Mách các mẹ cách chữa ho, cảm dứt điểm cho trẻ nhờ loại cây dễ sống, chỉ cần để ngoài ban công
Lương y Bùi Hồng Minh khẳng định, húng chanh là một loại cây thuốc trong vườn nhà, cực cần thiết để chữa ho, cảm… cho bé dù là mùa nào trong năm.
Húng chanh chữa bệnh quanh năm cho bé, mẹ yên tâm không lạm dụng kháng sinh
Không chỉ vào mùa đông, trẻ mới bị nhiễm lạnh và bị ho, cảm hàn, cảm cúm. Vào mùa hè nóng bức, trẻ vẫn có nguy cơ bị những bệnh này nhiều do thời tiết nóng bức, ngồi quạt điện, nằm điều hòa nhiều… Nhất là thời điểm hiện nay, nền nhiệt độ thất thường theo từng ngày càng khiến sức khỏe của trẻ bị tổn hại.
Do đó, trong nhà luôn có sẵn thuốc chữa bệnh tự nhiên như húng chanh là điều cần thiết. Đặc biệt, loại cây này khi trồng chiếm diện tích cực nhỏ, dễ sống, chỉ cần để ngoài ban công, không gây phiền nhiễu cho không gian sinh sống của người ở thành phố.
Trong Đông y, húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc đi vào 3 kinh tì, phế và vị có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, đổ mồ hôi, làm thông hơi, giải độc.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc đi vào 3 kinh tì, phế và vị có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, đổ mồ hôi, làm thông hơi, giải độc.
Lương y Bùi Hồng Minh
Húng chanh có tác dụng phát tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu đờm. Sử dụng húng chanh để chữa ho, cảm cúm, viêm họng… thì cực tốt
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, lá húng chanh chủ yếu chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là các hợp chất phenolic, thành phần chủ yếu là cavaron, có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn cực mạnh. Colein chứa trong lá húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng, trong đó đặc biệt là các vi trùng ở vùng họng, mũi, miệng và đường ruột.
Các hoạt chất trong lá húng chanh có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch bằng việc ngăn chặn vi khuẩn hoặc các mầm bệnh xâm nhập cơ thể. Chất chống viêm trong húng chanh có tác dụng làm giảm tấy đỏ, sưng do côn trùng đốt. Chưa hết, mùi thơm của loại cây này còn có tác dụng thư giãn, an thần nhẹ nên vô cùng được ưa chuộng vào mùa hè.
Video đang HOT
Lương y Bùi Hồng Minh nhận định, với những công dụng được cả đông tây y công nhận, cha mẹ có thể sử dụng húng chanh để chữa bệnh cho trẻ.
Những bài thuốc chữa bệnh từ húng chanh cho trẻ, cha mẹ nên dắt túi ngay
Lương y Bùi Hồng Minh nhận định, với những công dụng được cả đông tây y công nhận, cha mẹ có thể sử dụng húng chanh để chữa bệnh cho trẻ. Một số bài thuốc chữa bệnh cho trẻ từ lá húng chanh cực dễ áp dụng là:
- Bài thuốc chữa ho cho trẻ từ lá húng chanh, rau diếp cá:
Chuẩn bị: 1kg đường phèn (nên dùng đường kết tinh từ mật mía), 0,5kg lá húng chanh, 0,5kg quất, 1,2kg lá rau diếp cá, 1 củ gừng nhỏ.
Cách làm: Đem ngâm nước muối rửa sạch quất và các loại rau. Sau đó cắt đôi quất, bỏ hạt, trộn với 1kg đường phèn ướp 1 tiếng rồi cho lên bếp nấu sôi thì hạ nhiệt độ xuống, cho lá húng chanh, diếp cá, gừng giã nhỏ và nấu lửa liu riu tầm 1 giờ là được. Lấy rây lọc lấy nước siro cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy kín cho bé dùng dần.
