Mách bạn điều NÊN và KHÔNG NÊN khi uống nước chanh
Nếu biết uống nước chanh một cách khoa học sẽ đem lại rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của bạn.
Bạn đã bao giờ vắt chanh vào nước chỉ đơn giản để tăng cường hương vị của nó? Thực tế, nếu biết uống nước chanh một cách khoa học sẽ đem lại rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của bạn.
Nước ép chanh tươi vắt vào nước có nhiều giá trị dược liệu, cũng như có thể làm sạch cơ thể, kích thích gan và cải thiện tiêu hóa, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Ngoài ra, nước chanh còn có nhiều công dụng nổi bật khác như sau:
- Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể: Chanh giàu vitamin C – một chất có tác dụng như chất chống oxy hóa và có vai trò hỗ trợ chức năng miễn dịch rất tốt. Hơn nữa, trong chanh còn có axit ascorbic – hợp chất chống viêm, nhờ đó uống nước chanh sẽ giúp bạn phòng bệnh hen suyễn, bệnh đường hô hấp. Bên cạnh đó, acid ascorbic giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Hợp chất Favonol Citrus trong chanh giúp kích thích gan đào thải độc tố, tăng axit clohydric có trong dạ dày, nhờ đó, hoạt động tiêu hóa cũng diễn ra thuận lợi hơn.
- Đẩy lùi quá trình lão hóa: Với tính chất giàu vitamin C – thành phần rất thiết yếu cho làn da, giúp da luôn tươi trẻ, mịn màng và sáng bóng. Vitamin C còn tăng cường sức khỏe của da, giúp đẩy lùi nguy cơ lão hóa, nếp nhăn trên da.
- Giúp giảm cân: Trong chanh có rất nhiều chất xơ, giúp chống lại cảm giác đói và thèm ăn. Nhờ đó, bạn sẽ tránh được nguy cơ ăn vặt hoặc ăn nhiều trong các bữa chính. Đây cũng là bí quyết giảm cân rất hữu hiệu mà nhiều người áp dụng.
Video đang HOT
- Cân bằng độ pH trong cơ thể: Chanh là thực phẩm có tính kiềm. Axit citric trong chanh có tác dụng giảm nồng độ axit trong cơ thể, cân bằng độ pH, tưc đó thức đẩy các hoạt động khác trong cơ thể.
- Chống trầm cảm: Với hàm lượng kali phong phú, uống nước chanh thường xuyên sẽ giúp não và hệ thần kinh hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa các chứng bệnh trầm cảm.
Điều cần tránh khi uống nước chanh để an toàn cho sức khỏe:
- Không uống trực tiếp nước cốt chanh đậm đặc: Vì chanh có hàm lượng axit rất cao nên khi uống phải pha với nước, nếu uống trực tiếp có thể sẽ làm hại dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và đường tiêu hóa.
- Không pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng: Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.
- Không uống nước chanh khi đang đói: Nên uống nước chanh sau khi ăn khoản 30 phút để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Uống nước chanh khi đang đói dễ khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là gây đau quặn dạ dày.
Ngoài ra, những người âm hàn (thiếu dương khí), bị lạnh trong người, người bị đau dạ dày… không nên uống nước chanh vì có thể khiến cho cơ thể thêm lạnh và dễ bị cảm hàn, hoặc có thể sẽ làm đau dây thần kinh, làm cứng các khớp ngón tay, nhiễu loạn đường tiêu hóa, gây đau bụng…
Theo PNO
7 lợi ích bất ngờ của quả vải với sức khỏe
Vải là một loại trái cây mùa hè rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngừa ung thư, cải thiện tiêu hóa.
Ảnh minh họa
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Theo Livestrong, dưỡng chất quan trọng nhất trong quả vải là vitamin C với 71,5 mg trong 100 g. Đây là hợp chất giúp chống oxy hóa mạnh, cải thiện chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh thông thường như ho, cảm lạnh, cúm.
Ngoài ra, trẻ nhỏ được khuyến khích ăn vải, giúp phòng tránh và điều trị căn bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu vitamin C.
2. Ngăn ngừa ung thư
Vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa các căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Bên cạnh đó, vitamin C giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình chuyển hóa các tế bào bình thường thành tế bào ung thư.
Các gốc tự do cũng gây ra lão hóa sớm và làm chậm việc sửa chữa tế bào. Do vậy, ăn vải thường xuyên giúp kiểm soát tình trạng viêm và ngăn ngừa các bệnh thoái hóa như viêm khớp.
3. Giúp tuần hoàn máu
Đồng, hemoglobin, folate và magiê là những khoáng chất cần thiết được tìm thấy với số lượng đáng kể trong quả vải. Chúng góp vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu, thúc đẩy lưu thông máu và tăng khả năng oxy hóa của các cơ quan và tế bào trong cơ thể.
4. Tăng cường trao đổi chất
Với hàm lượng chất xơ và vitamin B cao, quả vải có khả năng tăng cường sự trao đổi chất giúp cơ thể làm sạch hệ thống các cơ quan, tế bào bằng cách loại bỏ các chất dinh dưỡng dư thừa như đường, chất béo và protein.
5. Ngăn ngừa bệnh tim mạch, kiểm soát huyết áp
Kali trong vải giúp kiểm soát huyết áp, nhịp tim, nhờ đó ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim mạch. Đây cũng là dưỡng chất hỗ trợ làm giảm co thắt mạch máu và động mạch, điều tiết các chức năng của cơ bắp.
Ngoài ra, khoa học cũng đã chứng minh quả vải có khả năng loại bỏ các cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt trong máu. Do đó, nó cải thiện được quá trình lưu thông máu tới tim, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và cao huyết áp.
6. Hỗ trợ tiêu hóa
Sự kết hợp của pectin, chất xơ và nước trong vải rất có lợi cho nhu động ruột, duy trì hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng cũng giúp làm sạch ruột, ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.
7. Giúp xương chắc khỏe
Vải rất giàu phốt pho, magiê và các chất khoáng như đồng, mangan, do đó hỗ trợ xương chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng giòn, dễ gãy. Kẽm, đồng trong vải làm tăng hiệu quả của vitamin D, đồng hóa canxi hiệu quả, duy trì sức khỏe của xương.
Theo Zing
Công dụng không ngờ của hồng xiêm Không chỉ giàu vitamin A, các khoáng chất và tannin... tốt cho sức khỏe, hồng xiêm còn hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. 1. Bổ sung năng lượng tức thì Hàm lượng glucose cao trong hồng xiêm cung cấp đường cho cơ thể trong một vài phút. Đó là lý do tại sao...