Mách bạn cách làm ruốc thịt heo cực mịn, thơm ngon khó cưỡng
Ruốc thịt là món ăn thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất có thể dễ dàng chinh phục được khẩu vị của rất nhiều người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Cách làm ruốc thịt không cầu kỳ mà rất dễ làm.
Cách làm ruốc thịt heo đơn giản
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Thịt nạc thăn: 500g
- Nước mắm: 3 thìa súp.
- Muối: 2 thìa cafe.
- Mì chính: 1 thìa cafe.
Khi chọn nguyên liệu cho món ruốc thịt, nên chọn thịt thăn hoặc thịt nạc mông (không dính phần mỡ). Miếng thịt tươi sẽ giúp làm được ruốc thịt ngon.
Các bước tiến hành:
Video đang HOT
Bước 1: Sơ chế và ướp thịt
Rửa sạch miếng thịt và để cho ráo nước. Thái dọc thớ thịt thành những miếng vuông dày 3-4 cm. Miếng thịt không nên thái quá mỏng vì khi giã sợi thịt sẽ bị dai.
Trần qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi và giúp miếng thịt sạch hơn. Chỉ cần trần sơ qua để miếng thịt không bị mất hết chất ngọt.
Ướp thịt cùng nước mắm, hạt tiêu trong chừng 30 phút. Tiếp theo, cho phần thịt này lên bếp và rang với lửa vặn lớn. Đảo liên tục trong quá trình rang để gia vị ngấm đều vào từng thớ thịt. Khi nước cạn gần hết, lấy thịt ra.
Bước 2: Giã thịt
So với xay bằng máy, giã tay là cách để ruốc thịt thu được ngon đúng chất truyền thống. Bỏ ra tí xíu thời gian nhưng bù lại ruốc sẽ thơm ngon nhiều hơn.
Khi giã, nên cho thịt vẫn còn đang nóng vào giã để thịt nhanh nhuyễn và thu được ruốc thịt mềm, đều hơn. Có thể chia làm 2 hoặc 3 mẻ đối với số lượng nhiều.
Bước 3: Sao ruốc
Trút toàn bộ phần ruốc vừa giã vào chảo và đem lên sao (rang) ở lửa vừa. Đảo liên tục trong quá trình rang để sợi ruốc được tơi, đều. Khi rang có thể cho thêm vào 2 muỗng canh dầu ăn để làm sợi ruốc mềm, ăn sẽ ngậy và hấp dẫn hơn ruốc không bị khô.
Trong quá trình sao, có thể giã thêm lần nữa để thu được sợi ruốc như mong muốn. Sao ruốc đến độ khô vừa ý. Có thể để ruốc hơi ẩm hoặc rang thật khô giúp ruốc bông hơn và để được lâu hơn.
Mẹo siêu hay phân biệt ruốc giả, ruốc làm từ bã sắn dây
Để nhận biết ruốc thật và ruốc giả, người tiêu dùng chỉ cần dựa vào các đặc điểm của sợi ruốc, màu sắc và mùi vị của nó. Ruốc thật có sợi ruốc nhỏ, và tơi vừa phải. Ruốc ngon màu màu vàng ươm tự nhiên của thịt tươi (như màu thịt rang).
Để tăng lợi nhuận, ngoài việc dùng nguyên liệu rẻ tiền, không tươi ngon, các tiểu thường còn pha trộn thêm bã sắn dây vào để làm giả ruốc thịt. Những loại sắn dây này không những không mang lại lợi ích dinh dưỡng mà chúng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của người sử dụng.
Tác hại của ruốc làm từ bã sắn dây
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM, ruốc làm từ bã sắn dây được làm từ loại chất xơ bỏ đi có thể bị nhiễm khuẩn khi người làm phải dùng tay để nhào, bóp bã sắn dây. Ngoài ra, để bã sắn dây có mùi và hương vị như ruốc thịt thật, người sản xuất phải cho thêm các phụ gia như bột hương thịt lợn, phẩm màu...Hàm lượng các chất bảo quản, hóa chất và các loại phụ gia có trong ruốc giả có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa, có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, viêm đại tràng...
