Mách bạn cách xử lý và phòng tránh kiến ba khoang đốt
Năm nào cũng vậy, cứ sau mua gặt, kiến ba khoang không còn chỗ trú ngụ tại các cánh đồng, nên chúng thường tìm đến các khu nhà dân vì bị thu hút bởi ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng huỳnh quang.
Dù có cánh, nhưng kiến ba khoang ít khi bay, chúng bò rất nhanh. Khi bị tác tác nhân bên ngoài đe dọa, kiến ba khoang thường sẽ cong bụng lên trông như bò cạp và sẵn sàng tấn công “đối thủ”. Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ cánh Cứng.
Loại côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (chiều dài 1 – 1.2cm, ngang 2 – 3mm), có 2 màu đỏ và đen. Ngoài tên gọi kiến ba khoang, loại côn trùng này còn có nhiều tên gọi khác như kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, kiến cong…
Kiến ba khoang tuy không lớn nhưng nó có nọc độc rất nguy hiểm. Vào mùa mưa, kiến ba khoang xuất hiện rất nhiều, nếu bị đốt trên da sẽ để lại vết thương bỏng rát, và mụn nước, làm cho da bị biến dạng và rất khó lấy lại được hình dạng ban đầu.
Nguy hiểm hơn kiến ca khoang cái có độc tố nằm ở tuyến phia cuối bung, để đến mùa sỉnh sản nó dùng để bảo vệ trứng trước kẻ thù. Khi bị kiến ba khoang bám vào nếu cố dùng tay đẩy nó ra thì độc tố có thể tiết ra ngoài, dính vào da người và gây đơn đớn, cháy da hoặc viêm da.
Triệu chứng khi bị kiến ba khoang đốt
- Vết thương do kiến ba khoang đốt thường xuất hiện ở các vùng da trên cơ thể như mặt, cổ, ngực, vai, gáy,..
- Ở trên da sẽ xuất hiện những vùng da bị dát, đỏ thành từng đám, sờ vào sẽ thấy hơi cộm, có xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ li ti, cùng với các vùng lõm có hình tròn hoặc hình bầu dục.
- Nếu gãi vết thương hoặc để vết thương chạm vào các vùng da khác nó có thể lây lan, khiến cho vùng da bị tổn thương rộng hơn
- Với trẻ em bị đốt nhiều có thể xảy ra tình trạng bỏng và sốt nhẹ.
Video đang HOT
Sự phát triển của bệnh
- Sau khi kiến ba khoang đốt, bạn sẽ thấy hơi râm ran hoặc ngứa
- Sau đó từ 6 đến 8 tiếng sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng phát ban đỏ và rát hơn
- 12 – 24 giờ tiếp theo da sẽ bị tổn thương hiều nhất
- Sau khoảng 3 ngày, tình trạng đau rát ở vết thương giảm dần và các chỗ bị phồng rộp dần khô lại, bong vẩy.
- Đến 5 hoặc 7 ngày tiếp theo, các vảy đã bị bong hết nhưng tình trạng rát vẫn còn, và sẹo để lại sau khi bong vẩy sẽ rất lâu sau mới mất được.
Cách xử lý đơn giản khi bị kiến ba khoang đốt
Theo BS Nguyễn Tiến Dũng – Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, khi bị côn trùng đốt, nhất là với kiến ba khoang, cần nhanh chóng tiến hành xử lý vết đốt để tránh da bị tổn thương nặng.
Để xử lý kiến ba khoang đốt, trong mỗi gia đình cần có cồn 70 độ, mỡ corticoid và kem phenaegan. Cách xử lý vết thương tổn sẽ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Dùng cồn 70 độ rửa sạch vùng da bị thương tổn giúp làm giảm khó chịu do tổn thương trên da. Với vết thương do kiến ba khoang đốt, nếu rửa kỹ sẽ giảm đáng kể tình trạng nổi bọng nước do nọc độc của loài côn trùng này.
Bước 2: Bôi mỡ corticoid 4 – 6 lần một ngày.
Bước 3: Bôi kem phenaegan 8 – 10 lần một ngày. Chú ý, khi bôi thuốc phải miết mạnh vùng da bị đốt đến khi thuốc khô, sẽ giúp thuốc được thẩm thấu tốt hơn.
Trong trường viêm da nghiêm trọng hay có biểu hiệu khác thường sau khi bị kiến ba khoang đốt hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm.
