Mách bạn cách điều trị chảy máu chân răng hiệu quả
Bạn nên cẩn thận khi hay bị chảy máu chân răng. Bởi chảy máu chân răng không chỉ do chải răng không đúng cách mà răng lợi đang có vấn đề hoặc cơ thể cần thanh nhiệt, giải độc.
Chảy máu chân răng là gì?
Chảy máu chân răng là tình trạng các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng bị tổn thương gây xuất huyết. Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Chảy máu chân răng là tình trạng xuất huyết ở mô mềm
Nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng
Nguyên nhân gây ra do các mảng bám thức ăn tồn tại trên răng lâu ngày gây kích thích lên lợi và chân răng dẫn đến hậu quả lợi bị sưng và rất dễ chảy máu.
Vệ sinh răng miệng kém
Do lười đánh răng, chăm sóc răng miệng dẫn đến tình trạng răng lợi lâu ngày bị viêm nhiễm và chảy máu chân răng.
Do thiếu các vitamin và canxi
Vitamin C có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, vitamin K lại có vai trò quan trọng trong việc đông máu. Khi bị thiếu hai loại vitamin trên sẽ gây nên tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài ra, chất xơ trong rau củ góp phần loại bỏ mảng bám trên răng, có tác dụng tương tự như bàn chải đánh răng.
Va đập, chải răng không đúng cách
Chải răng sai cách sẽ khiến lợi bị chảy máu khi đánh răng. Lâu ngày sẽ khiến các mô mềm ở chân răng rất khó phục hồi như ban đầu. Do vậy, sau này, chỉ một tác động nhỏ cũng sẽ khiến cho phần răng miệng bị chảy máu.
Video đang HOT
Chải răng sai cách sẽ khiến lợi bị chảy máu khi đánh răng
Cách chăm sóc răng miệng phòng ngừa chảy máu chân răng
Nên uống nước tráng miệng sau bữa ăn.
Đánh răng ngày 2 lần, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đánh răng đúng cách: sử dụng bàn chải lông mềm, nghiêng bàn chải 45 độ, chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Lưu ý không chải răng theo chiều ngang sẽ khiến các mạch máu dưới nướu bị tổn thương.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn dư thừa còn sót lại.
Hạn chế tối đa các loại thực phẩm, thức ăn cứng, dẻo.
Bổ sung thêm nhiều loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất như cam, chanh, cà rốt, rau có màu xanh sẫm.
Hạn chế rượu bia, thuốc lá.
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn dư thừa còn sót lại
Cách điều trị hiệu quả khi bị chảy máu chân răng
Mật ong với khả năng sát khuẩn cao sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm trên răng từ đó sẽ dừng việc chảy máu chân răng. Kết hợp mật ong và trà tươi còn giúp răng chắc khỏe và cải thiện sức khỏe.
Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin và canxi
Bạn có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và canxi như sữa chua, các loại rau xanh, đậu phụ, gan, cá, sữa,…
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và canxi để răng lợi khỏe hơn
Súc miệng mỗi ngày bằng nước muối
Tác dụng sát khuẩn của muối là điều mà hầu như ai cũng biết. Vì vậy, nếu bị chảy máu chân răng, bạn đừng quên dùng nước muối. Súc miệng bằng nước muối sẽ có tác dụng làm sạch, sát khuẩn khoang miệng.
Dùng thuốc Đông y thế hệ 2
Để không bị chảy máu chân răng, điều quan trọng là cần phải thanh nhiệt, giải độc, chống viêm và tiêu sưng. Sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2 từ bài thuốc bí truyền kỳ diệu trong dân gian với các thảo dược quý sẽ giúp hết nhiệt miệng, đau nhức răng, chảy máu chân răng, sưng lợi, hôi miệng…
Bài thuốc này không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, giúp bệnh ít hoặc không tái phát.
Phi Long
Chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi
Khi về già, tuổi cao sức yếu, con người ta càng dễ mắc nhiều bệnh nhất là những bệnh liên quan đến răng miệng. Những bệnh về răng miệng còn có tác động xấu gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của các bộ phận khác trên cơ thể từ đó làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Tổn thương răng miệng thường gặp ở người cao tuổi
Răng bị lung lay, có thể đau khi nhai. Nguyên nhân của tình trạng này là do vệ sinh răng miệng không tốt dẫn tới bệnh nha chu.
Hao mòn răng có nhiều nguyên nhân, có thể là do quá trình tuổi tác, hay do những nguyên nhân khác như chải răng không đúng cách, chải răng với lực quá mạnh, ăn thức ăn quá cứng....
Sâu răng: thường do mắc chứng khô miệng hoặc là do vấn đề vệ sinh răng miệng chưa tốt, thức ăn bám vào gây sâu răng. Mất răng: làm giảm sức nhai trầm trọng, ăn uống khó khăn.
Tụt nướu, trồi răng: do chải răng sai kỹ thuật dẫn đến mòn lợi. Ngoài ra, tụt nướu có thể do viêm lợi, viêm quanh.
Phòng chống các bệnh răng miệng cho người cao tuổi
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung các loại rau và trái cây tươi bởi chúng là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn; Nên ăn trái cây tươi thay cho các loại bánh kẹo ngọt vì chúng dẻo dính và là nguyên nhân gây sâu răng. .
Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ..Nếu ăn bánh ngọt chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó; Nên ăn đủ các chất: đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ), béo (dầu thực vật; hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật), vitamin (trái cây), muối khoáng; lưu ý không ăn những thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
Nên thức ăn có chứa nhiều vitamin, chất khoáng giúp răng chắc khỏe; Nên ăn ít và chia làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men, tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng. Không nên dùng tăm quá nhiều vì dễ gây mòn cổ răng và khi xỉa tăm nên cẩn thận vì khi đâm vào lợi dễ gây viêm lợi, sưng đau. Tốt hơn khi muốn vệ sinh răng nên chải răng đúng cách.
Người cao tuổi dù bị mất răng bởi bất kỳ lý do gì cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng.
Khi có răng giả, nên giữ vệ sinh thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật. Nếu dùng răng giả kiểu tháo lắp, nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để niêm mạc ở hàm giả được thoáng, máu lưu thông dễ dàng. Hàm giả tháo ra nên được chùi rửa sạch sẽ, ngâm vào một ly nước nguội có nắp đậy.
BS Văn Cường
Nguyên nhân và cách xử lý khi ra máu chân răng Chảy máu chân răng khi đánh răng hay xỉa răng là một tổn thương răng rất thường gặp. Hầu hết mọi người đều chủ quan và cho rằng hiện tượng này không đáng lo ngại. Nguyên nhân Chảy máu chân răng có thể là bệnh răng miệng nhưng cũng là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng Bệnh bạch cầu. Một dạng ung...