Mắc những bệnh này cần thận trọng vì có thể dẫn đến đột quỵ
Trước khi rơi vào tình trạng đột quỵ, người bệnh thường phải đối mặt với một hoặc nhiều loại bệnh mạn tính.
Ngày 12/12, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp bị đột quỵ. Bệnh nhân là ông N.T.L (46 tuổi, ngụ tại quận Tân Phú, TP.HCM) nhập viện trong tình trạng đột ngột méo mặt, nói đớt. Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, bệnh nhân có tiền sử bị cao huyết áp, phải liên tục sử dụng thuốc.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã kích hoạt hệ thống báo động đỏ trong cấp cứu đột quỵ. Người bệnh nhanh chóng được can thiệp nội mạch, lấy huyết khối. Sau 20 phút khẩn trương, các bác sĩ giúp bệnh nhân vượt qua nguy kịch, sức khỏe bình phục tốt. Bệnh nhân đang được theo dõi và phục hồi chức năng, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tái phát.
TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết, 3 nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ cho người bệnh gồm huyết áp cao, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường. Trong đó, huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng đột quỵ ở người bệnh.
Nam bệnh nhân đột quỵ may mắn được bác sĩ can thiệp giúp vượt qua nguy kịch
“Bệnh lý này làm tăng áp lực máu đến tim, thúc đẩy xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim – mạch vành, đặc biệt là tình trạng tổn thương các động mạch xuyên nhỏ. Theo đánh giá, khoảng 77% trường hợp đột quỵ lần đầu liên quan đến tình trạng tăng huyết áp. Bằng cách kiểm soát tốt yếu tố huyết áp, nguy cơ đột quỵ có thể giảm 35 – 40%” – BS Bá Thắng nói.
Các bệnh lý về tim cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Phân tích của BS Bá Thắng chỉ ra, rung nhĩ là bệnh lý tim mạch có nguy cơ gây đột quỵ cao nhất, chiếm khoảng 50% số ca bệnh. Ngoài ra còn hẹp van tim, suy tim, van cơ học, nhồi máu cơ tim. Người bệnh đột quỵ do các bệnh lý tim mạch nguy cơ tái phát đột quỵ cao. Bác sĩ khuyến cáo những người bị bệnh lý tim mạch cần tuân thủ điều trị và xây dựng kế hoạch dự phòng từ sớm để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
Video đang HOT
Người bệnh đái tháo đường cũng nằm trong nhóm có nguy cơ đột quỵ tăng cao gấp 2 đến 6 lần so với người bình thường. Tuy nhiên, đái tháo đường là yếu tố có thể điều chỉnh được bằng việc kiểm soát tốt đường huyết, từ đó giảm tỷ lệ đột quỵ.
Lý giải những nguyên nhân dẫn tới “ma trận” của các bệnh lý gây ra đột quỵ, BS Nguyễn Đức Thành, Trưởng khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Đại học Y Dược cho rằng, lối sống sinh hoạt kém lành mạnh, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chế độ ăn uống nhiều đường, dầu mỡ, cay nóng hay thói quen ít vận động, tình trạng căng thẳng kéo dài đều là các yếu tố dễ gây khởi phát đột quỵ.
BS Đức Thành cho rằng, các nguyên nhân trên cũng là lý do khiến người bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Nhiều người mới ở tuổi ngoài 30 đã bị đột quỵ. BS Thanh nói: ” Đột quỵ thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh. Để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, ngoài việc tuân thủ điều trị bệnh lý nền, bệnh nhân cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ do lối sống”.
Cấp cứu đột quỵ - Mỗi giây đều quý!
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Mỗi phút não bị thiếu máu sẽ mất gần hai triệu tế bào thần kinh, vì vậy người bệnh đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức tại các cơ sở y tế có đơn vị đột quỵ để hạn chế tối đa những tổn thương về não.
Gần đây, người bệnh T.V.H (70 tuổi, ngụ tại TPHCM) đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) tái khám bệnh mạn tính định kỳ nhưng đột nhiên không nói được, rồi liệt tay và chân trái.
Ngay lập tức quy trình báo động đỏ cấp cứu đột quỵ được khởi động, ông H. nhanh chóng được cấp cứu, chụp CT não sau đó điều trị thuốc tan cục máu đông và dùng dụng cụ lấy huyết khối thông lại mạch máu tắc. May mắn phát hiện ngay tại Bệnh viện và can thiệp kịp thời chỉ trong 20 phút, người bệnh sau đó hồi phục rất nhanh.
Sau 12 giờ, người bệnh hầu như không còn triệu chứng, trở lại bình thường. Kết quả chụp MRI sau đó cho thấy người bệnh không còn tổn thương nào trên não.
