Mách bạn cách vệ sinh tay đúng cách
90% các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua tay chúng ta… Bàn tay giống như một ổ vi khuẩn với khoảng 150 loại khác nhau trú ngụ trong đó. Các chuyên gia vệ sinh y tế khuyên nên rửa tay sạch sẽ hàng ngày với 6 công đoạn.
Không cần phải buộc tội cho ruột hay chân của chúng ta. Trừ phi là bạn đi bộ trên phố với đôi chân trần, phần “bẩn” nhất của cơ thể con người lại là đôi tay. Với lượng vi khuẩn kỷ lục, đôi tay của chúng ta chứa nguy cơ lây truyền bệnh tiềm ẩn theo Michel Cazaban, bác sĩ chuyên gia vệ sinh tại đại học CHU của Nmes. Nhân dịp Ngày thế giới rửa tay (mùng 5 tháng 5 hàng năm), bác sĩ này mang đến cho chúng ta một thông điệp phòng chống vi khuẩn được các chuyên gia sức khỏe và người dân rất quan tâm.
Người ta tìm tìm thấy gì trên hai bàn tay ? Đừng nhìn mà thấy kinh sợ, tay người giống như một ổ vi khuẩn nơi mầm mống của bệnh tật. Khoảng 150 loại vi khuẩn khác nhau “cư trú” ở đó. “Đây là một nơi thuận tiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Rửa sạch đôi tay sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng”, bác sĩ đang đề cập đến sự hiện diện của họ vi khuẩn đường ruột (tiếng anh là Enterobacteria) hoặc tụ cầu khuẩn (Staphylococcus), trong đường tiêu hóa lây truyền qua tay.
Chỉ có 5% số người rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh (theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan), một cái bắt tay vô thưởng vô phạt có thể khiến bạn bị tiêu chảy thậm chí là còn bị loét dạ dày. Theo chuyên gia, đồ trang sức, móng tay giả hoặc sơn móng tay cũng là một trong những nhân tố khiến nguy cơ lây nhiễm càng cao trong trường hợp những đồ đó không bao giờ khử khuẩn.
Nguy cơ lây nhiềm bệnh gì?90% các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua bàn tay, trong khi ở bệnh viện, chỉ 5-6% số bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng hơn liên quan đến điều kiện chăm sóc y tế. Qua tay, ta có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, đường hô hấp hay đường máu. Rửa tay sạch sẽ, cẩn thận sẽ giúp giảm 30% nguy cơ mắc bệnh trong vòng một năm, mặc dù hầu hết trong số hàng ngàn vi trùng trên tay chúng ta là vô hại. “Tay chúng ta là một ổ vi khuẩn nhưng may mắn thay nó không phải luôn luôn chứa các mầm bệnh, chuyên gia vệ sinh y tế cho biết. Đừng bao giờ hoang tưởng. Chúng takhông bao giờ mơ về một thế giới vệ sinh, hoàn toàn sạch khuẩn, điều đó không thể tồn tại. Nhưng với sự tiến bộ của y học, người bệnh lớn tuổi, sức đề kháng yếu hơn và dễ bị bệnh hơn ngày cành được chăm sóc tốt hơn”.
Làm thế nào để chăm sóc “sức khỏe” cho bàn tay của mình ? Ngoài việc rửa tay bằng xà phòng và nước, bác sĩ chủ trương “xoa”tay với nước vệ sinh khử trùng có chứa cồn. Trong thế giới mơ ước của Michel Cazaban, tất cả mọi người dạo chơi với lọ nước khử trùng nhỏ. Cuối cùng, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải rửa tay sau những cử chỉ vô thưởng vô phạt như châm một điếu thuốc, ăn uống, gọi điện thoại hoặc lái xe. “Đôi bàn tay mà người ta tin là sạch sẽ vẫn còn chứa rất nhiều vi khuẩn. Vẫn cần phải rửa sạch nó thêm nữa”.
Từ đó, các cán bộ y tế đưa ra 6 công đoạn để rửa tay sạch sẽ : làm ướt tay, lấy xà phòng dạng lỏng, xoa và chà vào tay tạo bọt (trong vòng 20 giây), xả nước (trong vòng 10 giây), lau khô tay bằng khăn sạch và cuối cùng là khóa vòi nước lại. Rửa tay bắt đầu từ gan bàn tay, qua móng tay rồi đến cổ tay. Một quá trình giúp ta rửa sạch tất cả các ngón tay trên bàn tay.
Theo Vnmedia
Video đang HOT
Bí kíp vệ sinh để "cậu nhỏ" luôn khỏe mỗi ngày
Muốn cho "cậu nhỏ" luôn khỏe mạnh, tránh các bệnh viêm nhiễm thì công việc cần thiết trước hết là quý ông phải biết vệ sinh "cậu nhỏ" thường xuyên và đúng cách.
