Mách bạn cách dùng lá trầu chữa bệnh
Dân gian Việt Nam có kinh nghiệm dùng trầu không chữa cảm lạnh, đau đầu, viêm răng lợi, bệnh ngoài da, bỏng… rất lành tính lại hiệu nghiệm.
Trầu còn có tên trầu không, trầu cay, trầu hương. Tên Hán là Phù lưu, Thược tương. Tên khoa học Piper Belte. Họ hồ tiêu.
Trầu có vị cay nồng, tính ấm. Vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Trầu có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và ký sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hoá và thần kinh, phòng bệnh lam sơn chướng khí…
Tác dụng dược lý – khái quát lá trầu có một số tác dụng theo dược lý hiện đại: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.
Dân gian Việt Nam có kinh nghiệm dùng trầu như sau:
Chống lạnh: nhất là khi ra đồng làm việc về mùa đông nông dân thường nhai trầu.
Chữa đau đầu: Cuống lá trầu 7-10 cái giã nhuyễn, lấy nước cốt pha mật ong uống, đồng thời lấy 2 đầu nhọn của lá trầu nhai dập đắp vào hai bên thái dương.
Chữa cảm lạnh: Dùng lá trầu giã nhuyễn cho vào khăn mặt hoặc khăn tay, nhúng vào nước ấm đánh gió dọc hai bên cột sống. Dùng cách này an toàn hơn cạo gió.
Chữa đau bụng do lạnh gây nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, ăn không tiêu: Dùng 2-4 lá trầu nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại.
Viêm răng lợi, có mủ, chảy máu: Lá trầu sắc đặc cô thành cao, lấy bông tẩm đắp vào chỗ tổn thương, liên tục hàng ngày. Đã có ý kiến nhờ tập quán ăn trầu mà dân ta ít bị các bệnh răng, miệng, họng.
Chữa ho rát họng: trộn 1/4 thìa nước ép cây húng quế với nước cây bạc hà, gừng tươi, lá trầu không với mật ong. Dùng nước này để ngậm sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Chữa nấc, nhất là ở trường hợp trẻ nhỏ. Lấy mẩu lá trầu không đầu nhọn, nhấm cho mềm dán vào trán trẻ.
Phong thấp đau nhức chân tay: Gốc rễ trầu 12g, rễ lá lốt 12g, lá và rễ cây xấu hổ (mắc cỡ) 12g sắc uống liên tục một tuần. Chú ý không để lẫn hạt cây xấu hổ rất độc.
Chữa các bệnh ngoài da: Hắc lào, chàm, lở loét, mẩn ngứa, côn trùng đốt, trẻ bị hăm, rôm sảy. Lấy lá trầu giã nhuyễn hoà nước đun sôi để nguội rửa, đắp chỗ tổn thương.
Vết thương nhiễm khuẩn rửa bằng nước nấu lá trầu với ít phèn chua (4g phèn chua cho 1 lít nước).
Video đang HOT
Chữa bỏng: Lá trầu giã nhuyễn, với ít rượu đắp lên vết bỏng. Chú ý tránh bội nhiễm và chỉ dùng với trường hợp bỏng diện hẹp và nông ngoài da (bỏng nước sôi).
Dùng lá trầu chữa các bệnh lở loét ngoài da có kinh nghiệm dùng lá trầu non hãm nước sôi 15 phút sẽ cho hiệu quả tốt hơn nước sắc lá trầu.
Theo BS. Phó Thuần Hương
SK&ĐS
Khỏe người nhờ vị thuốc từ cây gia vị
Khi nấu nướng, nếu bạn cho thêm loại rau gia vị phù hợp, không những tăng hương vị tuyệt vời cho món ăn mà chắc chắn là bạn còn bổ sung những lợi ích về sức khỏe cho gia đình.
Cây hẹ
Cây hẹ được dùng phổ biến trong dân gian để chữa ho, cảm mạo, táo bón, trị giun kim, đau răng... Đông y lý giải, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín thì có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc,... Hạt và rễ hẹ cũng có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào kinh can, thận, chữa đái dầm, táo bón, trị giun kim... Củ hẹ tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí...
Bài thuốc hay từ cây hẹ:
- Chữa ho cho trẻ: Lấy lá hẹ tươi rửa sạch, cắt nhỏ, thêm đường phèn cho vào bát hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 - 3 lần.
- Chữa táo bón: Dùng hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, mỗi lần uống 5g.
- Cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g đem hấp chín, có thể thêm đường cho dễ ăn.
- Chữa đau răng: cây hẹ giã nhuyễn, đặt vào chỗ răng đau.
