Mách bạn những cách đơn giản đánh bay nhiệt miệng ở lưỡi
Nhiệt miệng ở lưỡi không chỉ gây khó chịu, đau đớn, khó ăn uống mà còn ảnh hưởng đến khả năng nói. Làm sao để đánh bay nhiệt miệng ở lưỡi nhanh chóng?
Nhiệt miệng ở lưỡi là gì?
Nhiệt miệng ở lưỡi là tình trạng viêm loét niêm mạc vùng lưỡi. Các vết lở có màu đỏ hay trắng, ban đầu chỉ nhỏ như mụn nước nhưng sau đó phát triển và to dần lên.
Nhiệt miệng ở lưỡi là tình trạng viêm loét niêm mạc vùng lưỡi
Những triệu chứng thường gặp
Cảm giác nóng rát hoặc bỏng rát ở lưỡi
Khô miệng và khát nước liên tục
Vị giác suy giảm, ăn không ngon
Tê và ngứa ở lưỡi
Cảm giác khó chịu khi vừa thức dậy và kéo dài trong cả ngày.
Bỏng rát ở lưỡi là triệu chứng thường thấy của bệnh nhiệt miệng ở lưỡi
Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi
Suy giảm chức năng gan
Các chuyên gia gan mật cho rằng suy giảm chức năng gan dẫn đến khả năng lọc và khử độc cho cơ thể bị hạn chế, từ đó các chất độc trong cơ thể bắt đầu tích tụ và phát triển, gây ra các vết loét ở lưỡi, môi hay những vị trí khác trong miệng.
Áp lực công việc
Áp lực công việc sẽ tạo ảnh hưởng không tốt đến tinh thần dẫn đến khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, nội tiết bên trong cơ thể dần không ổn định và tạo cơ hội cho sự phát triển của nhiệt miệng ở lưỡi.
Áp lực công việc dẫn đến khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm
Vệ sinh miệng kém
Do vùng miệng không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách dẫn đến nhiễm khuẩn.
Video đang HOT
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở lưỡi.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Thiếu sắt, vitamin B12 có thể góp phần gây nhiệt miệng ở lưỡi.
Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ cũng dễ gây nhiệt miệng
Mẹo đơn giản đánh bay nhiệt miệng ở lưỡi
Hạn chế một số loại thực phẩm không tốt
Các loại thực phẩm có tính axit
Rượu và các thức uống chứa cồn
Thuốc lá
Thức ăn cay nóng
Thực phẩm có chứa quế hoặc bạc hà.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Đánh răng 2 lần/ngày, không nên đánh răng quá lâu sẽ gây chảy máu chân răng hoặc làm vùng khoang miệng đau rát.
Dùng nước muối loãng để súc miệng hàng ngày.
Vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa và loại bỏ nhiệt miệng ở lưỡi
Dùng “thuốc” điều trị trong gian bếp
Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng virus. Sử dụng mật ong nguyên chất thoa vào vết lở loét dưới lưỡi để giúp vết nhiệt miệng mau lành.
Nước cốt dừa có thể làm dịu các vết thương, làm giảm các triệu chứng nhiệt miệng ở lưỡi. Nghiền nát hoặc xay nhuyễn cùi dừa, lấy nước để súc miệng hoặc ngậm mỗi ngày cho đến khi vết nhiệt miệng biến mất hoàn toàn.
Axit acetic có trong giấm táo giúp diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng.
Sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2
Để trị nhiệt miệng ở lưỡi người bệnh nên dùng bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng bí truyền trong dân gian. Bài thuốc này không chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng ở lưỡi gây ra mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội.
Phi Long
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản nên và kiêng ăn gì?
Dựa vào chế độ ăn có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày đáng kể mà không cần sử dụng các loại thuốc. Do đó, mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản cần nắm rõ danh sách thực phẩm nên ăn và không nên ăn để chữa bệnh hiệu quả.
Có đến một phần ba phụ nữ mang thai mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Về cơ bản, đây là một chứng bệnh không nguy hiểm tuy nhiên gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản nên và kiêng ăn gì?
1. Các loại thực phẩm mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn
1.1. Rau củ quả
Các loại rau củ quả không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn rất tốt cho mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản. Rau chứa ít chất béo, lượng đường ít giúp giảm acid trong dịch vị tốt. Một số loại rau chứa nhiều dưỡng chất tốt như súp lơ, măng tây, đậu xanh, các loại rau, khoai tây, dưa chuột...
