Mách bà nội trợ cách hầm xương thơm ngon, đậm đà
Để hầm được nồi xương thơm ngon, đậm đà không phải ai cũng làm được. Hãy tham khảo ngay các bí quyết dưới đây để có nồi nước xương hầm đúng ý hơn bạn nhé.
Để có món canh xương, bún phở thơm ngon, ngọt nước hay có món cháo, súp hầm bổ dưỡng thì hầm xương là bước quan trọng nhất. Và không phải ai cũng biết cách hầm xương đúng chuẩn cho phần nước dùng được trong vắt mà vẫn đảm bảo có được độ ngọt, thơm của xương.
Mỗi loại xương lợn sẽ phù hợp với một loại món ăn và có những cách hầm khác nhau. Tùy vào thời gian hầm, nhiệt độ và các nguyên liệu đi kèm mà món xương hầm sẽ có mùi vị riêng. Các loại xương lợn như xương sườn, xương đầu, xương ống, xương móng giò, xương sườn non… thì xương ống khi hầm cho ra nước dùng ngon nhất, tuy nhiên lại mất thời gian hầm lâu nhất nên thường được ứng dụng cho các món như bún, phở, hủ tiếu, lẩu, canh (món canh cần nấu cho nhiều người ăn). Còn với bữa ăn gia đình, thì xương sườn, sườn non và móng giò sẽ là lựa chọn phù hợp hơn bởi dinh dưỡng, độ ngon ngọt của nước dùng và thời gian chế biến nhanh hơn.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Vì thế, tùy thuộc vào hoàn cảnh, sở thích của gia đình mà bạn có thể chọn mua loại xương hầm cho phù hợp.
Sơ chế
Video đang HOT
Xương mua về rửa sạch, nếu là xương ống thì chặt đôi để tủy xương có thể hầm ra nước ngọt hơn. Xương sườn, móng giò thì chặt miếng vừa ăn. Lấy một bát lớn, cho nước và 1 thìa muối khuấy tan và cho xương vào sao cho nước ngập xương và để ngâm trong khoảng 30 phút rồi vớt ra rửa lại với nước sạch. Lưu ý cần cho muối vào nước ngâm bởi nếu chỉ ngâm nước trắng xương sẽ bị phai mất chất, nước ninh ra mất đi vị ngọt. Nước muối giúp xương được làm sạch máu thừa, khi ninh sẽ trong nước hơn mà không bị mất chất.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Hầm xương
Đối với tất cả các loại xương lợn/bò, cách tốt nhất để khử mùi hôi là chần qua nước sôi. Cho nước vào nồi đặt lên bếp đun sôi thì cho xương vào, khi nước sôi lại và có bọt thì tắt bếp, vớt xương ra rửa lại dưới vòi nước sạch rồi cho vào nồi nước khác để ninh.
Cho xương và một lượng nước sâm sấp bề mặt xương vào ninh ở lửa lớn, không nên cho muối vào ngay vì sẽ làm mất độ ngọt tự nhiên của xương. Thêm vài lát gừng, chút hành lá và quế, hoa hồi, bát giác (nếu có) vào ninh cùng sẽ khiến nước xương tăng thêm hương vị, khử bớt mùi hôi. Nước sôi thì hạ lửa, chú ý vớt bọt thường xuyên và để ninh trong 1h là bạn sẽ có món nước dùng như ý.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Lúc này, bạn có thể thêm các loại rau củ quả vào để nấu canh hoặc dùng nước hầm này để ninh cháo, nấu súp… Chú ý, khi đồ ăn gần chín mới cho gia vị mặn vào để nước không bị đục và giữ được vị ngọt tự nhiên. Nếu nấu bằng bếp gas, trong quá trình nấu nên để hé nắp vung để nước không bị trào.
Mẹo hầm xương nhanh nhừ, ngọt nước
Cho một củ hành tím đã nướng qua vào nồi nước hầm sẽ làm nước hầm xương trong hơn. Khi hầm cho thêm nửa quả đu đủ xanh vào nồi sẽ khiến xương nhanh nhừ và nước có vị ngọt thanh hơn./.
Hầm xương khiến nước dùng đục, lại kém thơm do mắc 3 lỗi cơ bản này
Khi hầm xương nước không được trong, thỉnh thoảng xuất hiện mùi hôi khó chịu, loại trừ xương mua phải bị ôi thiu thì do trong quá trình hầm xương, nhiều người hay mắc 3 lỗi cơ bản dưới đây.
Xương được rửa rồi chần luôn
Hầu hết mọi người sau khi mua xương về, đều chỉ rửa sạch trực tiếp rồi cho vào nồi chần sơ qua. Thực ra cách làm này chưa đúng.
Thực tế, cách làm chuẩn là xương mua về, rửa sạch rồi rồi ngâm với nước trong trước 30 phút. Sở dĩ phải ngâm xương để giúp máu thừa bên trong ra hết, như vậy giảm được mùi tanh hiệu quả khi nấu, nước xương hầm chúng ta làm sẽ trong hơn. Hương vị nước xương thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, không có mùi tanh.
Cho trực tiếp hành lá, gừng vào nồi hầm cùng xương
Thông thường khi hầm xương, nhiều người thường cho hành lá và gừng vào để xương và nước thơm hơn tuy nhiên lại không biết rằng, cần phải lưu ý thời điểm cho hai loại nguyên liệu này. Nếu cho cùng xương là chưa đúng.
Cách làm đúng của chúng ta là chuẩn bị một nồi nước, cho hành lá và gừng thái chỉ vào đun sôi rồi cho xương heo đã chần sơ vào nồi ninh cùng để xương chín.
Tưởng đơn giản nhưng làm sai 3 thao tác này chắc chắn nồi xương hầm sẽ không thơm và trong như ý.
Cho muối quá sớm
Nhiều người có thói quen, cứ cho xương vào nồi hầm là cho muối vào luôn. Căn bản mọi người đều nghĩ, cho muối sớm như vậy sẽ giúp xương đậm đà hơn, không bị nhạt, nước xương như vậy sẽ vừa miệng. Hoặc có người đợi đến lúc nước xương chuyển sang màu trắng đục thì cũng cho muối. Tuy nhiên hai thời điểm này bạn cho muối là không đúng vì còn quá sớm.
Việc cho muối sớm làm hạn chế chất ngọt trong xương "thôi" ra ngoài, cũng làm cho nước không trong bằng. Cho muối phải là lúc bạn đã hầm gần xong, chuẩn bị tắt bếp rồi. Lúc này, xương hầm giữ được hương vị nguyên bản nhất. Giá trị dinh dưỡng của món xương hầm sẽ cao.
Nếu cho muối sớm sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng này, vì vậy chúng ta nên cho muối vào nồi sau cùng để có tác dụng tăng vị nhất định.
Vợ đảm 8X chia sẻ cách làm hủ tiếu ngon và bí quyết để hương vị đúng chuẩn Theo chị Kim Ngân chia sẻ, để món ăn này ngon thì khâu làm nước dùng là quan trọng nhất. Thời đại hiện nay, những người phụ nữ giỏi việc xã hội, nhưng vẫn đảm việc nhà luôn là hình tượng được nhiều chị em ngưỡng mộ. Mới đây, khi chia sẻ công thức làm món hủ tiếu Nam Vang trên hội yêu...