Sau đó, người bệnh tiếp tục được theo dõi tại Đơn vị Đột quỵ để phục hồi chức năng và truy tìm nguyên nhân gốc rễ để ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Cấp cứu đột quỵ - Mỗi giây đều quý
TS-BS Nguyễn Bá Thắng
Theo TS-BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ, BV ĐHYD TP.HCM, đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kì ai. Nếu không được cấp cứu kịp thời trong "thời gian vàng", hậu quả do đột quỵ rất nghiêm trọng với tỉ lệ tử vong khoảng 10 - 20%. Chưa nói đến những người sống sót nhưng phải chịu cảnh tàn phế chiếm tỉ lệ gần 30%, và chỉ có khoảng 30% có thể trở về cuộc sống bình thường.
Để phát hiện sớm cơn đột quỵ, cần dựa vào những dấu hiệu ban đầu (quy tắc FAST) sau đây:
F - Face (liệt mặt): Người bệnh có thể bị liệt một bên mặt với biểu hiện méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi người bệnh há miệng hoặc cười.
A - Arm (liệt cánh tay): Người bệnh cử động khó hoặc không thể cử động một tay hoặc tay chân một bên cơ thể. Cách nhận biết nhanh chóng nhất là yêu cầu người bệnh giơ 2 tay lên sẽ thấy một bên không giơ hoặc không giữ lại được.
S - Speech (nói chuyện): Người bệnh khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường, hoặc không hiểu lời nói.
T - Time (thời gian): tranh thủ tối đa thời gian gọi xe cứu thương ngay đưa người bệnh đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, có thể ghi nhớ các dấu hiệu và cách xử trí bằng câu: "Méo cười, ngọng nói, xuội tay - Mau gọi cấp cứu, đi ngay, đừng chờ". Mỗi phút não bị thiếu máu sẽ mất gần hai triệu tế bào thần kinh, vì vậy người bệnh đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa những tổn thương về não.
Những điều nên và không nên khi cấp cứu đột quỵ
TS-BS Nguyễn Bá Thắng cho biết, hiện nay vẫn còn những quan niệm sai lầm khi cấp cứu đột quỵ như: cạo gió, trích máu, cúng bái; uống thuốc truyền miệng; vận chuyển người bệnh bằng xe 2 bánh, chờ cho người bệnh khỏe lại... Đây là những nguyên nhân khiến người bệnh không được cấp cứu đúng cách và kịp thời, gây nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, cần hiểu đúng cách cấp cứu đột quỵ, giúp giảm tỉ lệ tử vong và tàn phế cho người bệnh.
Để được chăm sóc, điều trị chuyên sâu, phòng ngừa biến chứng, nguy cơ tái phát và phục hồi chức năng, người bị đột quỵ nên được cấp cứu ngay tại các cơ sở y tế có đơn vị đột quỵ. Đơn vị đột quỵ là nơi chuyên điều trị đột quỵ với các nhân sự được đào tạo chuyên sâu, phối hợp đa chuyên khoa theo một quy trình chuẩn hóa để đảm bảo người bệnh được chăm sóc điều trị tốt nhất, giảm thiểu tối đa hậu quả.
Nhằm hưởng ứng Ngày Đột quỵ thế giới 29.10, đồng thời nâng cao kiến thức của cộng đồng trong việc cấp cứu đột quỵ đúng cách và hiệu quả, Trung tâm truyền thông BV ĐHYD TP.HCM phối hợp cùng chương trình Angels của Công ty Boehringer Ingelheim Vietnam thực hiện chương trình tư vấn với chủ đề "Đột quỵ: Chạy đua từng phút từng giây - L àm đúng để giảm tàn phế cho những người thân yêu của mình" , theo dõi tại: https://bit.ly/dotquy-chayduatungphuttunggiay.
Với sự tư vấn của TS-BS Nguyễn Bá Thắng, chương trình cung cấp thông tin về nguyên nhân gây ra đột quỵ, tại sao phải chạy đua cấp cứu đột quỵ và những điều nên, không nên khi cấp cứu đột quỵ.
Điều gì xảy ra nếu đột quỵ không được cấp cứu kịp thời? Đột quỵ có thể để lại những di chứng khác nhau, từ liệt đến các vấn đề về ngôn ngữ. Cứu chữa kịp thời có thể giúp giảm thiểu hậu quả của đột quỵ. Phục hồi sau đột quỵ là quá trình rất khó khăn. Chỉ khoảng 10 % những người sống sót qua cơn đột quỵ có thể phục hồi hoàn toàn,...