Mách bạn cách cấp cứu nhanh cho máy tính xách tay khi bị chất lỏng đổ vào
Nhiều sự cố máy tính bị dính chất lỏng trong quá trình sử dụng đòi hỏi người dùng cần nhanh nhạy trong cách xử lý, kịp thời “cứu cánh” thiết bị của mình trong những tình huống khẩn cấp. Dưới đây là những thao tác cấp cứu cơ bản khi làm đổ nước hay chất lỏng vào máy tính
Máy tính là công cụ làm việc chuyên nghệp và thường thì nó không được sao lưu toàn bộ một cách liên tục như những chiếc điện thoại. Chính vì vậy, lỡ tay làm đổ nước vào máy tính sẽ làm một thảm họa nếu như chúng ta không thể cứu được chiếc máy tính đó hay chí ít là dữ liệu bên trong. Dưới đây là những thao tác cấp cứu cơ bản khi làm đổ nước hay chất lỏng vào máy tính
Bước 1: Tắt máy ngay lập tức bằng nút nguồn
Khi muốn sửa chữa, việc đầu tiên bạn cần làm là nhanh chóng tháo cáp nguồn nối với máy tính nếu có, sau đó giữ nút Power và tắt máy. Sau đó sử dụng khăn giấy loại bỏ chất lỏng đang có trên bề mặt bằng hành động thấm nhẹ. Tuyệt đối không lau vì điều này sẽ khiến chất lỏng bị lây lan.
Bước 2: Lật ngược máy lại nhằm tránh nước tràn vào các linh kiện bên dưới
Video đang HOT
Cẩn thận xoay mặt sau của máy lên, tại sao phải úp máy thì lý do là bàn phím máy tính thường có các khe rất hẹp và nó cũng dày nên nước khó lòng chui lọt. Chỉ khi bạn đổ nước quá đầy thì nó mới tràn ra và làm hại các linh kiện bên dưới. Do vậy, việc up máy ngược sẽ ngăn cản nước chui xuống dưới. Bạn hãy thao tác lật ngược lại thật nhanh, đừng để nước có cơ hội chảy về phía nào.
Bước 3: Rút sạc, các phụ kiện và tháo pin ra
Tháo pin hoặc ngắt kết nối pin là điều tiếp theo phải làm. Sẽ rất may mắn nếu bạn đang dùng một máy có pin tháo lắp được vì chúng ta chỉ cần đơn giản là tháo nó ra. Nếu dùng các máy giấu pin như MacBook Pro thì phải mượn vít về tháo nắp lưng ra và ngắt kết nối pin với máy. Nhớ tháo luôn tất cả các phụ kiện ra nhé.
Bước 4: Tháo ổ cứng ra cất riêng
Bước tiếp theo là tháo ổ cứng ra cất vào một nơi riêng. Hầu hết các máy tính xách tay mạnh đều được thiết kế cho phép tháo ổ cứng ra bằng một con vít. Nếu đang dùng các máy kiểu như Ultrabook thì bạn phải tháo toàn bộ nắp lưng ra, giống như tháo pin. Ổ cứng lấy ra cần được đặt trong một bịch chống tĩnh điện hoặc nếu không có thì mua một box ổ cứng nào đó nhét vào.
Để máy tính xách tay trong ít nhất 24 giờ, hoặc tốt nhất là 36 giờ, trước khi kiểm tra xem nó có hoạt động hay không. Có thể bạn sẽ phải thay thế bàn phím mới cho máy tính của mình.
Trong trường hợp chất lỏng đổ vào là nước và không nhiều thì chúng ta có thể xử lý tại nhà bằng cách dùng máy hút ẩm hoặc mua cách bịch gel hút ẩm và đưa vào một thùng kín. Lưu ý là bỏ vào thùng gạo không có nhiều tác dụng như mọi người hay nói và không bao giờ được dùng máy sấy. Máy sấy có nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến các linh kiện và đặc biệt là tĩnh điện làm hỏng các mạch bên trong.
