Mách chị em cách trị chồng có tính trẻ con
Lấy chồng nhỏ tuổi hơn mà chồng lại có tính ham chơi, chưa hiểu hết trách nhiệm đối với gia đình và còn nghe lời bạn bè thì quả thật, người vợ ắt hẳn sẽ rất khổ tâm. Vậy làm cách nào để trị được những ông chồng như vậy?
Lấy chồng 29 tuổi, kỹ sư tin học của một công ty phần mềm ở Hà Nội, hơn vợ 2 tuổi nhưng tính rất trẻ con, Thu rất lấy làm buồn bực. Là con trai út trong nhà, chồng cô đã quen được mẹ và các chị chiều chuộng nên hầu như chẳng động tay làm gì. Buổi sáng, Thu thức dậy đi chợ, dọn dẹp nhà cửa sau đó gọi năm lần bảy lượt Hoàn vẫn vặn vẹo trên giường, nhất quyết không dậy.
Lấy phải chồng trẻ con khiến Thu dở khóc, dở cười – Ảnh minh họa: Internet
Nhiều hôm cãi nhau với Thu, Hoàn còn bỏ về nhà mẹ đẻ, mẹ chồng cô chỉ nghe một phía từ con trai thì lên tiếng bênh vực, nạt nộ Thu. Nhìn thấy chồng mình dù đã lớn tướng nhưng vẫn trẻ con, Thu rất lấy làm phiền lòng. Cô thấy tủi thân vô cùng khi vừa “dỗ” chồng, vừa phải giải thích với mẹ chồng.
Từ hồi vợ có bầu, Hoàn cũng vẫn vậy. Anh hầu như chẳng đỡ vợ việc gì. Chỉ cần có bạn gọi đi chơi, đi nhậu là Hoàn lấy xe đi ngay, có khi để mặc vợ nghén, nằm nhà một mình. Vợ nhờ giặt, phơi quần áo thì Hoàn lắc đầu: “Anh không quen làm mấy việc đó đâu. Hay em bảo mẹ giúp”. Những ngày sắp sinh, muốn chồng đèo đi làm thì anh bảo: “Thôi, em đi xe ôm, anh trả tiền, chứ em đi làm sớm thế, anh chịu, không dậy được đâu”.
Anh chồng dù tính có trẻ con vẫn rất thương vợ – Ảnh: Internet
Đó không phải câu chuyện của riêng của bất kỳ cô vợ nào lấy phải chồng trẻ con. Nhưng, tìm được cách giải quyết dứt điểm tình trạng của chồng thì không phải ai cũng biết. Trong hôn nhân, dù bất cứ cặp vợ chồng nào cũng có những vấn đề xung đột xảy ra. Nhưng để giữ được mái ấm lâu dài, thì cần sự cố gắng từ các thành viên trong gia đình.
Lấy phải chồng trẻ con, vợ phải có cách thì mới trị được – Ảnh minh họa: Internet
Thực ra, nhiều anh nam đã trưởng thành nhưng là con một, gắn bó với mẹ hoặc sinh ra trong nhà đông chị em gái, hay từ nhỏ tới lớn luôn được gia đình làm và quyết định thay mọi việc thì thường có tính cách và cách hành xử khá trẻ con. Theo nhà tâm lý, cách cư xử này có thể tạo ra nhiều vấn đề mà chính bản thân họ không lường hết được.
Trong mắt vợ, người chồng trở nên nhu nhược, thiếu quyết đoán và chín chắn. Dần dần, người phụ nữ có thể nghĩ về chồng, nhà chồng không tốt. Đồng thời, họ cũng sẽ ngại chia sẻ tâm tư, hỏi ý kiến chồng do mất niềm tin và tình cảm giữa cả hai vì thế ngày càng xa cách.
