Mắc tay chân miệng, một trẻ em tử vong sau 2 ngày phát hiện bệnh
Từ đầu năm đến nay, số ca bệnh tay chân miệng được phát hiện ở tỉnh Bình Định tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Sáng 22-3, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết tuần qua, trên địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 28 ca bệnh tay chân miệng. Trong đó, có một trường hợp bệnh nhi 19 tháng tuổi ở huyện Phù Cát tử vong nghi do tay chân miệng.
Hoạt động kham chưa bênh cho tre măc tay chân miêng tai môt cơ sơ y tê ơ TP Quy Nhơn.
Trước đó, ngày 11-3, bệnh nhi trên được phát hiện khởi bệnh tay chân miệng sau khi gia đình đưa bé đến Trung tâm Y tế huyện Phù Cát điều trị. Đến ngày 12-3, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định điều trị.
Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán tay chân miệng độ 2a. Tuy nhiên, một ngày sau, bệnh nhi tử vong với chẩn đoán tay chân miệng độ 4, bội nhiễm, biến chứng suy hô hấp.
Sau trường hợp tử vong trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Định đã chỉ đạo cơ quan y tế địa phương điều tra khu vực ca bệnh cho thấy không có trường hợp bệnh tương tự; xử lý khử trùng nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh; chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phòng chống bệnh tay chân miệng ở cộng đồng.
Video đang HOT
Theo CDC Bình Định, từ đầu năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 60 ca bệnh tay chân miệng, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, cả hai tháng 1 và 2, địa phương này chỉ ghi nhận 11 ca bệnh. Tuy nhiên, đến khoảng giữa tháng 3 thì phát hiện thêm 49 ca, trong đó có một số trường hợp nhập viện trong tình trạng bệnh nặng.
Trẻ mắc tay chân miệng biến chứng lở loét nặng vì cha mẹ tự điều trị
Thấy con có các nốt phỏng nước xuất hiện trên da, phụ huynh đã tự ý mua thuốc bôi cho con. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không thuyên giảm, ngược lại các nốt phỏng vỡ ra lở loét, trẻ đau đớn, ngứa nhiều... và phải nhập viện cấp cứu.
Thời tiết giao mùa hiện nay là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em đang có nguy cơ gia tăng. Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang điều trị cho nhiều trẻ mắc tay chân miệng. Đáng chú ý trong đó có trường hợp bé 4 tháng tuổi được chẩn đoán mắc tay chân miệng kèm theo bội nhiễm da nặng.
Bác sĩ Đặng Thị Thúy - Trưởng khoa Nhi của bệnh viện cho biết: Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, mệt mỏi, có nhiều vết lở loét trên da, trẻ ngứa ngáy, khó chịu... Theo lời kể của gia đình, khi thấy con có các nốt phỏng trên da đã tự điều trị cho con bằng đơn thuốc cũ.
Trong khi đó, theo Bác sĩ Thúy, hầu hết các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ, điều trị không quá phức tạp. Nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bố mẹ tự mua thuốc, tự xử lý tại nhà thì các bệnh nhi sẽ dễ bị bội nhiễm.
"Ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị cho con..." - chuyên gia Nhi khoa cảnh báo.
Trẻ mắc tay chân miệng có bội nhiễm da kèm theo.
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Bệnh có quanh năm và tăng mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3 - 5 và tháng 9- 10.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
Theo thống kê trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận 38.704 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.536 trường hợp nhập viện, không có tử vong.
So với cùng kỳ năm 2019 (61.226), số mắc cả nước giảm 36,3%, số trường hợp nhập viện giảm 31,4%, so với cùng kỳ giai đoạn 2013-2017, số nhập viện giảm 57,6%. Tuy nhiên một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi mắc tay chân miệng. Ảnh: D.Hải.
Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Nguy cơ từ bệnh tay chân miệng Thời tiết giao mùa hiện nay là thời điểm căn bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, dễ bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống. Ảnh minh họa. Có thể gây tử vong Bệnh viện Nhi đồng TP HCM vừa cứu chữa kịp thời cho một bệnh nhi 15 tháng bị biến chứng bệnh TCM...