Theo www.phunutoday.vn
Sốc: Người dùng MacBook Pro 2016 đi sửa lỗi... bàn phím nhiều nhất
Số lượng người dùng phải sửa chữa MacBook Pro do vấn đề bàn phím tăng vọt với mô hình mà Apple ra mắt năm 2016.
Apple giới thiệu thiết kế bàn phím mới mẻ Butterfly lần đầu tiên vào đầu năm 2015 với MacBook 12 inch, và sau đó 1 năm, công ty giới thiệu bản nâng cấp bàn phím trong MacBook Pro 2016. Tuy nhiên có vẻ như bản nâng cấp này gặp phải vấn đề khiến người dùng phải sửa chữa do sự cố bàn phím nhiều hơn. Điều này được ghi nhận bởi các con số được cung cấp bởi Genius Bar cũng như các cửa hàng ủy quyền bên thứ ba.
Bàn phím Butterfly trên MacBook Pro 2016 đang gặp nhiều vấn đề.
Báo cáo về các con số liên quan đến mô hình MacBook Pro kể từ năm 2014 cho thấy, đối với MacBook Pro 2014, 2.120 người dùng đã sửa chữa thiết bị trong năm đầu tiên, 118 trong số đó liên quan đến vấn đề bàn phím, chiếm 5,6%. MacBook Pro 2015 cũng diễn ra tương tự với 1.904 người dùng phải sửa chữa, trong đó 114 trường hợp liên quan đến bàn phím, tương đương 6% sửa chữa trong năm đầu tiên.
Nhưng MacBook 2016 thì các con số thực sự tồi tệ. Mặc dù tổng số sửa chữa đã giảm xuống 1.402, nhưng có đến 165 trường hợp liên quan đến bàn phím, ngoại trừ bản kèm Touch Bar. Điều này có nghĩa đối với mô hình 2016, 11,8% tất cả sửa chữa được thực hiện trong năm đầu tiên liên quan đến bàn phím, gần gấp đôi so với những gì đã được báo cáo trong các mô hình trước đó. Model 2017 chưa tròn 1 năm nhưng báo cáo cho thấy con số đã được cải tiến một chút, với 8,1% sửa chữa hiện đang liên quan đến bàn phím.
Tin xấu cho Apple không kết thúc ở đó, vì những con số trông ảm đạm khi nói đến bao nhiêu thiết bị đã phải sửa chữa trở lại sau khi đã trải qua lần sửa chữa đầu tiên. Đối với MacBook Pro 2014, trong số 118 thiết bị được sửa chữa ban đầu, 8 trường hợp đã phải sửa trở lại. Đối với mô hình năm 2015, con số này là 6/114 trường hợp. Nhưng với MacBook Pro 2016, trong số 165 lần sửa chữa liên quan đến bàn phím thì có đến 51 trường hợp phải thực hiện lần hai, và 10 trong số đó phải thực hiện lần ba - điều không xảy ra với các mô hình trước đó. Điều này đã được cải tiến trong năm 2017 khi chỉ có 17 trong số 94 trường hợp liên quan đến việc sửa chữa lần hai, trong khi 3 trường hợp sửa chữa lần ba.
Mặc dù mô hình 2017 đã cải tiến so với mô hình năm 2016 nhưng nó tồi tệ hơn đáng kể so với các mẫu "tiền" Butterfly của MacBook Pro. Điều này cho thấy Apple sẽ cần phải cải tiến hơn nữa thiết kế bàn phím mới của mình để vấn đề được giải quyết hoàn toàn.
Theo Danviet.vn
Top máy tính xách tay đáng mua nhất đầu năm 2018 Lenovo ThinkPad X1 Carbon là chiếc máy tính xách tay nhận được điểm 10 về chất lượng trong năm nay. Bất kể khi cần mua laptop giá rẻ cho trẻ em, mua laptop siêu nhẹ cho công việc hay cấu hình mạnh để chơi game, người dùng cũng nên đắn đo lựa chọn mẫu laptop phù hợp nhất. Dưới đây là danh sách...