Mách chị em thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai sau sinh
Có rất nhiều biện pháp tránh thai trong đó đặt vòng tránh thai luôn là biện pháp hiệu quả nhất được các chị em lựa chọn vì ít gặp sự cố.
Vòng tránh thai (hay còn được gọi là dụng cụ cổ tử cung) là một dụng cụ bằng gắn thêm một vòng nhỏ ở dưới cùng hoặc bằng đồng được đặt vào trong lòng tử cung của bạn.
Vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung và phát triển thành bào thai bằng cách thay đổi môi trường của nội mạc tử cung. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp của bạn.
Vòng tránh thai là giải pháp được nhiều chị em lựa chọn
Vòng tránh thai thường dùng hiện nay là loại đóng kín, như vòng đơn bằng inox, vòng hoa vừng, cũng có loại mở như hình chữ V.
Những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả tránh thai, xu hướng sử dụng vòng tránh thai thường thiên về loại vòng có kết hợp thuốc tránh thai, hoặc sử dụng các loại vòng tránh thai có hoạt tính. Nhưng đặt vòng sau khi sinh thì phải đặt vòng không có thuốc tránh thai.
Thời điểm có thể đặt vòng với phụ nữ mới sinh là 3 tháng sau sinh. Nếu 3 tháng sau khi sinh có xuất hiện kinh nguyệt trở lại, thì đặt vòng 3-7 ngày sau khi sạch kinh. Nếu 3 tháng sau khi sinh vẫn chưa thấy có kinh nguyệt, hoặc bế kinh trong thời gian cho con bú thì đặt vòng sau khi loại bỏ nguyên nhân mang thai sớm.
Sau khi được các bác sĩ kiểm tra, nếu đã được xác định là không có thai, thì trước hết nên tiêm progesterone liên tục 3 ngày, chờ hết xuất huyết, 3-7 ngày sau khi hết xuất huyết thì tiến hành đặt vòng, không được muộn quá 7 ngày. Như vậy mới có tác dụng loại trừ khả năng mang thai, lại có thể được tránh thai sớm.
Nếu sau khi sinh, sản dịch vẫn ra nhiều, tử cung chảy máu, thì thời gian đặt vòng được tiến hành trong vòng nửa năm sau khi làm phẫu thuật. Trước khi đặt vòng, nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, xuất tinh ngoài.
Lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai:
- Nghỉ ngơi khoảng 2 ngày. Ngay sau khi đặt vòng bạn nên nằm yên nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ. Không được làm việc nặng trong 1 tuần.
- Không nên ngâm mình trong nước quá lâu (kể cả ngâm chân, ngâm tay)
- Sau 2 tuần mới nên quan hệ tình dục trở lại
- Cứ 3 đến 6 tháng bạn nên đến cơ sở y tế để tái khám
- Nên tự kiểm tra vòng tránh thai của mình sau mỗi kỳ kinh nguyệt bằng cách kiểm tra dây vòng. Bạn có thể cảm nhận được dây vòng bằng cách cho ngón tay vào âm đạo.
- Cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi kiểm tra. Nếu bạn thấy dây vòng ngắn hơn bình thường (ngắn hơn 5cm) có thể vòng đã bị lệch chỗ, còn nếu dây này biến mất, có thể vòng đã bị tuột.
- Nếu không thấy dây vòng. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn sử dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ.
Video đang HOT
Theo Trọng Tuấn – Đời sống Plus
Những trường hợp không được đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai là phương pháp được chị em ưa chuộng vì đạt được hiệu quả cao, lâu dài, nhưng không phải ai cũng có thể đặt được vòng.
Những điều cần biết về vòng tránh thai
Vòng tránh thai (hay còn gọi là dụng cụ tử cung) là dụng cụ nhỏ được đặt vào tử cung phụ nữ nhằm thay đổi môi trường tử cung, ngăn chặn sự thụ tinh hoặc ngăn không cho trứng làm tổ trong tử cung. Dụng cụ tử cung nguyên bản có hình vòng tròn, nên được gọi là vòng tránh thai.
Hiện nay, có nhiều loại dụng cụ tử cung, song phổ biến nhất là vòng hình chữ T, với phần cánh bằng nhựa và phần thân quấn kim loại, phía đuôi có sợi dây nhỏ thò ra khỏi âm đạo để điều chỉnh vị trí của vòng tránh thai.
Sử dụng vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai phổ biến hiện nay. Nếu được đặt đúng cách và đúng loại vòng phù hợp, khả năng tránh thai có thể lên tới 95% và vòng có thể có tác dụng trong 3-5 năm.