Bao quy đầu
Đây là khu vực quan trọng nhất cần được chú ý đầu tiên khi bắt đầu vệ sinh "cậu nhỏ". Đặc biệt là phần đầu dương vật khi bạn vệ sinh bao quy đầu. Lý do là vì nơi đây tập trung rất nhiều các bựa sinh dục có mùi khó chịu tích tụ ở giữa thịt và da.
Nếu bạn không rửa chúng hàng ngày, bạn sẽ có thể thấy nhiều chất màu trắng có mùi hôi rất khó chịu xuất hiện. Những chất đó chính là bựa sinh dục. Nó là sự kết hợp các tế bào chết, các vi khuẩn thường phát triển mạnh trong vùng da ẩm ướt tối tăm này.
Để loại bỏ hết bựa sinh dục, các bạn hãy lấy tay kéo nhẹ bao quy đầu trở lại lên phía trên thân dương vật. Sau đó, lấy nước ấm rửa sạch sẽ khu vực này. Bạn cần cẩn thận khi rửa các quy đầu và bên trong bao quy đầu vì phần da này khá nhạy cảm khi tiếp xúc.
Tốt nhất bạn nên vệ sinh bao quy đầu vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Vùng mu
Vùng mu là nơi mồ hôi và lông tóc kết hợp thường tạo ra một mùi khó chịu khá mạnh, cũng giống mùi hôi như ở dưới cánh tay bạn vậy.
Khu vực này cần thường xuyên rửa để loại bỏ mồ hôi vì vùng này hầu như được phủ bởi quần lót trong hầu hết suốt cả ngày. Vì thế, đối với vùng này, bạn nên cạo hoặc cắt tỉa bớt phần ngọn của lông tóc, đặc biệt là trong mùa hè nóng nực.
Phần giữa các quy đầu và thân dương vật bạn cũng nên chà kỹ lưỡng với xà phòng không mùi để không bỏ sót bất kỳ vùng da nào của cậu nhỏ.
Hai tinh hoàn
Hai tinh hoàn cũng có mùi hôi khó chịu do đổ nhiều mồ hôi. Không những thế, các chất bẩn cũng tích tụ rất nhiều trong các nếp gấp của da hoặc trong không gian giữa dương vật và tinh hoàn. Do đó, các bạn cần rửa một cách cẩn thận, chắc chắn rằng phần đáy chậu (vùng da giữa các tinh hoàn và hậu môn) cũng sạch sẽ và không bị bốc mùi.
Lưu ý khi vệ sinh "cậu nhỏ"
- Các bác sĩ khuyên nên vệ sinh cậu bé hằng ngày và mỗi ngày từ 1-2 lần là ổn. Tuy nhiên, nếu bạn hoạt động ra mồ hôi nhiều thì có thể tăng số lần vệ sinh lên.
- Các bạn nên sử dụng xà phòng không có hương hoặc xà phòng dành cho da nhạy cảm và nước chuyên dụng cho vệ sinh vùng kín.
- Sau khi vệ sinh sạch sẽ bạn nên dùng khăn vải mềm để lau khô.
Những điều cần nhớ để bảo vệ "cậu nhỏ"
- Bạn cần vệ sinh "cậu nhỏ" trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ..
- Không "giao ban" khi bạn tình bị mắc một chứng bệnh viêm nhiễm nào đó.
- Tránh quan hệ khi "đối tác" đang trong giai đoạn "đèn đỏ" vì khi "giao ban" trong thời điểm này cả bạn và bạn tình đều dễ có nguy cơ bị viêm nhiễm "vùng kín".
- Tránh "quan hệ" qua đường hậu môn, bạn sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh viêm nhiễm, do hậu môn là khu vực cư trú của nhiều loại vi khuẩn gây hại.
- Bạn nên tự kiểm tra "cậu nhỏ" mỗi tháng một lần, để sớm phát hiện ra những bất thường. Theo các chuyên gia thời điểm thích hợp nhất để kiểm tra là sau khi tắm.
- Nếu bạn thấy xuất hiện những bất thường nơi vùng kín, đừng quá hoảng loạn mà hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Bởi lẽ ung thư tinh hoàn nếu được phát hiện và điều trị sớm, sức khỏe của bạn sẽ không ảnh hưởng nhiều.
Theo VNE
Xử trí đúng cách khi trẻ bị chó cắn Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm văcxin mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày. Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) mới tiếp nhận bé trai 4 tuổi bị chó becgie nhà cắn, phải khâu...