Mắc viêm xoang cần lưu ý những gì?
Để phòng ngừa bệnh viêm xoang, cần lưu ý tránh các tác nhân gây bệnh là biện pháp phòng ngừa phổ biến.
Ảnh minh họa
Hỏi:
Dạo gần đây tôi thấy đau đầu âm ỉ, đặc biệt đau tập trung quanh khu vực hốc mắt. Tôi cứ nghĩ là do đau đầu bình thường nên tự ý mua thuốc về uống nhưng không đỡ, đến viện khám thì được kết luận viêm đa xoang cấp mủ. Mong bác sĩ tư vấn?
Trần Mai Thi (Hà Nội)
Trả lời:
Bệnh viêm xoang hay còn gọi chung là viêm mũi xoang là bệnh lý khá phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi ở Việt Nam. Đây là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm mạc lót trong lòng các xoang dẫn tới phù nề, thu hẹp đường kính các lỗ xoang làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang do không thoát được ra ngoài.
Video đang HOT
Viêm xoang được phân loại thành 2 loại cấp tính và mãn tính.
Thời gian mắc bệnh dưới 4 tuần là viêm xoang cấp tính, kéo dài hơn 12 tuần và tái phát nhiều lần là viêm xoang mãn tính.
Trường hợp viêm đa xoang cấp mủ rất hay gặp, nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng viêm thị thần kinh, viêm màng não… nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Viêm xoang là bệnh không thể chữa bằng vài liều thuốc kháng sinh đơn giản, qua loa mà phải tuân thủ quy trình và thời gian điều trị của bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng bằng những loại thuốc đặc trị để có hiệu quả tốt nhất.
Nguyên nhân hàng đầu gây viêm xoang cấp tính là do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm); do viêm nhiễm đường mũi họng (viêm họng, viêm amidan, viêm mũi) hoặc do bệnh sâu răng, viêm lợi lan truyền sang các khoang gây viêm cấp.
Bên cạnh đó, viêm xoang cấp còn do dị ứng với vi sinh vật và các chất gây dị ứng.
Những dấu hiệu điển hình cảnh báo viêm xoang thường là đau nhức, chảy dịch mũi… Khi viêm xoang, nếu không được chữa trị sớm và đúng cách thì bệnh có thể trở nên nặng, gây phù nề nhiều, người bệnh không còn phân biệt được mùi khi ngửi do thần kinh khứu giác không còn cảm nhận được mùi.
Để phòng ngừa bệnh viêm xoang, mọi người cần lưu ý tránh các tác nhân gây bệnh là biện pháp phòng ngừa phổ biến.
Giữ gìn vệ sinh mũi họng để tránh bị viêm mũi, viêm họng dẫn đến viêm xoang. Người bị viêm xoang mạn tính cần phải giữ ấm vùng mũi họng thường xuyên khi gặp thời tiết lạnh để tránh đợt viêm cấp. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc xịt mũi, nhỏ mũi…
Bên cạnh đó, khi nhận thấy mình có dấu hiệu của bệnh viêm xoang, bạn cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời, đúng cách, tránh biến chứng.
Thuốc lá và bệnh lý đường hô hấp
Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động.
Khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp của cả người hút thuốc và những người xung quanh.
Thuốc lá gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Hút thuốc lá gây tổn hại đến các cơ quan dẫn khí
Mũi: Những bệnh thường gặp như viêm mũi, viêm xoang không phải chỉ do thời tiết mà còn do chúng ta hít phải những khí độc, khí độc nhất chính là khói thuốc. Hút thuốc ảnh hưởng đến các lông mao trong xoang. Khi hít phải khói thuốc lá, các sợi lông mao trong mũi sẽ bị tê liệt và các chất nhầy sẽ tích tụ trong xoang gây nhiễm trùng và viêm.
Hầu - họng: Theo các chuyên gia nghiên cứu thì hút thuốc lá gây ra nguy cơ ung thư vòm họng. Và thực tế đã rất nhiều người bị ung thư vòm họng, kể cả những người chỉ hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ bị căn bệnh này. Khi khói thuốc đi và họng, các tế bào ở cổ họng bị tổn thương và xói mòn dẫn đến sự thay đổi ở các tế bào hình thành và tái tạo, dẫn đến ung thư vòm họng.
Ngoài ra những người hút thuốc lá thường bị những cơn ho dai dẳng kéo dài, đờm nhiều trong cổ họng ... rất khó chịu. Nguyên nhân do khói thuốc ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc lót cho cổ họng, cuối cùng làm giảm hiệu quả bảo vệ của niêm mạc, gây kích ứng và khô cổ họng.
Thanh quản, khí quản: Khí quản là ống dẫn đến phổi của cơ thể, nó được bao bọc bởi các lông mao, ngăn chặn vật thể lạ xâm nhập. Tuy nhiên, khi hút thuốc, các lông mao này bị hư hại nhiều bởi khói thuốc và hoạt động kém hiệu quả hơn. Điều này dẫn đến ngứa ở khí quản, gây ho. Khói thuốc lá khi vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến các niêm mạc thanh quản tác động vào các dây thanh âm, khiến giọng nói thay đổi như khản giọng.
Ảnh hưởng của thuốc đến chức năng phổi
Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ấm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi.
Trong mỗi phổi đều có một hệ thống phế quản, phế quản gốc như là nhánh chính của cây với các cành cây nhỏ là những phế quản, sau 17 - 20 lần phân chia thành các tiểu phế quản tận, từ các tiểu phế quản đó sẽ dẫn đến các túi nhỏ chứa khí gọi là phế nang, nó giống như chùm nho. Ở phế nang quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO2 lấy O2 đến các tổ chức của cơ thể.
Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, vi rút và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, trong một số vùng tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần/phút.
Khi khói thuốc đi vào qua miệng, người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn.
Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá hủy. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khỏe mạnh và chức năng bình thường của chúng.
Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng tăng tính đáp ứng đường thở, do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc do đó hình thành các tiếng ran rót, ran ngáy và có thể bị khó thở.
Tụt lợi gây hậu quả gì? Bố tôi hơn 60 tuổi bị tụt lợi, hở chân răng, ăn uống hay bị ê răng. Mong bác sĩ tư vấn, khi tụt lợi gây hậu quả gì và phòng ngừa thế nào? Lê Hằng (Hà Nội) Ảnh minh họa Tụt lợi là tình trạng lộ bề mặt chân răng do lợi di chuyển về phía cuống răng. Viêm lợi, viêm quanh...