Mách chị em 4 mẹo để sắm Tết, khỏi lo thiếu, không sợ thừa, lại còn tiết kiệm được cả “núi tiền”
Phương pháp mua sắm thông minh những ngày cận Tết sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn vượt qua được khoảng thời gian mệt mỏi này.
Sắm Tết luôn là khoảng thời gian khó khăn đối với bất cứ bà nội trợ nào. Đặc biệt với những ai còn lơ mơ, thiếu kinh nghiệm thì đây còn là nỗi sợ hãi kinh khủng trước Tết. Với hàng trăm, hàng tỉ thứ cần mua, đủ mọi thứ trong gia đình khiến không chỉ bạn đau đầu, mà ngân sách của gia đình của thiệt hại nặng nề nếu không biết tính toán kĩ lưỡng.
Nhiều người có nỗi sợ hãi nếu mua sắm Tết quá ít sẽ bị thiếu vì các cửa hàng và siêu thị lúc đó đã đóng cửa ngừng hoạt động. Nhưng mua nhiều quá lại thành thừa, hoang phí và tốn kém tiền bạc.
Và nếu có cùng nỗi trăn trở như thế, hãy tham khảo cách sắm Tết thông minh dưới đây, biết đâu nó sẽ giúp ích bạn trong vấn đề tiết kiệm trong khoảng thời gian mua sắm mệt mỏi này.
1. Lên kế hoạch mua sắm
Nhiều người thường bỏ qua bước này mà mua sắm theo trí nhớ của bản thân. Cứ mỗi lần nhớ ra một món đồ, vật phẩm nào đó cần mua là bạn lại mất công, tốn sức chạy ra cửa hàng, siêu thị để bổ sung. Cách làm này vừa làm bạn tốn thời gian, chi phí lại mất công mất sức.
Trong khi đó rất nhiều thứ cần phải mua lại làm bạn quên đi nếu không ghi chú hoặc lên kế hoạch chi tiết. Thế nên, bước này là cực kỳ quan trọng.
Một kế hoạch mua sắm phải thật sự tỉ mỉ như: bạn nên mua những gì, ở đâu, số tiền phải bỏ ra là bao nhiêu, món hàng này có thể mua theo hình thức giảm giá nào.
2. Nên mua sớm, không nên để đến cận Tết
Dựa vào danh sách mua sắm đã lên, bạn nên mua các sản phẩm có thể để được lâu ngày từ sớm. Vì nguyên tắc khi mua sắm là càng để cận Tết, chi phí hàng hóa sẽ càng tăng cao.
Chưa kể người đông đúc đi mua sắm, bạn sẽ phải bỏ thêm các khoản chi phí khác như tiền gửi xe, chi phí đi lại sẽ tăng lên nhiều.
Bạn có thể mua ngay những sản phẩm thật sớm, còn những thực phẩm tươi và hoa quả thì có thể mua sau. Tuy nhiên, cũng đừng để quá sát ngày mới mua, giá cả các loại này sẽ gấp vài lần.
3. Có thời gian nên đi mua ở chợ đầu mối
Video đang HOT
Nơi mua sắm cũng sẽ quyết định tới giá cả, chi phí mà bạn bỏ ra. Vì mua sắm Tết với rất nhiều đồ nên việc lựa chọn nơi mua sắm với mức giá mềm cũng là điều bạn cần lưu ý. Việc lựa chọn mua sắm đồ Tết ở các chợ đầu mối là lựa chọn khả thi.
Vì tại các chợ này giá cả thường thấp hơn chợ dân sinh và cả siêu thị. Nếu có thể hãy rủ thêm cả bạn bè, người thân mua theo số lượng nhiều để được hưởng mức giá thấp hơn.
4. Để ý tin tức khuyến mại
Bạn nên chịu khó cập nhật các tin tức khuyến mại để săn được nhiều món với giá hời. Phương pháp này đặc biệt tốt với những gia đình có ý định mua sắm các mặt hàng như điện lạnh, điện tử, đồ công nghệ trong dịp Tết.
