Mách chị em cách dùng dung dịch vệ sinh sao cho “chuẩn”
Nếu bạn có thói quen dùng dung dịch vệ sinh thì cần lưu ý rằng, đây không phải là thuốc trị bệnh nên không được lạm dụng và để điều trị các bệnh phụ khoa.
Tôi có thói quen dùng dung dịch vệ sinh hàng ngày và thấy rất tốt, không có tác dụng phụ nào. Nhưng tôi nghe mấy chị cùng công ty nói dùng dung dịch này phải đúng cách mới an toàn, nó không phải là thuốc nên không thể chữa được những bệnh như viêm nhiễm, ngứa… Chỉ nên dùng để giữ vệ sinh thôi. Tôi rất băn khoăn vì thỉnh thoảng bị ngứa tôi vẫn dùng như một cách để trị ngứa. Mong các chuyên gia tư vấn giúp tôi để tôi yên tâm hơn và biết cách giữ vệ sinh cho mình tốt nhất. Tôi xin cảm ơn! (Hồng Hà)
Trả lời:
Bạn Hồng Hà thân mến!
Dung dịch vệ sinh phụ nữ đang ngày càn trở thành sản phẩm thân thiết, tiện dụng và tốt cho chị em. Nếu biết sử dụng đúng cách, sản phẩm này sẽ giúp chị em cảm thấy thoải mái, sạch sẽ, tự tin và phòng được nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Trong trường hợp lạm dụng, dùng không đúng cách, nó có thể khiến cho chị em phải gánh chịu hậu quả nặng nề, khả năng mắc các bệnh ở “vùng kín” cao hơn bình thường.
Nếu bạn có thói quen dùng dung dịch vệ sinh thì cần lưu ý rằng, đây không phải là thuốc trị bệnh nên không được lạm dụng và để điều trị các bệnh phụ khoa. Ảnh minh họa
Nếu bạn có thói quen dùng dung dịch vệ sinh thì cần lưu ý rằng, đây không phải là thuốc trị bệnh mà chỉ là một dạng dung dịch tẩy rửa được đặc chế dành riêng cho việc vệ sinh “vùng kín”. Vì vậy, nếu bạn dùng trong trường hợp “vùng kín” bị viêm nhiễm, ngứa hay nhiễm trùng thì sẽ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Chị em nên dùng sản phẩm vệ sinh phụ nữ như thế nào?
Video đang HOT
- Nên dùng khi đến tháng và vệ sinh trước/ sau khi quan hệ tình dục.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng tương tự như cách dùng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Không nên dùng dung dịch vệ sinh này để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Một số thành phần của thuốc như chlorine, chất khô da… dễ gây viêm âm đạo.
- Không nên lạm dụng dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh hàng ngày , vì sẽ làm mất cân bằng độ pH tự nhiên trong âm đạo. Vì môi trường tự nhiên của âm đạo có độ pH = 3,8 – 4,8, nếu khi bị nấm ngứa người bệnh sử dụng loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 (thấp hơn độ pH của âm đạo) sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Những loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 chỉ dùng trong trường hợp không nhiễm nấm.
Đặc biệt, khi dùng dung dịch, nếu thấy vùng kín bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, nên ngưng sử dụng ngay và đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
Kỳ đèn đỏ bỗng dưng biến mất
Nếu kỳ đèn đỏ của bạn không đến hẹn lại lên như mọi tháng, hãy bình tĩnh kiểm tra các dấu hiệu khác thường và đi kiểm tra nhanh chóng.
1. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Trung bình kỳ guyệt san sẽ kéo dài từ 3 - 7 ngày mỗi tháng. Sau nhiều năm, chu kỳ của bạn sẽ dần ổn định. Lượng kinh nguyệt nhiều hay ít ở mỗi người không giống nhau.
2. Chu kỳ kinh nguyệt khác thường
Nếu kỳ đèn đỏ của bạn đến chậm hay sớm hơn, ra nhiều hoặc rất ít máu... khác với chu kỳ lần trước đều là các dấu hiệu bất thường. Thêm nữa, nếu bạn bị chuột rút, đầy bụng hoặc đau đầu dữ dội mà chưa từng có các triệu chứng này trước đây thì bạn nên đặc biệt chú ý.
Nếu bạn bị đau bụng dữ dội, cần đặc biệt chú ý để đến bác sĩ nhanh chóng nhất. Ảnh: AWT.
3. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt khác thường
- Mang thai: Khi XX mang thai, cơ thể sẽ sản sinh ra lượng hóc-môn khác với bình thường khiến cho kỳ đèn đỏ bị dừng lại. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bạn vẫn sẽ thấy có kinh nguyệt nhưng ít hơn hoặc bị chậm.
- Căng thẳng: Tình trạng căng thẳng triền miên kéo dài sẽ ảnh hướng đến việc sản sinh ra các hóc-môn estrogen và progesterone của cơ thể dẫn đến thay đổi thời gian và lượng kinh.
- Chế độ ăn uống: Một nguyên nhân nữa khiến bạn bị kỳ đèn đỏ mãi không tới hoặc tạm thời biến mất đó là chế độ ăn. Nếu bạn ăn quá nhiều tinh bột không tốt cho cơ thể hoặc bạn bị tăng/giảm cân, cơ thể sẽ sản sinh ra hàm lượng hóc-môn khác nhau, thay đổi vào thời điểm rụng trứng.
- Tập luyện: Cơ thể chúng ta cần năng lượng để duy trì kỳ kinh nguyệt đều đặn. Nếu bạn tập luyện quá hăng say, đốt cháy hết năng lượng thì cơ thể sẽ không còn năng lượng để kỳ kinh nguyệt điều tiết bình thường.
Sử dụng thuốc tránh thai kỳ kinh nguyệt cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ảnh: AWT.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Cần nhiều thời gian để cơ thể làm quen với việc bạn sử dụng thuốc tránh thai. Vậy nên, khi sử dụng thuốc tránh thai, kỳ kinh nguyệt cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Đồ uống có cồn: Gan cũng đóng vai trò điều tiết chu kỳ kinh nguyệt bằng chuyển hóa hóc-môn estrogen và progesterone. Nếu bạn uống quá nhiều đồ uống có cồn, chức năng gan sẽ bị tổn thương dẫn đến kỳ đèn đỏ thất thường.
- Tiền mãn kinh: Phụ nữ ở độ tuổi 40 - 50 sẽ trải qua giai đoạn này và kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi thất thường.
- Dùng thuốc điều trị: Một số loại thuốc điều trị bạn đang sử dụng cũng là "thủ phạm" khiến kỳ đèn đỏ thay đổi.
4. Cách điều trị
Khi bạn nhận thấy kỳ đèn đỏ của mình có những dấu hiệu thay đổi bất thường, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra. Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng để kê đơn thuốc phù hợp hoặc yêu cầu điều chỉnh lịch tập luyện, thay đổi chế độ ăn và lối sống lành mạnh hơn để giảm căng thẳng giúp kỳ nguyệt san đều đặn hơn.
Theo VNE
Những điều 'tưởng bở' dễ gây nguy hại Không phải cứ sử dụng dung dịch phụ nữ thường xuyên là đảm bảo an toàn, sạch sẽ cho vùng kín đâu nhé. 1. Thường xuyên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ Làm như vậy sẽ phá vỡ môi trường bình thường ở âm đạo, giúp cho vi khuẩn có hại sinh sôi, từ đó làm lây lan các bệnh viêm...