Mách các mẹ 7 loại rau củ trồng một lần mà ăn quanh năm
Trồng rau củ tại nhà hoặc trong chậu thường khiến các mẹ chán nản vì cây cứ còi cọc. Đừng vội bỏ cuộc vì những loại rau củ dưới đây có sức sống mãnh liệt, có thể mọc đi mọc lại mà không tốn công chăm sóc.
Cần một chút kiên nhẫn, một chút nắng ấm áp là chị em có thể trồng được rất nhiều loại gia vị, rau củ chỉ nhờ tái sử dụng những loại cây thực phẩm có sẵn trong nhà bếp.
1. Hành lá
Hành lá mua ngoài chợ về, chị em có thể giữ lại phần gốc, ngâm chúng vào một ly nước ấm hoặc trồng vào đất tơi xốp. Chỉ cần khoảng 1 tuần chăm chỉ tưới nước khi trồng trong chậu và thay nước khi trồng trong cốc là đã có ngay một lứa hành mới để ăn trong tuần tới. Thật đơn giản phải không nào?
2. Tỏi
Mầm tỏi cũng tương tự như hành, thời gian sinh trưởng cũng chỉ khoảng 1 tuần. Tỏi có thể mọc dễ dàng với cách tương tự như hành.
Để trồng tỏi, bạn cần thùng/đất thịt pha cát, thoát nước tốt. Sau đó bạn chọn củ tỏi có tép tỏi lớn, cứng và tách củ tỏi ra từng tép nhỏ, chọn những tép chắc mẩy nhất rồi bắt đầu vun mỗi tép tỏi sâu khoảng 5cm vào trong chậu/thùng đất. Bạn cần tưới nước đầy đủ cho chúng. Khi lá tỏi phía trên đã ngả sang màu vàng là lúc củ tỏi phía dưới đủ lớn để thu hoạch rồi đấy.
3. Cần tây
Cần tây cũng tốt tươi nhanh hơn khi được cắm phần gốc vào nước gạo. Thay nước từng ngày để cây có đủ dinh dưỡng phát triển tốt tươi các mẹ nhé.
4. Rau mùi
Chỉ cần bạn lấy gốc rau mùi còn sót lại khi đã lấy phần ngọn đặt vào một cốc nước để ở nơi có ánh sáng mặt trời. Chẳng bao lâu, bạn sẽ thấy rễ của nó sẽ xuất hiện. Khi dễ dài khoảng vài cm, thì bạn hãy chuyển nó vào một thùng/chậu đất để nó mập hơn.
5. Cải thìa
Các mẹ sẽ rất ngạc nhiên với sự phát triển cực tốc độ của gốc cải thìa khi được trồng xuống đất với kỹ thuật đơn giản. Từ 7 – 10 ngày là sẽ có ngay món cải thìa cực ngon cho bữa ăn gia đình.
6. Gừng
Củ gừng là một thành phần gia vị nấu ăn phổ biến trong bữa ăn của mỗi gia đình. Chỉ đơn giản bằng cách lấy một nhánh gừng rồi vun nó vào chậu/ thùng đất sao cho chồi của nó ngửa lên phía trên. Chỉ sau một tuần, các mẹ có thể đào nó lên và tái sử dụng nó một lần nữa.
7. Cà rốt
Củ cà rốt khi mua về, các mẹ đừng nên vứt bỏ phần cuống, hãy giữ lại để ngâm vào nước ấm đến khi mọc chồi non, tiếp tục trồng xuống đất để đón chờ một lứa củ mới.
Theo www.phunutoday.vn
Video đang HOT
6 loại quả thuộc "họ nhà bầu bí" nên rước ngay về để ngừa nhiều bệnh mùa hè
Mùa hè nắng nóng, ăn ngay những loại rau củ quả thuộc "họ bầu bí" vừa giúp giải nhiệt lại còn đẹp cho da.
Không có thực phẩm nào cho mùa hè tốt hơn dưa hấu. Bởi nó không chỉ giúp bổ sung nước mà còn giúp giải nhiệt cơ thể, giảm cân và giảm lượng đường trong máu.
Tuy nhiên không phải chỉ có mỗi dưa hấu tốt cho sức khỏe. Còn có 6 loại quả thuộc họ nhà dưa mà chẳng mấy ai ngờ.
Chuyên gia Hà Hồng Cự, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu công nghệ và nông sản quốc gia. Mao Ái Quân, giáo sư tại trung tâm nghiên cứu nông sản thuộc trường Đại học nông lâm Bắc Kinh và Chuyên gia dinh dưỡng Tống Tân tại Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Triều Dương, Đại học Y khoa Thủ đô đã liệt kê 6 loại rau quả thuộc "họ nhà bầu bí" rất tốt và những cấm kị khi ăn 6 loại rau quả này.
1. Dưa chuột
Dưa chuột (hay dưa leo) có tên khoa học là Cucumis sativus) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí Cucurbitaceae, là loại rau ăn quả được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm quen thuộc với nhiều nước
Lợi ích:
- Cung cấp nước: với hàm lượng nước 96.7%, dưa chuột là thực phẩm giàu nước nhất.
- Giàu vitamin và khoáng chất giúp chăm sóc da.
- Ngăn ngừa táo bón do có độ ẩm nhiều, lượng calo thấp và có thể giúp giảm cân.
Kiêng kị:
Những người mắc bệnh gan, bệnh tim mạch, bệnh về đường tiêu hóa và bị tăng huyết áp nên hạn chế ăn dưa chuột.
Khi ăn dưa chuột không nên cắt bỏ hai đầu bởi đây là nơi giàu bittersin rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Không ăn dưa chuột khi chưa rửa sạch để phòng tránh tiêu chảy.
