Mách các mẹ cách tăng cường hệ miễn dịch cho bé
Các cơ quan trong cơ thể các bé chưa hoàn thiện với hệ miễn dịch còn non nớt vì vậy các bé rất dễ mắc các bệnh liên quan hệ miễn dịch như viêm đường hô hấp, tiêu chảy… Có thể các mẹ không biết chính chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ là một yếu tố quan trọng giúp tăng cường hoặc làm suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ.
Các mẹ nên cho con bú bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo các mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Vì trong sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng mà con bạn cần để phát triển khỏe mạnh, với lượng cần thiết cho nhu cầu của từng độ tuổi của bé. Ngoài ra khi bạn cho bé bú mẹ, bạn đã chia sẻ với bé một phần hệ miễn dịch của thông qua các kháng thể có trong sữa mẹ. Điều đó giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch vì hệ thống phòng vệ tự nhiên của bé chưa hoàn thiện khi mới sinh.
Ngoài các dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ bé, sữa mẹ còn chứa chủng vi sinh vật có lợi probiotics, rất quan trọng cho sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch của bé. Nuôi con bằng sữa mẹ là một bước cần thiết cho sự phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của bé ngay từ những ngày đầu tiên sau khi bé được sinh ra.
Đảm bảo giấc ngủ
Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ. Thông thường, thời gian ngủ ở trẻ cần phải căn cứ vào độ tuổi. Để đảm bảo chất lượng của giấc ngủ, đối với trẻ sơ sinh, không gian ngủ cần yên tĩnh, nhiệt độ và độ ẩm phải phù hợp. Theo các bác sỹ nhi khoa, nhiệt độ thích hợp với giấc ngủ của trẻ là 20 – 25C và độ ẩm khoảng 60% – 70%. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên tránh ôm trẻ khi ngủ. Được ôm quá chặt khi ngủ, bé sẽ khó thở vì lúc này bé hít thở chủ yếu là không khí vẩn đục ở trong chăn và dễ gây bệnh. Đối với trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi, tần suất cho trẻ ăn đêm không nên quá 2 lần để tránh kích thích tiêu hoá trong giấc ngủ.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày
Trong thực đơn hàng ngày của trẻ nên có đầy đủ protein, mỡ, đường, khoáng chất, vitamin … Trẻ trên 1 tuổi có thể dùng sữa chua, Biolactic có trong sữa chua có thể làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp phòng chống tiêu chảy. Ngoài ra các mẹ nên bổ sung Kẽm, Selen đầy đủ cho bé hàng ngày góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Thông qua các nghiên cứu trên động vật và người, các nhà nghiên cứu Anh và Mỹ đã phát hiện ra rằng, một loại protein gọi là NF-kB có trong cơ thể đã thu hút kẽm vào các tế bào miễn dịch và phản ứng rất nhanh để chống lại nhiễm khuẩn. Các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Ohio (Mỹ) nghiên cứu trên chuột cũng đã chỉ ra rằng, thiếu kẽm có thể dẫn đến viêm quá mức và việc bổ sung kẽm vào lúc bắt đầu khi bị cảm lạnh có thể ngăn chặn mức độ nghiêm trọng của nó. Nghiên cứu đã nêu bật tầm quan trọng của kẽm cho hệ thống miễn dịch và xác định vai trò của kẽm trong việc chống lại bệnh tật.
Bên cạnh đó Selen cũng đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Kết quả từ các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng sự thiếu hụt Selen có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng miễn dịch, sự bất hoạt của bạch cầu trung tính và đại thực bào tham gia quá trình thực bào, các đối tượng bổ sung Selen cho thấy đáp ứng miễn dịch tốt hơn. Sự tham gia của Selen trong hệ thống miễn dịch liên quan đến một số cơ chế, bao gồm sự tăng sản xuất tế bào lympho T và interferon , tăng ái lực với thụ thể của interleukin-2, kích thích khả năng miễn dịch của vắc-xin.
