất nước. Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bố mẹ nên mang phân của trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm.
Cách phòng tránh mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ
1. Tránh đưa em bé đến nơi công cộng và tiếp xúc với trẻ em bị tiêu chảy
2. Khử trùng bộ đồ ăn và đồ chơi của bé thường xuyên
3. Mẹ phải rửa tay trước khi cho bé ăn, bú
4. Không nên cho trẻ ăn thức ăn mới trong thời gian trẻ bị tiêu chảy
Mẹo chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy
1. Bởi vì hiện tại chưa có thuốc để điều trị tình trạng bệnh tiêu chảy do nhiễm rotavirus, bạn nên cẩn thận, tránh trẻ bị mất nước khi bị tiêu chảy. Cha mẹ nên cho trẻ uống bù nước trong quá trình bị tiêu chảy. Nếu tình trạng của em bé không được cải thiện, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, chữa kịp thời.
2. Không nên cho trẻ ăn đồ ăn mới, đồ ăn lạnh, chứa nhiều đường, nhiều muối, giàu chất béo khi trẻ bị tiêu chảy
Quỳnh Trang
Theo emdep.vn
Không cần dùng thuốc, cơn đau vai sẽ thôi 'hành hạ' bằng những mẹo đơn giản, rẻ sau đây Dưới đây là các phương pháp trị đau gáy bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà. 1. Củ nghệ Củ nghệ là phương thuốc tốt nhất giúp giảm đau vai. Đó là do chất curcumin và chất chống oxy hóa trong nghệ giúp giảm sưng và đau vai. Bạn chỉ cần trộn đều 2 muỗng canh bột nghệ và 1 muỗng canh...