Mách bạn cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Bạn làm thế nào để bảo quản chuối không bị thâm, sô cô la không bị lớp phủ trắng… khi để trong tủ lạnh?
Các bà nội trợ vẫn có thói quen đi chợ về để thức ăn tươi ngon sẽ cho ngay vào tủ lạnh. Tuy nhiên đó là do bạn chưa hiểu hết về cách sử dụng tủ lạnh, trên thực tế chiếc tủ lạnh không vạn năng đến vậy. VớI một số loại thực phẩm như rau cải, cà rốt, nho, táo, xoài… khi mới mua về lập tức cho vào tủ lạnh sẽ làm vô hiệu hóa hoạt động của các enzim, giảm dinh dưỡng đồng thời các chất độc cũng vì thế mà khó được phân giải ra ngoài.
Lời khuyên cho các bà nội trợ là sau khi mua rau, củ, quả về hãy để ở ngoài 2 – 3 tiếng đồng hồ sau đó mới cho vào tủ lạnh bảo quản. Như vậy vừa đảm bảo được độ tươi ngon vừa giữ được các chất dinh dưỡng có trong rau, củ, quả.
Một số loại rau, củ, quả như: dưa chuột, cà tím, cà chua, chuối… không nên để trong tủ lạnh thời gian dài vì nó sẽ bị mềm, nẫu, giảm giá trị dinh dưỡng và mất đi mùi vị tươi ngon. Với những thực phẩm này thời gian để tủ lạnh tối đa là 3 ngày. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản bạn nên để khô, ráo nước tránh trường hợp do bị ướt thực phẩm sẽ nhanh hỏng.
Video đang HOT
- Bên cạnh đó những loại thực phẩm như chuối dễ bị thâm, đen khi để quá lạnh hay khi ở nhiệt độ phòng; hoặc như sô cô la nếu để quá lạnh thì bề mặt của sô cô la sẽ xuất hiện lớp phủ trắng làm mất màu sắc hấp dẫn. Muốn bảo quản những thực phẩm này mà vẫn giữ được màu sắc tươi ngon thì nhiêt độ thích hợp nhất là 13 – 15 độ C. Với những tủ lạnh không điều chỉnh nhiệt độ từng ngăn được thì bạn có thể để những thực phẩm này ở tầng kém mát nhất trong tủ (vì nhiệt độ trung bình của tủ lạnh thường từ 0 – 7 độ C).
- Mùa hè mọi người vẫn thích để dưa hấu trong tủ lạnh vì nó tạo càm giác mát lạnh khi ăn. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng dưa hấu không nên để trong tủ lạnh thời gian dài. Nếu bạn muốn ăn dưa thì cách tốt nhất là trước khi ăn khoảng 1 tiếng bạn để dưa vào tủ lạnh, chú ý để dưa khi chưa bổ nhằm tránh làm mất đi dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết đồng thời khi bổ quả dưa ra sẽ ngon miệng hơn do bề mặt miếng dưa vẫn giữ nước và mọng khi ăn.
Theo PNO
Mẹo bảo quản bơ, phô mai
Làm thế nào để bảo quản bơ và phô mai đúng cách? Chúng tôi xin mách bạn một vài mẹo nhỏ.
Bơ và phô mai không nên bọc trong bao nilon hay bao nhựa, vì đây là những thực phẩm cần trao đổi chất với không khí. Cách tốt nhất là dùng giấy thô để bọc, hoặc nếu không có giấy thô thì dùng loại giấy bạc chuyên dụng.
Bơ bọc trong giấy sạch
Phần lớn các bà nội trợ thấy bơ hay phô mai mốc thì sẽ bỏ đi, như vậy sẽ rất uổng, vì thường vi sinh vật chỉ tấn công phần chất béo trong từng lớp bơ, nên ta chỉ cần dùng một cái khăn sạch, lau phần mốc đi... Hoặc cẩn thận hơn, thì dùng dao cắt hết phần bị mốc đi là được. Sau đó cũng bọc lại. Đối với bơ lạt thì trước khi bọc có thể rắc lên bề mặt một ít muối.
Phô mai tươi ngon phải bọc cẩn thận và tránh xa hành tỏi
Phải bọc cẩn thận, không chừa một kẽ hở nào. Và khi để trong tủ lạnh phải để tránh xa các thực phẩm hay nguyên liệu nặng mùi như hành, tỏi vì bơ và phômai hấp thụ mùi rất mạnh.
Ngoài ra khi cho vào tủ lạnh cũng phải để phô mai ở chỗ nào ít lạnh nhất, như trong ngăn chứa rau để phô mai tiếp tục "sống". Còn nếu bạn muốn phô mai không bị giảm hay mất đi mùi vị, thì nên để phô mai ngoài tủ lạnh, dĩ nhiên là phải bọc thêm 1 lớp giấy và để nơi thoáng mát.
Theo Thanhnien
Mẹo bảo quản trứng, lạp xưởng, cá khô Ẩm thực Việt Nam không thể thiếu các món khô như tôm khô, cá khô, lạp xưởng khô... Nhưng giữ cho các thực phẩm này khô lâu và không bị mốc meo thật sự cũng kỳ công. 1. Khô cá sặc: khi mua ở chợ về, bạn bắt buộc phải phơi nắng tiếp cho nó khô thật khô. Vì cá khô ở chợ...