2. Mướp đắng
Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) là một loại quả thuộc dòng họ nhà bầu. Loại quả này có hình dáng sần sùi, vỏ xanh bên trong ruột trắng, ăn có vị đắng nên khá kén người ăn.
Lợi ích:
- Giải nhiệt: mướp đắng giàu quinine giúp chống viêm nhiễm, tốt cho tim và tăng cường thị lực.
- Tăng cảm giác thèm ăn: nếu bạn đang muốn tăng cân thì ăn mướp đắng rất tốt vì nó kích thích vị giác, tăng cảm giác đói.
- Cải thiện sức đề kháng: mướp đắng giàu vitamin C nên có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.
Kiêng kị:
Không hợp với những người có thể chất yếu và dạ dày, lá lách đang gặp vấn đề vì có thể gây đau bụng, thậm chí tiêu chảy.
Phụ nữ không nên ăn mướp đắng khi đang trong kỳ kinh nguyệt để tránh ứ máu, ảnh hưởng tới kinh nguyệt.
Trẻ em có chức năng tiêu hóa kém nếu ăn nhiều có thể ảnh hưởng tới sự thèm ăn.
3. Bí đao
Bí đao hay bí phấn hoặc bí trắng là loài thực vật thuộc họ bầu bí dạng dây leo, trái ăn được, thường dùng nấu lên như một loại rau.
Khi còn non, quả bí đao có lông tơ, màu xanh lục. Sau thời gian quả ngả màu nhạt dần, có lốm đốm "sao" trắng và thêm lớp phấn như sáp. Quả bí đao già có thể dài đến 2m, hình trụ, trong có nhiều hạt dáng dẹp.
Lợi ích:
- Giàu kalia và natri có thể bảo vệ chức năng tim mạch, giảm sưng viêm, lợi tiểu và ngăn ngừa say nắng.
- Giảm cholesterol, mỡ máu. Là thực phẩm giàu axit amin và chất xơ.
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giúp đốt cháy chất béo dư thừa.
- Tốt cho dạ dày, phổi, ruột già, bàng quang.
- Thích hợp cho những người muốn ăn kiêng, giảm cân do bí có rất ít calo.
Kiêng kị:
Những người có dạ dày, thận yếu không nên ăn bí.
4. Mướp
Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo. Quả mướp thường dài khoảng 25-30cm hay hơn, rộng 6-8 cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.
Lợi ích:
- Hoa mướp giúp giải độc.
- Lá mướp và rễ có thể sử dụng để chống viêm, chữa trị mụn.
- Ăn mướp giúp giảm đau ngực, xương khớp.
- Mướp có thể giúp điều trị ho.
Kiêng kị:
Không nấu mướp quá chín làm phá hủy đi các chất dinh dưỡng.
Người dạ dày yếu nên ăn ít mướp, tránh tiêu chảy.
Mướp có tác dụng tuần hoàn máu nên là một trong những thực phẩm phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt cần phải tránh ăn để không làm tăng lượng máu kinh.
5. Bí ngô
Bí ngô hay bí đỏ có hình cầu hoặc hình trụ, chín thì màu vàng cam. Bên ngoài có khía chia thành từng múi. Ruột bí có nhiều hột. Hạt dẹp, hình bầu dục có chứa nhiều dầu.
Lợi ích:
- Bí ngô tốt cho lá lách và dạ dày, là thực phẩm giúp làm ấm cơ thể quanh năm.
- Bí ngô giàu chất xơ và có lượng calo thấp, 250g bí ngô có chứa 3g chất xơ và chỉ có 50kcal thích hợp với người muốn ăn kiêng.
- Chăm sóc da và mắt: chất -carotene trong bí ngô có thể ngăn nếp nhăn hình thành trên da và có thể chuyển đổi -carotene thành viamin A tốt cho mắt.
- Giảm lượng đường trong máu.
- Cải thiện giấc ngủ: hạt bí ngô có chứa tryptophan giúp hình thành melatonin có thể điều hòa giấc ngủ.
Kiêng kị:
Những người dạ dày yếu, hơi thở hôi, bị ngứa da, vàng da thì không nên ăn.
Người bị đầy bụng cũng không nên ăn nhiều bí ngô.
6. Dưa hấu
Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus, một loài thực vật trong họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Dưa hấu có vỏ cứng, chứa nhiều nước, có nguồn gốc từ miền nam châu Phi và là loại quả phổ biến nhất trong họ Bầu bí. Dưa hấu có tính hàn nên thường dùng để giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực.
Lợi ích:
- Ngăn ngừa lão hóa da, dưa hấu đỏ chưa nhiều carotene có thể đẩy nhanh sự phục hồi vết thương.
- Dưa hấu giàu kali, giúp điều hòa thần kinh và thư giãn cơ bắp.
- Bổ sung năng lượng cho não, dưa hấu có chứa choline - một loai vitamin B giúp não bộ tỉnh táo.
Kiêng kị:
Người có thể trạng yếu, mệt mỏi, bị cảm lạnh nên ăn ít dưa hấu.
Người tiêu hóa kém nêu ăn nhiều bị đầy hơi, tiêu chảy.
Theo Minh Minh
Dịch từ Health/People.cn
Khám Phá
Danh sách 12 loại thực phẩm không nên bỏ trong tủ lạnh Các loại rau củ như cà chua, húng quế, tỏi ... hay các loại thực phẩm như bánh mì, cà phê... sẽ bị mất chất, thay đổi thuộc tính hoặc tệ hơn là chuyển sang độc tố khi bảo quản bằng tủ lạnh. Tủ lạnh là một trong những đồ vật quen thuộc, tiện ích nó giúp bảo quản thực phẩm được lâu...