Khi sử dụng húng chanh hết sức lưu ý bởi lá và thân của loại cây này có nhiều lông, có thể gây kích ứng.
- Bài thuốc từ lá húng chanh chữa ho, viêm họng, khản tiếng cho trẻ:
Chuẩn bị: Một nắm lá húng chanh non.
Cách làm: Lá húng chanh non 5-10g giã nát, thêm nước, thêm chút đường, đem hấp cơm cho trẻ uống 2-3 lần mỗi ngày.
- Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng: Sắc uống 15g lá húng chanh, 5g bạc hà, 8g tía tô và 3 lát mỏng gừng tươi. Cho trẻ uống ngày một thang.
- Cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi: Húng chanh tươi nấu nước xông hoặc thêm gừng, hành để xông cho ra mồ hôi.
Lưu ý: Khi sử dụng húng chanh hết sức lưu ý bởi lá và thân của loại cây này có nhiều lông, có thể gây kích ứng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về độ tuổi, tình trạng sức khỏe trước khi quyết định cho con bạn dùng húng chanh chữa bệnh hay không…
Theo Helino
Chuyện đổ mồ hôi và chiến lược bù nước khi chơi thể thao
Có hai điều bạn cần xem xét đ ể biết rõ hơn về cách hydrat hóa đúng đắn. Một là, bạn đổ mồ hôi bao nhiêu - nghĩa là tốc độ đổ mồ hôi, thường được đo bằng số lượng ml đổ ra mỗi giờ . Điều còn lại là, bạn mất bao nhiêu muối trong số mồ hôi đó - nồng độ mồ hôi, tức mồ hôi của bạn mặn đến mức nào.
Vận động viên sức bền dễ bị một tình trạng gọi là hạ natri máu - xảy ra khi nồng độ natri trong máu bị pha loãng và giảm xuống dưới mức thiết yếu.
Nắm được cả hai điều như nói trên giúp mang lại sự đánh giá tổng thể về lượng chất lỏng và natri mất đi trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này cho phép bạn lập ra một kế hoạch hydrat hóa phù hợp với bản thân. Tốc độ đổ mồ hôi thay đổi nhiều dựa trên nhiệt độ, cường độ tập luyện và một số yếu tố khác.
Những dấu hiệu đáng chú ý
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể là người có tỷ lệ natri cao trong mồ hôi (salty sweater)
Thứ nhất, bị dính dấu vết có vị muối trên quần áo, trên da. Nếu da hoặc quần áo thể thao của bạn có xu hướng bị dính màu trắng, có vị mặn sau các buổi tập hoặc cuộc đua, mồ hôi của bạn có thể mặn hơn bình thường. Thứ 2, mồ hôi của bạn có vị mặn và/hoặc làm cay mắt.
Thứ 3, Bạn cảm thấy chóng mặt đột ngột khi đứng dậy nhanh chóng sau khi tập thể dục. Khi bạn mất nhiều muối và chất lỏng (qua mồ hôi), lượng máu và huyết áp sẽ giảm. Điều này khiến tim bạn khó có thể bơm đủ máu lên não khi bạn đứng. Tình trạng không đủ oxy đến não trong một khoảng thời gian ngắn khiến đầu óc có cảm giác chóng mặt. Thuật ngữ y học cho hiện tượng này là hạ huyết áp thế đứng.
Thứ 4, bạn bị chuột rút cơ bắp trong lúc và sau thời gian đổ mồ hôi kéo dài. Thứ 5 và 6, bạn thường cảm thấy tồi tệ sau khi tập thể dục dưới trời nóng và thấy thèm đồ ăn mặn trong lúc tập và sau khi tập thể dục.