Cách phòng chống kiến ba khoang
Để phòng chống kiến ba khoang, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân, nếu phát hiện có sự hiện diện của kiến ba khoang nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng. Tiếp theo, ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách:
Sử dụng lưới ngăn côn trùng ở các cửa sổ và cửa ra vào. Đóng các cửa ra vào và cửa sổ khi trời tối.
Nên ngủ trong màn.
Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà vì đây là nơi trú ẩn tốt cho loại côn trùng này.
Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài, nhất là ở những nơi gần đồng ruộng, khu dân cư có nhiều ánh đèn, gần công trình xây dựng.
Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
Nếu có làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa thu hoạch hay mưa bão cần chú ý sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.
Kiến ba khoang không phải là côn trùng truyền bệnh và chúng cũng không chủ động đốt người. Mặt khác chúng là loài côn trùng có lợi cho nhà nông nên bạn không nên tiêu diệt mà hãy tìm cách xua đuổi, tìm các biện pháp để chúng tránh xa khỏi môi trường sống của mình.
Cô gái ngộ độc vì ngày nào cũng hít 10 quả bóng cười
Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai mới đây vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân trẻ phải nhập viện do ngộ độc khí N2O (khí cười).
Bệnh nhân là N.H.N (26 tuổi, ở Sơn La) nhập viện trong tình trạng không thể đi lại, ăn uống mất cảm giác, cơ thể mệt mỏi, tay chân tê bì. Cô gái trẻ sử dụng bóng cười (có bơm khí N2O) lần đầu tiên vào năm 2018.
Sau vài lần hít bóng, dần dần N. rơi vào cơn nghiện lúc nào không hay. Khoảng một năm trở lại đây, N hít nhiều và thường xuyên hơn. N. và bạn bè thường tập trung chơi thâu đêm. Ngày nào ít thì hít khoảng 10 quả bóng cười, còn ngày nhiều thì không kể hết.
Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, hít bóng cười khiến N. cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian, N. nhận ra, bóng cười không khác gì heroin. Nếu không hít bóng đều đặn, đúng giờ thì cơ thể sẽ co giật, tím tái, toát mồ hôi hột và chân tay bủn rủn.
Cách đây hơn 1 tháng, nhận thấy độ nguy hiểm của khí N20, N. quyết định cai bóng cười. Chỉ 10 ngày sau đó, cô gái trẻ bắt đầu có cảm giác mệt mỏi, chán ăn và sốt nhẹ. Dù vậy, N. hoàn toàn không nghĩ đây là ảnh hưởng của bóng cười gây ra.
Theo chuyên gia, tổn thương não và tổn thương tủy sống là điểm đặc trưng của ngộ độc khí cười. Hình minh họa.
Sau đó N. đi lại không vững, chân mềm nên liên tục loạng choạng và té ngã. N. đến bệnh viện khám nhưng bác sĩ không tìm ra nguyên nhân. Lúc ấy N được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày và thiếu máu lên não, cho truyền thải độc nhưng không cải thiện. Sau đó, em tiếp tục đi châm cứu khoảng chục ngày và kết quả chân tay mềm oặt. Nửa thân dưới liệt hẳn, không thể nhúc nhích.
Tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, N. được chẩn đoán "ngộ độc khí N20". Khi nhập viện, bệnh nhân không thể đi lại dù có người dìu đỡ, ăn uống mất cảm giác, cơ thể mệt mỏi, tay tê bì.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, bệnh nhân bị tổn thương não và tổn thương tủy sống rất đặc trưng của ngộ độc khí cười. Những tổn thương này khiến bệnh nhân có biểu hiện rối loạn cảm giác và dẫn tới yếu cơ, liệt chi.
Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc khí N2O được ghi nhận khá phổ biến. Các bệnh nhân nhập viện ở độ tuổi trung bình từ 20-30, trường hợp trẻ nhất là 15 tuổi.
Bác sĩ Nguyên cũng lưu ý, N2O tác động tới hàng loạt các cơ quan khác của cơ thể, trong đó gây ức chế tủy xương khiến thiếu máu, làm giảm khả năng sinh sản ở nữ giới và dễ sảy thai... Có những bệnh nhân sử dụng N2O trong 10 ngày đã ghi nhận tổn thương trên cơ thể.
Trẻ bị sốt sau tiêm chủng có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào? Sau tiêm chủng, cơ thể của trẻ có thể xuất hiện một số phản ứng thể hiện sự đáp ứng với vacxin, trong đó có trẻ bị sốt sau tiêm chủng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sốt là bình thường và sẽ tự lui mà không cần điều trị và không để lại biến chứng. 1. Trẻ bị sốt sau tiêm...