Thiếu Kẽm, Selen là một trong những nguyên nhân khiến suy giảm hệ miễn dịch, chán ăn và còn hạn chế sự phát triển trí não. Vì vậy các mẹ nên bổ sung cho bé thực phẩm chứa hàm lượng Kẽm, Selen cao như trong hải sản, các loại thịt có màu đỏ ( thịt bò, lợn…),trứng… Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, bạn nên cố gắng cho bé bú mẹ vì Kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Nếu chế độ ăn không đảm bảo, các mẹ có thể bổ sung Kẽm, Selen cho trẻ bằng UpKid, đây là một loại cốm dinh dưỡng chứa kẽm và selen hữu cơ tự nhiên có trong mầm hạt đậu xanh giúp trẻ hấp thụ tốt, kích thích ăn ngon, tăng sức đề kháng và miễn dịch.
Hiện nay Upkid đang được các mẹ tin dùng cho con mình vì độ an toàn và tác dụng đã được kiểm nghiệm lâm sàng và chứng minh bởi Viện Dinh Dưỡng.Các mẹ nên lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt và đặc biệt bổ sung Kẽm, Selen nhu cầu hàng ngày để bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp bé ăn ngon và cao lớn mỗi ngày.
Video đang HOT
Cốm Upkid có thành phần chính là Yekinu Zinc (Mầm đỗ xanh giàu Kẽm), và Yekinu Selen (Mầm đỗ xanh giàu Selen), Lysine, cùng với các vitamin, acid amin trong mầm đỗ xanh. Cốm Upkid được bán tại các quầy thuốc trên toàn quốc.
Để biết thêm về sản phẩm, vui lòng xem thêm thông tin tại website:www.biolife.vn hoặc gọi điện về số (04)33.544.818 để được tư vấn miễn phí về sản phẩm cũng như chế độ dinh dưỡng cho bé.
Theo VNE
7 loại rau tăng cường hệ miễn dịch khi trời lạnh
Bổ sung các loại rau nhằm tăng cường hệ miễn dịch là điều đơn giản nhất bạn có thể làm khi trời lạnh. Vì nó giúp cơ thể bạn tránh được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Mặc dù hầu hết các loại rau đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng bảo vệ sức khỏe nhưng một số loại rau có thành phần hóa học đặc biệt và khi vào cơ thể sẽ tạo ra các phản ứng giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh hơn, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và tránh bệnh tật.
Khi thời tiết chuyển sang lạnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa ban ngày và ban đêm khiến cho cơ thể bạn gặp nhiều cản trở, khó thích nghi ngay lập tức. Kết quả là hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, bạn dễ mắc nhiều bệnh hơn. Bổ sung các loại rau nhằm tăng cường hệ miễn dịch là điều đơn giản nhất bạn có thể làm khi trời lạnh. Vì nó giúp cơ thể bạn tránh được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính chẳng hạn như bệnh tim và một số bệnh ung thư.
Bạn hãy bổ sung thêm các loại rau họ cải như rau củ cải đường, bông cải xanh, cải bruxen, cải bắp, súp lơ, cải xoong... để tăng sức khỏe của mình khi trời trở lạnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các loại thực phẩm sau.
1. Tỏi
Tỏi chắc chắn là một trong những thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất vì trong tỏi có allicin - một hợp chất có thể chuyển đổi thành organosulfurs giúp bảo vệ tế bào, tránh các bệnh mãn tính lớn . Tỏi là một chất khử trùng tự nhiên, ngăn ngừa ung thư, chống lại nhiễm trùng và ngăn ngừa cảm lạnh.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỏi có thể phòng ngừa hoặc giảm các bệnh mãn tính liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, đột quỵ, ung thư, rối loạn miễn dịch, lão hóa não, đục thủy tinh thể và viêm khớp.