‘Khi lấy vợ nghĩa là bạn đã xây dựng một gia đình riêng và phải tự chịu trách nhiệm về cuộc sống, mối quan hệ của mình. Vì thế, vợ chồng có bất cứ vấn đề gì nên cùng đứng về một hướng để tìm cách giải quyết thay vì kể tội nhau hay tìm tới sự can thiệp từ bên ngoài’. Hiểu được điều này, Thu nói thẳng với chồng rằng vợ chồng cùng nhau ngồi xuống nói chuyện trước, không được mang sang ‘mách mẹ’ hay than vãn với người ngoài.
Video đang HOT
Cách của Thu là mềm mỏng đúng lúc – Ảnh minh họa: Internet
Hơn nữa, mỗi khi xảy ra mâu thuẫn, Thu không cố gắng tranh cãi mà cần rút lui đúng lúc, lựa chọn thời điểm để nói chuyện khi hai vợ chồng đã vui vẻ trở lại, lúc đó cô góp ý chia sẻ để anh ấy hiểu chuyện. Mọi chuyện mang lại nhiều hiệu quả tốt đẹp, Hoàn tôn trọng cách ứng xử của Thu và mọi chuyện sẽ không còn gay gắt trầm trọng thêm nữa.
Thu phải thật sự kiên trì và có bản lĩnh mới mong “cải tạo” được. Cô thẳng thắn nói với chồng cách cư xử của anh khiến cô cảm thấy thế nào, cô mong muốn ra sao và khích lệ ngay khi chồng có sự tiến bộ. Thậm chí, Thu còn biết cách “lấy lòng” các thành viên gia đình để nhờ tác động, chuyển hóa dần anh xã.
Thu cũng rõ ràng, rành mạch trong việc phân chia công việc nhà, nhờ vả chồng khi cần thiết để Hoàn phụ giúp cô. Thu không chỉ mềm mỏng đúng lúc mà ngược lại, cô cứng rắn vừa đủ.
Vợ chồng nào chẳng có lúc bất hòa – Ảnh minh họa: Internet
Một phần, từ khi Hoàn làm bố, anh trưởng thành hơn hẳn. Biết cưng con, chăm con cho vợ, biết lo lắng cho cả hai mẹ con Thu hơn. Anh cũng bớt dành thời gian cho những cuộc vui cùng bạn bè để nhanh chóng trở về chơi với con. Không có gì khiến một người đàn ông trưởng thành nhanh như việc trở thành một ông bố của trẻ con. Để khuyến khích chồng, Thu thường xuyên lắng nghe những góp ý của chồng về việc nuôi dạy con cái, tôn trọng tuyệt đối ý kiến của anh và cùng anh san sẻ trách nhiệm làm cha mẹ.
Việc chung sống với ai đó một cách tốt đẹp không phải là chuyện dễ, nhất là khi cả hai có những tính cách đối ngược nhau, Thu tha thứ và học cách chấp nhận vì con người không ai hoàn thiện. Cô biết Hoàn yêu cô và rất muốn vun đắp cho gia đình nhỏ của mình, nên cô thôi không tạo ra những tranh cãi hay khoét sâu vào những lỗi lầm của cả hai. Chấp nhận và tha thứ khiến bất kỳ cuộc hôn nhân nào cũng trở nên dễ thở hơn.
Một người đàn ông trưởng thành rất nhanh khi trở thành bố – Ảnh minh họa: Internet
Hãy nhớ, vợ chính là thước đo sự tốt đẹp của chồng. Một cô vợ khéo léo sẽ khiến mọi anh chồng từ “bất trị” trở nên hoàn hảo, từ “trẻ con” có thể trở thành một ông bố đích thực. Thay vì hằn học hay chiều chuộng những ông chồng đang còn “dậy thì muộn” thì các bà vợ nên dùng những biện pháp cứng rắn, để họ nhận ra được thiếu sót và sửa chữa, cải thiện cuộc sống hôn nhân.