1.2. Gừng tươi
Gừng tươi không chỉ có tác dụng kháng viêm mà còn giúp ổn định đường tiêu hóa tốt. Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản sử dụng gừng tươi có thể làm giảm các triệu chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày. Gừng có thể sử dụng trong chế biến món ăn, uống trà gừng, ăn gừng tươi.
1.3. Thịt nạc
Các loại thịt nạc không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà còn giúp phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả. Các loại thịt nạc như cá, gà, hải sản vừa bổ dưỡng lại có hàm lượng chất béo tốt là những thực phẩm nên có trong thực đơn hàng ngày của bạn.
1.4. Các loại đỗ đậu
Các loại đỗ đậu đều chứa lượng chất xơ, amino acid cần thiết cho cơ thể nên rất phù hợp với mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản. Vì thế, mẹ nên bổ sung các thực phẩm từ đậu giúp tốt cho cơ thể, phòng tránh và điều trị bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai hiệu quả.
1.5. Bột yến mạch và bánh mì
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn bánh mì và bột yến mạch, các loại ngũ cốc vào buổi sáng vừa cung cấp lượng chất xơ tốt vừa giúp cơ thể có khoáng chất. Bên cạnh đó, bánh mì và bột yến mạch còn giúp hấp thụ bớt lượng acid dịch vị trong dạ dày hiệu quả.
1.6. Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng tốt cho mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, người bệnh lại không nên ăn lòng đỏ vì trong lòng đỏ có nhiều chất béo dễ kích thích ợ hơi, ợ nóng.
1.7. Các chất béo lành mạnh
Các chất béo lành mạnh đến từ các loại thực vật như dầu oliu, dầu mè, quả bơ, dầu hướng dương, hạt lanh, quả óc chó... giúp cơ thể có được lượng chất béo không bão hòa, giảm chất béo chuyển hóa nhờ đó hạn chế chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả.
1.8. Nghệ vàng
Nghệ vàng được xem như thần dược của người đau dạ dày nói chung và mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản nói riêng. Do trong nghệ có đặc tính chống viêm tự nhiên nên tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Mẹ bầu nên sử dụng tinh bột nghệ chứa hoạt chất nano curcumin từ nghệ vàng bằng công nghệ nano giúp tăng khả năng điều trị bệnh lên đến 40 lần so với nghệ thông thường.
1.9. Các loại sữa
Các loại sữa thường dễ tiêu hóa và có khả năng bão hòa acid trong dạ dày tốt đặc biệt là sữa chua. Vì thế, mẹ bầu nên sử dụng sữa hoặc chế phẩm từ sữa để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm rỗng dạ dày hiệu quả.
2. Bị trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì?
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để hạn chế tình trạng bệnh nặng thêm như:
- Thực phẩm có vị chua: Các thực phẩm có vị chua sẽ có tính axit cao hơn, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của dạ dày. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế ăn các loại quả, thực phẩm chua như cam, xoài, canh, mơ, dấm...
- Thức ăn có vị cay, nóng: Những thực phẩm cay nóng thường làm tăng cảm giác đau rát và tiết dịch vị. Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản nên tránh tỏi, ớt, tiêu, tránh ăn quá nóng.
- Đồ uống có cồn, chất kích thích: Đó là những thứ mẹ bầu cần tránh như rượu bia, cà phê, trà... bởi không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé cũng như dễ tăng tiết dịch vị gây trào ngược dạ dày.
Cách ăn uống cho mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản không giúp mẹ khỏi bệnh hoàn toàn tuy nhiên giúp giảm các triệu chứng, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hãy lên cho mình những thực đơn ăn khoa học, tốt cho dạ dày và sức khỏe của bé ngay nhé các mẹ bầu!
Phương Nguyễn
Người có gan xấu nên thay đổi 5 thói quen "tưởng rất bình thường" để bảo vệ sức khỏe gan tốt hơn Gan chịu trách nhiệm lọc thải độc tố dư thừa nên nếu gan gặp vấn đề thì chắc chắn cơ thể của bạn sẽ chất chứa rất nhiều độc tố gây hại. Như người ta thường nói, gan là một cơ quan nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Bởi nó chịu trách nhiệm lọc thải những chất độc dư thừa...