Ảnh minh họa
2. Hành tây
Hành tây rất giàu quercetin - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ mà có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Cũng như tỏi, hành tây cũng chứa các hợp chất allicin tuyệt vời. Hành tây màu đỏ và màu tím đều chứa anthocyanins - các chất chống oxy hóa có khả năng phòng, chữa bệnh mạnh mẽ. Ngoài tác dụng đặc biệt trong phòng ngừa và chữa bệnh ung thư, quercetin có trong hành tây còn được coi là thực phẩm an toàn giúp ngăn ngừa bệnh tim, tăng cường hệ miễn dịch và giảm huyết áp cao.
Ảnh minh họa
3. Các loại nấm
Sức mạnh của nấm xuất phát từ khả năng tăng cường hoạt động của các tế bào T. Các tế bào này có nhiệm vụ tấn công và loại bỏ các tế bào bị hư hại hoặc nhiễm virus, từ đó giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt, sức khỏe ổn định.
Nấm có tác dụng giảm hầu hết các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ nhờ tác dụng ngăn chặn thiệt hại DNA xảy ra. Trong trường hợp bị ung thư, bạn cũng có thể tăng cường ăn nấm để ngăn chặn khối u phát triển nhanh, kéo dài thời gian khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
4. Cà chua
Cà chua là một nguồn giàu chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa trong cà chua chủ yếu là lycopene có tác dụng đặc biệt mạnh trong việc ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư tuyến tiền liệt.
Cà chua cũng có hàm lượng beta carotene, một chất hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt. Lượng chất xơ cao trong cà chua cũng góp phần ổn định hệ tiêu hóa của bạn.
Ảnh minh họa
5. Củ cải đường
Củ cải đường được coi là một máy lọc máu tuyệt vời vì nó rất giàu sắt và sản xuất các tế bào máu trắng. Nhờ vậy, nó rất có lợi cho sức khỏe và giúp bạn chống lại bệnh tật.
Củ cải đường còn kích thích các tế bào hồng cầu và cải thiện việc cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể. Đây chính là lý do tại sao các nhà khoa học cho rằng củ cải đường có công dụng ung thư, bệnh tim và có tác dụng giải độc cho các cơ quan trong cơ thể. Củ cải cũng giàu chất xơ và bổ dưỡng cho sức khỏe tiêu hóa.
Ảnh minh họa
6. Rau bina
Rau bina rất giàu beta carotene. Khi vào cơ thể, carotene được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A , gây ra phản ứng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn.
Rau bina có tác dụng ngăn ngừa ung thư và bệnh tim mạch vì nó rất giàu các khoáng chất kẽm. Ngoài ra, vitamin C trong rau bina còn giúp bạn chống lại cảm lạnh và nhiễm trùng và giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh. Các vitamin nhóm B giúp bạn bình tĩnh và tràn đầy năng lượng hơn. Chính nhờ những tác dụng này mà rau bina cũng được coi là một "vệ sĩ" cho hệ miễn dịch của bạn, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
Ảnh minh họa
7. Ớt chuông
Loại ớt này đặc biệt rất giàu vitamin C nên nó đặc biệt tốt cho hệ miễn dịch của bạn. Hàm lượng beta carotene trong ớt chuông cũng cao nên khi vào cơ thể sẽ được tổng hợp thành vitamin A giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Mặc dù ớt xanh và vàng, đỏ đều chứa nhiều dinh dưỡng nhưng ớt chuông đỏ có nhiều vitamin C và beta carotene hơn nên tốt hơn hẳn.
Ảnh minh họa
Theo VNE
Mách chị em cách bổ sung vitamin "chuẩn" Vai trò của vitamin thường dễ bị bỏ qua và phải đợi đến khi cơ thể "đổ bệnh", làn da trở nên xấu xí thì nhiều người mới "luống cuống" bổ sung nó. Nếu muốn duy trì một cơ thể và làn da khỏe mạnh, dồi dào năng lượng, bạn hãy bổ sung vitamin thường xuyên, hàng ngày bằng nhiều con đường khác...