Còn với những bà nội trợ thì các mặt hàng tiêu dùng cận Tết cũng có giá khuyến mại siêu hời. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết đánh giá sản phẩm, tránh bị cuốn vào các chương trình ưu đãi giảm giá khuyến mại của các cửa hàng và siêu thị để tiêu tiền một cách thông minh nhất.
Theo Helino
Cùng nghe bà mẹ đơn thân xinh đẹp ở Thái Nguyên chia sẻ kế hoạch chi tiêu Tết Nguyên Đán 70 triệu đồng
Cứ mỗi năm Tết Nguyên Đán đến, dù lên kế hoạch chi tiêu cụ thể và tiết kiệm nhất nhưng mẹ đơn thân xinh đẹp này vẫn phải bỏ túi ra khoảng 70 triệu đồng để mua sắm Tết.
Đó chính là tiết lộ của mẹ đơn thân Thái Nguyên 31 tuổi tên Dương Thu Hà. Hiện người phụ nữ ấy đang sống cùng con trai Ngô Dương Gia Bảo, 9 tuổi ở đường Cách mạng Tháng 8, thành phố Thái Nguyên.
Năm nào cũng vậy, cứ đến Tết Nguyên Đán là người phụ nữ xinh đẹp này lại bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu Tết rất cụ thể và chu đáo. Thông thường, Thu Hà sẽ chia làm 2 giai đoạn chuẩn bị. Đó là khoảng thời gian trước Tết 1 tháng và giai đoạn 2 là thời gian mua sắm ngày cận Tết.
Với nhiều người Việt, Tết là dịp cả gia đình đoàn viên bên nhau nên không tiếc tiền mua sắm cho cái Tết của gia đình thật sung túc, đủ đầy. Và Thu Hà cũng không ngoại lệ.
Dương Thu Hà bên cậu con trai nhỏ Gia Bảo.
Dương Thu Hà, 31 tuổi.
"Mình quan niệm 1 năm công việc bận rộn thì Tết đến là lúc cả gia đình được đoàn tụ bên nhau. Chính vì vậy mình luôn cố gắng làm sao chuẩn bị cái Tết phải chu đáo nhất. Nhiều người nói Tết giờ nhạt. Nhưng với mình, cảm giác háo hức mong chờ đến đêm giao thừa vẫn nguyên vẹn như ngày nào. Dù các khoản chi tiêu cho Tết khá nhiều nhưng bù lại 3 ngày Tết lại được sum vầy bên gia đình, người thân, bạn bè. Đó mới là điều giá trị nhất với mình", Thu Hà khẳng định.
Năm nào cũng vậy, cứ sắp đến Tết là Thu Hà lại dành ra 1 khoản khoảng 70 triệu cho chi tiêu Tết. Theo đó, người phụ nữ trẻ đẹp này sẽ đầu tư mua sắm những khoản cụ thể sau:
Tiền mua đồ gia dụng làm mới căn nhà: 20 triệu đồng
Tết đến dù trong nhà vẫn còn nhiều đồ mới, nhưng như một thói quen, mẹ đơn thân này vẫn sẽ để dành 1 khoản tiền để mua đồ trang trí nhà cửa, đồ gia dụng cho nhà bếp, đồ cho phòng ngủ như thay mới chăn ga gối... Bởi Thu Hà muốn năm mới khởi đầu mới và mọi thứ trong nhà cũng thật mới mẻ.
(Ảnh minh họa)
Tiền mua thực phẩm, bánh kẹo ăn Tết: 15 triệu đồng
Ở nhóm thực phẩm này, có một số món thực phẩm có hạn sử dụng như bánh kẹo, rượu, trà, Thu Hà cho biết sẽ mua sớm. Chỉ một số đồ tươi như rau quả, hải sản thì cận Tết cô mới mua.