Theo phunusuckhoe.vn
Khinh thường mẹ chồng nghèo khó, tôi bất ngờ khi được bà cho nửa tỷ để mua chung cư và sự thật đau lòng
Khi mẹ chồng lên chơi, dù bà rất quan tâm và chiều chuộng nhưng tôi vẫn rất ghét. Mọi thứ về bà, tôi đều cảm thấy quê mùa. Thế mà tới lúc chúng tôi định mua nhà, bà gửi liền 500 triệu khiến hai vợ chồng sững sờ.
Tôi và Vũ lấy nhau cả họ bên nhà tôi đều không ưng. Phần vì anh vừa khác tỉnh, lại nghèo khó. Mẹ tôi ngay lần đầu ra mắt, đã hỏi han về gia cảnh rồi mỉa mai thẳng mặt:
- Thế ra mẹ cháu làm mẹ đơn thân suốt mấy chục năm trời à? Mà sau này hai đứa tính mua chung cư Hà Nội chứ? Chứ cô không đồng ý để cháu đưa con Thương về quê cháu đâu. Mà mẹ cháu có cho được ít nào không?
- Dạ, chúng cháu sẽ ở Hà Nội chắc chắn rồi ạ. Mẹ cháu cũng không giàu có gì, cháu chưa báo hiếu gì được cho bà nên cũng không dám đòi hỏi. Cháu chỉ biết cố gắng hơn nữa để lo được cho Thương thôi ạ.
- Các anh cứ nói thế, cố mà không gặp thời cũng khó mà giàu lắm.
- Mẹ, kinh tế thì phải phấn đấu dần dần. Ngày xưa mẹ có vì bố nghèo khó mà bỏ bố không?
- Ô cái con này, bố anh là người có chí...
- Anh Vũ cũng là người có chí, có tài, con tin tưởng ở anh ấy. Mẹ đừng nói kiểu vùi dập thế nữa. Con không thích.
(Ảnh minh họa)
Rồi tôi vùng vằng giận dỗi khiến mẹ tôi cũng phải nhượng bộ. Nhưng ác cảm về Vũ trong bà chưa bao giờ giảm bớt. Cho tới tận khi hai đứa kết hôn, mẹ tôi cũng luôn trịnh thượng, ra vẻ bề trên với mẹ Vũ và Vũ. Ban đầu, tôi còn đứng ra bênh vực, nhưng chỉ sau vài lần mẹ chồng lên Hà Nội chơi với chúng tôi, tôi cũng bỗng thay đổi dần. Tôi thấy bực mình với sự cổ hủ, quê mùa của bà. Bà cứ hay hỏi tôi thích ăn cái gì để bà làm nhưng tôi chỉ thấy phiền phức. Vì mâm cơm bà nấu dù có đẹp mắt thế nào, không hiểu sao tôi vẫn cứ cảm giác "bẩn bẩn" và nuốt không trôi. Thấy tôi ăn ít, bà lại tiếp tục bài ca: "Sao con ăn ít thế? Đồ ăn mẹ nấu không hợp khẩu vị hả? Hay con bị ốm, bị đau ở đâu không?"
Sự quan tâm thái quá của bà khiến tôi phát bực. Tôi cáu luôn, hất tay bà ra khỏi trán rồi rời khỏi bàn ăn:
- Không, con chẳng làm sao. Cả nhà ăn đi ạ, con xin phép vào phòng nghỉ trước.
Vũ chẳng phải người tinh ý nhưng anh cũng thừa hiểu thái độ tôi có vấn đề. Tối đó, anh vào phòng rồi hỏi tôi làm sao. Tôi cắn cảu:
- Em bảo không sao rồi mà.
- Không sao thế thái độ cáu gắt của em với mẹ là sao? Sao em ăn ít vậy?
- Từ mai anh bảo mẹ đừng nấu nữa, em ăn ngoài cũng được. Nói thật, đồ bà nấu em cứ thấy sao sao ấy. Mà anh bảo mẹ lần sau lên vài ngày thôi, ở cả tuần em mệt với bà quá.
