Mặc quần áo sặc sỡ là ‘bị thần kinh’
Những bộ quần áo sặc sỡ nhập khẩu từ nước ngoài dường như bị cấm ở Triều Tiên, đặc biệt là tại Thủ đô Bình Nhưỡng.
Một cửa hàng quần áo ở kinh đô thời trang Chongjin.
Bae Jin-ah là một cô gái đến từ Bình Nhưỡng. Cô nói rằng: “Mọi người ở Bình Nhưỡng cẩn trọng trong ăn mặc, nhưng lại không theo đuổi bất kỳ một xu hướng đặc biệt nào”. Cô thổ lộ: “Một hôm sau khi tan học, tôi mặc một chiếc váy màu cam rực rỡ để đi ra ngoài, nhưng mẹ lại yêu cầu tôi phải cởi nó ra ngay lập tức”.
Cô bé cho biết, ở Triều Tiên, quần áo cũ được nhập khẩu từ Nhật Bản theo số lượng lớn. Các thương lái ở chợ bán những thùng quần áo lớn, thậm chí có trọng lượng lên tới 100 kg, và khách hàng không biết chính xác bên trong quần áo có hình dáng ra sao.
Sau khi mua về, họ phân phát cho bạn bè và hàng xóm. Họ chủ yếu mặc những bộ quần áo sặc sỡ ở nhà mà không dám mặc ra đường.
Tuy nhiên, chính quyền nhà nước đang cố gắng kiểm soát những thùng quần áo “ngoại” này, cho rằng chúng là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Chính vì vậy, khi Jin-ah định đi ra ngoài với bộ đồ bị “chính quyền cấm”, mẹ của cô đã phải ngăn lại. Cô nói: “Ở Bình Nhưỡng, mọi người không mặc quần áo sặc sỡ khi đi ra ngoài vì lý do như vậy. Nếu làm như vậy, bạn sẽ bị cho là có vấn đề về thần kinh”.
Tuy nhiên, ở Chongjin, nơi được mệnh danh là “kinh đô thời trang”, mọi thứ lại khác. Đây là thành phố rất “nhạy bén” về thời trang. Jin-ah cho biết, cô đã thoát khỏi sự gò bó về quy định ăn mặc nhờ đến thành phố này. Ở đó, cô thấy mọi người được thoái mái ăn mặc các quần áo sặc sỡ màu sắc nhập khẩu ở nước ngoài.
Oh Mi-sook, một người Chongjin cho biết: “Ở Chongjin, cảnh sát không quá khắt khe về cách thức mà mọi người ăn mặc. Trào lưu ăn mặc quần jeans bó cũng được khởi nguồn từ đây”. Chongjin là một trung tâm thương mại, là một “cầu nối” thời trang quan trọng. Mi-sook giải thích, “trong số các hàng hóa được nhập qua cảng Chongjin , bạn có thể thấy rất nhiều trong số đó là những mẫu thời trang mới nhất từ Nhật Bản và Hàn Quốc”.
Khi được hỏi tại sao Bình Nhưỡng không phải là ” kinh đô thời trang “, Jin-ah cho biết, “Bình Nhưỡng là một thành phố nơi mọi người được cho là rất trung thành với đất nước. Do đó, việc kiểm soát ở đó phải nghiêm ngặt hơn”.Cô tiếp tục: “Thậm chí, vợ của các ủy viên Đảng Lao động Triều Tiên cũng rất nhạy cảm với những điều người khác nghĩ, và những người giàu có thường cố che đậy sự giàu có của mình”.
Theo Infonet
Kỳ lạ hồ nước màu hồng ở Úc
Hồ Hillier là nằm trên một hòn đảo lớn thuộc quần đảo Recherche, miền Tây nước Úc được biết đến là một hồ nước có màu hồng sặc sỡ quanh năm.
Nhìn từ trên cao xuống, hồ Hilliertrông giống như một miếng kẹo cao su màu hồng. Chính vì đặc điểm khác lạ đó mà nhiều hành khách khi đi trên máy bay qua hồ thường ngoái đầu để ngắm nhìn vẻ đẹp khác lạ này.
Hồ có chiều dài khoảng 600 mét, bao quanh hồ là một vòng tròn cát lớn và cây cối mọc um tùm.
Một dải cát bao phủ bởi các loại thực vật là bức tường ngăn đôi giữa hồ với đại dương.
Không giống một số hồ có màu hồng khác trên thế giới như ở Retba hay ở San Francisco, người ta vẫn chưa chứng minh được một cách rõ ràng đặc tính màu hồng của hồ.
Một người tin rằng màu sắc của hồ là do một màu được tạo ra bởi các vi sinh vật như dunaliella salina và halobacteria.
Giả thuyết khác lại cho rằng màu hồng của hồ là do vi khuẩn halophilic tạo nên.
Mặc dù chưa chứng minh được nguyên nhân làm cho hồ Hillier có màu hồng, nhưng màu sắc của hồ đã tô điểm thêm cảnh sắc thiên nhiên vốn tươi đẹp của Úc.
An Tử
Theo dân trí
Thắt dây thun thành... áo đầm Nhà thiết kế người Bulgaria, cô Margarita Mileva đã hô biến 18.500 sợi dây thun sặc sỡ thành một cái đầm cực kỳ bắt mắt, chưa kể đôi xăng đan độc đáo không kém. Tính ra, đống dây thun này nặng cả thảy 10 kg! Ai bảo dây thun chỉ để cột? Theo ihay