Hiệu quả là vậy nhưng vòng tránh thai cũng khá "kén" người dùng. Trước khi quyết định có đặt vòng hay không, tốt nhất chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ để lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp nhất.
Rất nhiều trường hợp sau khi đặt vòng bị viêm nhiễm, thậm chí còn ảnh hưởng tới khả năng có con sau này. Tùy thể trạng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho những phụ nữ không nên đặt dụng cụ tử cung (tức vẫn có thể đặt), và những trường hợp không được đặt vòng tránh thai.
Hiện nay nhiều chị em lựa chọn đặt vòng tránh thai vì tính hiệu quả lâu dài (Ảnh: Internet)
Những trường hợp không nên đặt vòng tránh thai?
Những người đang bị viêm nhiễm đường sinh dục đặc biệt là viêm lộ tuyến cổ tử cung chưa điều trị khỏi. Ngoài ra đối tượng không nên đặt vòng còn có:
- Phụ nữ mới sinh con.
- Những người đang mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
- Người dễ bị nhiễm trùng vùng âm đạo.
- Người có tiền sử bị thai ngoài tử cung.
- Người nghi ngờ bị u xơ tử cung, ung thư phụ khoa, rong kinh, rong huyết chưa rõ nguyên nhân.
- Phụ nữ có dị tật ở tử cung như tử cung đôi, tử cung hai sừng. Phụ nữ cổ tử cung quá hẹp hay quá lỏng.
- Người có bệnh lý van tim, bệnh sa sinh dục.
- Người bị dị ứng hay mẫn cảm với chất đồng.
- Phụ nữ thiếu máu, máu chậm đông, máu không đông, xuất huyết. Những người xuất huyết vùng kín không rõ nguyên nhân.
- Những người ra kinh nguyệt quá nhiều, bị nhiều lần và đau bụng nhiều khi hành kinh.
Những ai tuyệt đối không được đặt vòng tránh thai?
Không phải đối tượng nào cũng có thể đặt vòng tránh thai hiệu quả (Ảnh: Internet)
Mặc dù là biện pháp tránh thai hiệu quả nhưng dưới đây là những đối tượng thuộc diện những ai không được đặt vòng tránh thai:
- Người nghi ngờ có bệnh lý ác tính đường sinh dục
- Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Người bị viêm vùng chậu, mắc các bệnh tình dục nghiêm trọng trong vòng 3 tháng trở lại.
- Người bị ung thư vú bị chống chỉ định với dụng cụ tử cung phóng thích nội tiết.
- Người bị viêm vòi trứng, dù đã khỏi hay đang bị viêm tắc vòi trứng.
- Phụ nữ chưa từng có thai.
Chị em cần lưu ý về việc chăm sóc vùng kín sau đặt vòng
Ngoài những trường hợp không nên và không thể đặt vòng tránh thai, các chị em nếu đã được bác sĩ kiểm định và cho phép có thể thực hiện thủ thuật đặt dụng cụ tử cung tránh thai. Thủ thuật được thực hiện rất nhanh, chỉ trong khoảng 5 phút.
Thời điểm tốt nhất để đặt vòng là ngay sau khi sạch hành kinh, sau khi sinh con khoảng 6 tuần, sau 6 tháng cho con bú. Sau khi đặt vòng, trong tuần đầu tiên nên kiêng quan hệ vợ chồng, nghỉ ngơi hợp lý, uống thuốc đều đặn theo đơn bác sĩ kê, tránh làm việc nặng. Nếu quá đau bụng có thể chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau thông thường. Chị em cũng có thể sử dụng thêm viên sắt và thực phẩm giàu chất sắt để đề phòng thiếu máu.
Sau khi đặt vòng và có kinh trở lại, nếu trong máu có lẫn cả máu cục và đau bụng liên tục, chị em nên trở lại các cơ sở y tế để khám để tìm ra nguyên nhân và phương án giải quyết cụ thể.
Theo Phương Thanh - Khám phá
Dùng tay sờ được dây vòng tránh thai có sao không? Cho em hỏi em đặt vòng tránh thai đến nay được 5 tháng rồi. Nhưng khi hết chu kì kinh nguyệt khoảng 5 - 6 ngày em vệ sinh thì em sờ được dây vòng ở bên ngoài và có cảm giác khi đi giống như bị vướng vướng. Vậy cho em hỏi có bị làm sao không? Ảnh minh họa - Nguồn...