- Sao em lại nói như thế? Mẹ ở 1 mình, lâu lâu mới lên chơi, mẹ làm gì khiến em khó chịu?
- Em không thích người nhà quê. Chỉ nhìn bà thôi là em thấy nuốt không trôi rồi.
Vũ tức giận tát tôi một cái thật mạnh. Tôi ấm ức ôm mặt chạy ra cửa. Đúng lúc đó, tôi thấy bà đã đứng đó từ khi nào. Tôi ái ngại nhưng phần vì tính trẻ con, hiếu thắng nên lao đi chẳng giải thích lấy 1 câu. Hôm sau, bà thu xếp đồ rồi về quê. Vũ giận tôi lắm, tôi thì ngại ngùng giữ mẹ chồng ở lại. Bà chỉ gượng cười nhạt, bảo:
- Thôi, mẹ về quê. Thực tình thì cuộc sống đô thành cũng không hợp với mẹ. Mấy nay làm con khó chịu rồi, mẹ xin lỗi.
(Ảnh minh họa)
Rồi bà đi mất. Tôi thấy cũng tội, nhưng lại thôi cũng kệ. Tôi tặc lưỡi cho qua. Vũ thì giận tôi vài ngày nữa, sau đó anh cũng thuyết phục tôi phải tôn trọng, phải hiếu thuận với mẹ chồng.
Suốt nửa năm, bà không ra nhà chúng tôi chơi. Chỉ thi thoảng 2 vợ chồng tôi rảnh rỗi thì về quê thăm bà. Thời gian đó, tôi và Vũ rục rịch mua nhà, bất ngờ mẹ chồng đòi ra thăm. Rồi bà đưa 500 triệu cho chúng tôi, bảo góp thêm vào mua chung cư.
Hai vợ chồng đều ngỡ ngàng vì bà có nhiều tiền như vậy. Được bố mẹ đẻ cho thêm, cùng với vốn liếng 2 vợ chồng dành dụm được, chúng tôi mua hẳn căn chung cư trung tâm thành phố. Sau khi mọi thứ ổn thỏa, lúc này Vũ mới bảo đón mẹ lên thăm. Tôi cũng không ý kiến gì, dù sao bà cũng đã bỏ ra 1 khoản tiền lớn như thế.
Thế nhưng, tới tận lúc này, bà mới chịu thú nhận rằng mình đã bán nhà ở quê để lấy tiền cho chúng tôi. Vũ sợ hãi, lo lắng điên cuồng gào lên trong điện thoại, mẹ chồng lại rất bình tĩnh đáp:
- Con đừng như thế. Mẹ già rồi, lại thêm bệnh ung thư. Mẹ đã không lo được cho con thì thôi, sao có thể làm gánh nặng cho con được. Từ giờ con hãy an cư lạc nghiệp tại đó đi, đừng tìm mẹ nữa. Mẹ đi tới một nơi rất xa rồi.
Nghe tới đây, Vũ òa khóc. Nhưng điện thoại chỉ còn những tiếng tút tút dài. Tôi thì vô cùng ân hận và sợ hãi. Tôi không biết phải làm gì để an ủi Vũ, nhưng có lẽ tốn kém thế nào tôi cũng sẽ giúp anh tìm bà về. Tôi đã sai rồi, sai thật rồi.
Theo tintuconline.com.vn
Cưới hơn một năm mà tôi không thể chịu nổi vợ Tôi nhiều lần ức chế vì vợ sĩ diện và trẻ con, nhiều lúc muốn động chân động tay rồi lại kìm nén, bỏ đi chỗ khác. Hình ảnh minh họa Tôi 31 tuổi, lấy vợ 26 tuổi được hơn một năm, đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi được mọi người nhận xét là có ngoại hình ổn, cao 1m72, khá dễ...