Trong trường hợp này, việc thử một chiến lược bù natri mạnh mẽ hơn có thể là một ý tưởng rất tốt. Hãy thử tăng lượng natri hấp thụ trước, trong và sau thời gian đổ mồ hôi kéo dài. Bạn có thể làm điều này bằng cách thêm nhiều muối vào thức ăn, ăn đồ ăn mặn hơn hoặc bằng cách bổ sung chất điện giải hoặc dùng đồ uống thể thao.
Hydrat hóa ở vận động viên cao tuổi
Việc chúng ta sống lâu hơn (và có nhiều thời gian giải trí hơn) có nghĩa là ngày càng nhiều người lớn tuổi tham gia các sự kiện thể thao nghiêm túc và đạt được những kết quả tưởng như là điều bất khả thi cách đây vài thế hệ.
Thật tuyệt vời khi thấy ngày càng nhiều vận động viên lớn tuổi tham gia các sự kiện sức bền, nhưng tuổi tác ảnh hưởng ra sao đến những chuyện như phục hồi, yêu cầu về dinh dưỡng và hydrat hóa?
Dưới đây là những vấn đề liên quan đến chiến lược hydrat hóa ở người cao tuổi.
Họ khởi đầu với ít nước trong cơ thể hơn nên mất nước trở thành rủi ro lớn hơn. Có một số báo cáo cho rằng số lượng nước trong cơ thể thường giảm 4-6 lít trong độ tuổi 20-80 dù không có sự đồng thuận hoàn toàn về vấn đề này.
Họ có xu hướng mất nhiều nước hơn qua nước tiểu, do đó mất nước có nhiều nguy cơ. Một điều khác ảnh hưởng đến mức độ hydrat hóa ở người cao tuổi là chức năng thận có xu hướng kém đi khi tuổi tác chồng chất. Chức năng thận giảm có nghĩa là nước tiểu ít cô đặc hơn có thể được tạo ra và do đó họ mất nhiều nước hơn khi đi tiểu.
S ụt giảm c ảm giác khát , mất nước là nguy cơ lớn. Một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho thấy trong khi những người trên 65 tuổi có xu hướng uống đủ chất lỏng để duy trì trạng thái hydrat hóa bình thường hàng ngày. Dù vậy, trong điều kiện đổ mồ hôi kéo dài thách thức đến mức độ hydrat hóa của họ, cảm giác khát bị suy yếu so với người trẻ tuổi hơn, từ đó ảnh hưởng đến xu hướng bù nước hiệu quả.
Ba yếu tố nêu trên cho thấy các vận động viên lớn tuổi cần phải sáng suốt hơn về chuyện hydrat hóa so với người trẻ tuổi hơn vì nguy cơ mất nước gia tăng.
H ydrat hóa hiệu quả cho c ác vận động viên lớn tuổi. Hãy nhận thức rằng mình cần uống nhiều hơn một chút. Đây sẽ là một khởi đầu tốt nhưng cần thận trọng với nguy cơ tiêu thụ quá mức chất lỏng bởi hạ natri máu là một hiểm họa có thật, đe dọa đến hiệu suất tập luyện và khiến họ đổ bệnh.
B ổ sung natri vào thức uống khi đổ mồ hôi. Cuối cùng, điều quan trọng là vận động viên lớn tuổi cần có chiến lược hydrat hóa hợp lý khi khởi đầu tập luyện hoặc tham gia các cuộc tranh tài, cũng như bù nước hiệu quả sau khi kết thúc.
Minh Phương
Theo TrainingPeaks
Dị ứng nước là bệnh kỳ lạ hiếm gặp nhưng có thật: Đây là điều nên làm khi gặp phải Thử nghĩ xem, bạn bị dị ứng nước nghĩa là dị ứng với thứ mà mình không thể sống thiếu hàng ngày sẽ tồi tệ như thế nào? Dị ứng nước, cô gái trẻ luôn cảm thấy như bị bỏng khi tiếp xúc nước nhiều giờ Hãy tưởng tượng bạn bị dị ứng với thứ gì đó hoàn toàn không thể tránh khỏi...