Người tiêu dùng nên biết cách chọn ruốc thịt sạch, an toàn, tránh ăn phải ruốc làm từ bã sắn dây gây nhiều nguy hại cho sức khỏe
Đó là chưa kể đến, các chất bảo quản có trong ruốc giả rất dễ gây dị ứng với người tiêu dùng, nhẹ có thể gây dị ứng da, nổi mề đay, nặng hơn thì có thể dẫn đến một số biến chứng khác. Ngoài ra, sợi ruốc bã sắn dây thường khá dai nên trẻ dễ thể bị sặc, hóc khi ăn chúng. Chính vì thế, mà người tiêu dùng không nên chủ quan khi mua ruốc thịt, cần biết cách chọn ruốc thịt an toàn để tránh được những tổn hại đến sức khỏe của mình và gia đình.
Cách nhận biết ruốc làm từ sắn dây
Để nhận biết ruốc thật và ruốc giả, người tiêu dùng chỉ cần dựa vào các đặc điểm của sợi ruốc, màu sắc và mùi vị của nó. Ruốc thật có sợi ruốc nhỏ, và tơi vừa phải. Ruốc ngon màu màu vàng ươm tự nhiên của thịt tươi (như màu thịt rang). Có mùi thơm, vị béo đặc trưng của thịt lợn và có vị ngọt của thịt luộc. Khi cho vào nước hoặc lấy tay xoa xoa sẽ thấy ruốc rời ra, nhưng không chuyển màu mà vẫn giữ được sắc vàng của thịt và lộ rõ sợi thịt.
Còn với ruốc giả, sợi ruốc to tròn, không bông tơi. Màu sắc nhợt nhạt hơn, vàng nhờ nhờ. Khi ngửi, ruốc làm bằng bã sẵn dây không có mùi thơm của thịt tươi như ruốc thật. Khi ăn, ruốc làm bằng bã sắn dây có vị hơi chát hoặc ngọt lợ của hương liệu và mì chính. Khi cho vào nước, các sợi ruốc làm từ bã sắn dây sẽ bị trương lên, sờ thấy mềm nhũn, chuyển màu sang màu trắng bợt của bã sắn dây.
Cách chọn ruốc thịt tươi ngon, chất lượng là dựa vào các đặc điểm bên ngoài như màu sắc, mùi vị,...
Ngoài ra, để nhận biết nhất giữa ruốc thật và ruốc giả, người tiêu dùng có thể nếm. Ruốc thật dễ tan và có mùi vị thơm ngon khác hẳn với ruốc giả, càng nhai càng dai hơn và không có mùi vị thơm ngon của thịt tươi.
Ruốc nhận biết ruốc kém chất lượng
Ngoài ruốc làm từ sắn dây, trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại ruốc kém chất lượng làm từ thịt gà hoặc thịt nguyên liệu bẩn. Có thể nhận biết các loại ruốc kém chất lượng này qua màu sắc, mùi vị sợi ruốc.
Với ruốc gà, không nên mua loại có màu vàng ruộm, sợi ngắn, vụn, không dai và không thơm. Với ruốc lợn, nên tránh các loại có màu vàng ươm (như thịt rang), sợi ruốc dài hơn và không mùi vị thơm của thịt lợn. Đối với các loại ruốc làm từ các nguyên liệu kém chất lượng khác, chúng thường có màu sắc nhợt hơn, sợi ruốc ngắn và bở hơn do nguyên liệu đã bị ôi thiu trước khi chế biến.
Ngoài ra, cách bảo quản ruốc cũng ảnh hưởng đến chất lượng ruốc. Vì vậy, các bà nội trợ nên bảo quản ruốc trong lọ thủy tinh, hoặc lọ nhựa đậy nắp kín. Tốt nhất là nên bảo quản trong tử lạnh, nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.
Ăn cả tháng không chán với 4 công thức làm ruốc đơn giản nhưng ngon ngất ngây, nồi cơm hôm nào cũng vơi nhanh chóng Ruốc không những dễ ăn mà khâu chế biến cũng đơn giản, có thể dùng thay thế các món thịt, cá, tôm trong bữa ăn gia đình. Ruốc (hay còn gọi là thịt chà bông) là món ăn được chế biến từ các loại thịt heo, thịt gà, cá, tôm bóc vỏ bỏ đầu. Món ăn này không những dễ ăn, "hao cơm"...