Tết đến, nhà Thu Hà hay ăn nhiều thịt và hải sản. Bởi cô thường hay nấu lẩu mời khách nên sẽ chế biến sạch và cấp đông dùng dần.
Hà cho rằng: "Thật ra mùng 2 đã có chợ họp và bán nhiều thực phẩm rồi. Nhưng mình vẫn giữ thói quen đó từ trước đến giờ để khách đến là có đồ luôn đỡ phải cập rập mua bán".
Mâm cỗ ngày Tết nhà Thu Hà do tự tay cô sửa soạn và bày biện
Tiền mua quà biếu Tết: 10 triệu đồng
Tết đến, bà mẹ 1 con này cũng thường dành khoản tiền khoảng 10 triệu đồng để mua quà biếu nội ngoại 2 bên và nhà cụ ngoại. Người phụ nữ này cho biết, cô thường hay mua gà, hoa quả tươi đặc biệt là bưởi Diễn để biếu Tết người thân.
(Ảnh minh họa)
Tiền mừng tuổi: 5 triệu đồng
Luôn xác định, việc mừng tuổi chỉ theo phong tục nên Hà không quá đặt nặng khoản tiền này ngày Tết. Với người già, cô sẽ cho vào phong bao khoảng 200, 500 ngàn đồng. Còn với trẻ nhỏ, cô thường chuẩn bị sẵn phong bao khoảng 20, 30, 50 ngàn lì xì tụi trẻ lấy may đầu năm mới.
(Ảnh minh họa)
Tiền mua đào quất, hoa lan trang trí nhà cửa: 20 triệu đồng
Trong tất cả các khoản chi tiêu Tết, Thu Hà thường để ý, lo lắng chu toàn và để dành chi tiêu cho khoản này năm nào cũng khá mạnh tay. Vốn dĩ cô cũng là người rất thích trang hoàng nhà cửa ngày Tết.
"Tết cổ truyền nên đào, quất là 2 món phải có trong nhà mình rồi. Ngoài ra sẽ là 1 chậu hoa tươi rực rỡ bắt mắt. Mình ưu tiên hoa lan. Có năm địa lan có năm hồ điệp hoặc những loại lan khác", Thu Hà tâm sự.
Theo người phụ nữ đơn thân xinh đẹp này, dù mạnh tay chi tiêu Tết như vậy nhưng cô luôn lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng: "Dù bận đến đâu cũng phải lên kế hoạch chi tiêu Tết và chi tiêu theo từng nhóm. Nhóm nào ưu tiên được phép chi quá. Nhóm nào chỉ trong hạn mức để tổng chi hợp lý. Điều này giúp vừa đảm bảo chi tiêu Tết hợp lý với hoàn cảnh của mình mà không bị quá tay và Tết xong vẫn còn tiền chứ không bị sạch ví".
Bà mẹ trẻ 31 tuổi đang kinh doanh các thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe ở Thái Nguyên này cũng tâm sự: "Hiện tại mình và con trai đang sống cùng bà ngoại nhưng với mình dù ở 1 mình hay sinh sống cùng bố mẹ cũng như nhau. Tết đến với mình vẫn là những ngày tất bật mua sắm, dọn dẹp nhà cửa, tự tay trang hoàng từ ban thờ đến gian bếp. Và mình thích cái cảm giác được tự tay làm mọi thứ cho người thân của mình dù mệt".
Theo Helino
Căng thẳng bình ổn thị trường thịt lợn Theo dự báo của Bộ NNPTNT, những tháng cuối năm 2019, đầu năm 2020 có thể thiếu hụt 200.000 tấn thịt lợn, hiện giá lợn hơi ở nhiều địa phương đã vọt lên trên 90.000 đồng/kg. Bình ổn thị trường thịt lợn, đảm bảo đủ cung ứng cho người tiêu dùng với mức giá có thể chấp nhận được đang là nhiệm vụ...