- Trị giun kim: giã rễ hẹ lấy nước uống.
Cần tây
Cần tây là loại rau gia vị rất tốt cho người huyết áp cao và béo phì.
Chất hoá học tự nhiên apigenin có trong cần tây giúp trị cao huyết áp và làm hạ cholesterol, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, thiếu máu, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Đối với phụ nữ, loại gia vị này giúp điều hoà kinh nguyệt, tăng khả năng thụ thai và đặc biệt có thể là trợ thủ đắc lực của chị em trong giảm cân nặng.
Dùng nước ép rau cần tây dùng súc miệng hàng ngày có thể chữa được lở loét miệng, viêm họng và khản tiếng.
Ăn cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào... có thể giúp trị chứng cảm cúm.
Tía tô
Dân gian vẫn thường dùng tía tô để chống cảm cúm, cảm lạnh, sốt, không ra mồ hôi, chống nôn, tăng cường tiêu hóa, trị ho hen, làm long đờm, giải độc...
Khi bị cảm cúm, ăn một bát cháo hành, tía tô sẽ giúp đẩy lùi cảm lạnh một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, Đông y có bài thuốc chữa trúng độc, đau bụng do ăn cua cá rất hữu hiệu từ cây tía tô: Lá tía tô 10g; gừng 8g; cam thảo 4g; nước 600ml đem sắc lấy nước đặc uống nóng ngày 3 lần.
Rau mùi (rau ngò)
Cả cây, quả mùi đều có thể được dùng làm vị thuốc chữa bệnh trong Đông y và Tây y.
Quả mùi có vị cay, tính ôn, có tác dụng phát tán, long đờm, làm thuốc tiêu cơm, thông khí bụng dưới, kích thích tiêu hóa... Dân gian hay dùng cây mùi già đun nước tắm để làm mát da và mịn da.
- Chữa ít sữa: Lấy lá rau mùi khô 50 g, hạt mùi 20 g. Sắc đặc, uống mỗi lần 1 chén, ngày 2 lần. Hoặc dùng 12 g hạt mùi, gạo nếp lức 30 g, nấu cháo ăn cũng giúp lợi sữa.
- Chữa ho: mỗi ngày dùng 4-10g quả mùi hoặc 10-20g lá cây tươi sắc lấy nước uống hay ngâm rượu.
- Chữa sởi cho trẻ: dùng lá hoặc hạt giã nhỏ, nhuyễn, với ít rượu trắng, cho vào bọc vải xoa nhẹ lên người từ trên xuống tay chân (trừ mặt).
- Trị tiêu chảy: Dùng hạt mùi khoảng 8g trong 1 ngày, sao lên cho thơm, rồi uống với nước.
- Trị chứng đầy hơi, không tiêu: Rau mùi một nắm, vỏ quýt 8-10 g. Sắc uống khi nước còn ấm.
Húng chanh
Tinh dầu húng chanh có chất kháng sinh mạnh, có thể được dùng trị ho, cảm cúm, tiêu đờm, sát khuẩn...
Bài thuốc với lá húng chanh có thể được dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
- Trị cảm cúm: lấy 30 - 40g lá húng chanh tươi, sắc uống nóng, có thể thêm đường cho dễ uống.
- Chữa ho, viêm họng, khản tiếng: lá húng chanh tươi, rửa sạch ngậm với muối, cắn nhẹ trong miệng, hút lấy nước.
Cũng có thể giã nát nắm lá húng chanh rồi vắt lấy nước, ngày uống 2 lần.
- Trị hôi miệng: Dùng một nắm húng chanh khô, sắc lấy nước đặc để súc miệng và ngậm. Ngậm thường xuyên nhiều lần trong ngày, chỉ sau vài ngày có thể thấy hiệu nghiệm, hết hôi miệng.
Thì là (Thìa là)
- Trị đái rắt: Lấy một nắm thì là tẩm chút muối, sao vàng, tán thành bột, ăn dần.
- Trị chứng sốt rét: Dùng hạt thì là tươi, giã, vắt lấy nước uống hoặc dùng hạt thì là khô tán thành bột, sắc lấy nước uống.
- Trị chứng thận suy, tỳ yếu: Lấy quả thì là sắc uống hằng ngày, mỗi ngày 50-100g. Uống một đợt từ 5-7 ngày.
Minh Trang
(Tổng hợp)
Lợi ích tuyệt vời từ cỏ mần trầu Cỏ mần trầu có thể dùng phối hợp cùng cùi vải trị viêm tinh hoàn, với tổ kén đực làm thuốc chữa viêm gan vàng da, dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón,... Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu... tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ lúa (Poaceae)....