Mắc kẹt tay vào máy lọc nước, bé gái bị đứt rời gân 2 ngón
Vô tình bị ngã và mắc kẹt ngón tay trái vào lỗ cấp nước của máy lọc nước gia đình, bé gái 30 tháng tuổi đã bị dập và đứt gân hai ngón tay.
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa phẫu thuật kịp thời nối gân cứu ngón tay đứt rời của bé gái.
Bệnh nhi là bé gái M.C (30 tháng tuổi, trú tại Phú Thọ). Bố M.C cho biết, gia đình dùng máy lọc nước có vỏ bằng tôn inox, theo thiết kế của nhà sản xuất 2 bên thành máy có 2 lỗ để cấp đường nước ra vào và có thành rất sắc được bọc bằng cao su nhưng đã bị bé M.C nghịch bóc ra trước đó.
Chiều tối ngày 5/12/2023, trong lúc sinh hoạt, vui chơi, bé M.C đã trèo lên máy lọc nước để lấy nước uống thì không may bị trượt chân ngã. Sau ngã, ngón 2, 3 bàn tay trái của trẻ mắc kẹt vào lỗ cấp nước của máy lọc nước gây nên vết thương đứt ngón 2, 3, chảy nhiều máu.
BS Nguyễn Vũ Hoàng thăm khám cho bệnh nhi M.C tại khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương
Theo BS Nguyễn Vũ Hoàng – Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp phẫu thuật bệnh nhi, sau khi tiếp nhận và kiểm tra vết thương bàn tay trái bệnh nhi, các bác sĩ nhận thấy tình trạng tổn thương rất phức tạp: lộ xương, khớp đốt 2, 3 ngón 2 và 3 bàn tay trái đứt rời gân gấp. Ngay trong đêm, kíp trực đã quyết định phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi.
Video đang HOT
“Ca phẫu thuật kéo dài 2,5 tiếng đã cho kết quả tốt. Trong quá trình mổ, các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc mô mềm, khâu nối lại gân gấp sâu, tạo hình ròng rọc pullay, khâu tạo hình phần mềm che phủ da ngón tay và băng đặt nẹp bột cẳng bàn ngón tay cho trẻ. Đây là ca phẫu thuật tương đối khó khăn vì vùng tổn thương ống gân hẹp, các động mạch, thần kinh rất nhỏ, hơn nữa, vết thương đứt ngang đốt 2, 3 của ngón 2 và 3 bàn tay trái trẻ đứt hoàn toàn gân gấp chung nông, sâu, mô mềm bị lột dập nát… nếu không được nối kịp thời, ngón tay sẽ giảm, mất chức năng, da mô mềm giảm nguồn máu nuôi dưỡng sẽ dẫn đến hoại tử ngón.
Sau mổ trẻ được sử dụng kháng sinh, chống phù nề, định kỳ thay băng vết thương 3 ngày/lần để đánh giá vết mổ, tập gấp duỗi ngón chủ động và thụ động sớm. Sau hơn 1 tuần điều trị, vết thương khô, đầu ngón tay hồng ấm, sức khỏe trẻ tiến triển tốt và đã được xuất viện. Tuy nhiên, để ngón tay có thể cử động như bình thường, trẻ vẫn cần một quá trình điều trị mang nẹp, thay băng và phục hồi chức năng theo từng giai đoạn” – BS Nguyễn Vũ Hoàng cho biết thêm.
Cũng theo BS Nguyễn Vũ Hoàng, hàng năm, Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận rất nhiều trường hợp tai nạn trong sinh hoạt với các mức độ khác nhau như trường hợp của cháu M.C. Nhiều trường hợp bị tổn thương nhẹ, sau điều trị có thể phục hồi. Tuy nhiên, có trường hợp nặng không thể phục hồi như đứt lìa ngón tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân, thậm chí có trường hợp tai nạn gây nguy hiểm tới tính mạng.
Trước đó, đơn vị này cũng đã từng phẫu thuật vi phẫu nối bàn tay phải đứt gần rời cho bé gái N.A.T (3 tuổi, trú tại Hà Nội) do trong lúc chơi đùa đã cho bàn tay phải vào máy dập cốc và bị máy cán gần đứt lìa bàn tay. Khi đến bệnh viện, một bên bàn tay phải của N.A.T đã bị đứt gần rời, chỉ còn phần da dập nát ở gan bàn tay (mặt trước bàn tay), chẻ đôi xương ngón tay cái, đứt toàn bộ gân gấp vùng ống cổ tay. Bệnh nhi nhanh chóng được phẫu thuật nối lại bó mạch quay, bó mạch trụ, thần kinh giữa, nối lại hệ thống gân gấp và gân duỗi, tĩnh mạch nông. Đây là một kỹ thuật phức tạp do hệ thống mạch, thần kinh, gân cơ ở bàn tay của trẻ đều nhỏ và bị máy cán dập nát, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có dày dặn kinh nghiệm trong phẫu thuật vi phẫu, bàn tay. Rất may sau 6 giờ phẫu thuật, bàn tay của bệnh nhi đã được cứu.
Hay như trường hợp một trẻ cho tay vào dây curoa máy xát gạo và bị dập nát mất đoạn ở vùng cổ bàn tay. Rất may bệnh nhi đã được các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu kịp thời và được ra viện 10 ngày sau phẫu thuật.
BS Nguyễn Vũ Hoàng khuyến cáo: Trẻ nhỏ thường hiếu động, thích tò mò, chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Do đó, để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần quan sát, đánh giá bao quát môi trường sống của trẻ đảm bảo an toàn, chú ý đến tình huống có thể gây rủi ro cho trẻ như: dao, đồ thủy tinh, các yếu tố nguy cơ gây bỏng như: phích nước, nồi canh đang sôi, ổ cắm, vật dụng sắc nhọn khác…để xa khu vực chơi sinh hoạt của trẻ. Ngoài ra, khi đưa trẻ ra ngoài môi trường sống quen thuộc của gia đình, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần đặt trẻ trong sự bao quát, quan sát mọi nơi, mọi lúc.
Khi trẻ không may xảy ra tai nạn, cần xử trí băng vết thương cho trẻ nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa ngoại Nhi gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Liên tiếp xảy ra tai nạn kinh hoàng từ máy cắt cỏ
Thông tin từ Bệnh viện trung ương Quân đội 108, trong 1 tuần gần đây, Bệnh viện liên tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân bị tai nạn lao động do máy cắt cỏ.
Một trường hợp bị đứt rời một phần ba dài cẳng chân, 1 trường hợp đứt rời bàn chân, cả 2 đều được sơ cứu tại tuyến dưới và chuyển đến Bệnh viện TWQĐ 108 để nối lại bàn chân.
Ca bị đứt rời bàn chân, theo lời kể của người bệnh N.A.T (21 tuổi, Nghệ An) trong quá trình lao động, anh sơ ý đã bị máy cắt cỏ cắt lìa bàn chân. Anh được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An để sơ cứu và sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện TWQĐ 108.
Tại Bệnh viện TWQĐ 108, các bác sĩ đã trồng bàn chân đứt rời bằng kĩ thuật vi phẫu dưới kính hiển vi phẫu thuật, ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ, các cấu trúc mạch máu, thần kinh, gân cơ được phục hồi lại.
Hình ảnh bàn chân bị cắt rời được phẫu thuật ghép. Ảnh: BVCC
Trước đó, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cũng đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho hai bệnh nhi Hoàng Trung H. (12 tuổi) và Hoàng Minh T. (5 tuổi) là hai anh em ruột, cùng ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên bị lưỡi cưa máy cắt cỏ cắt gần đứt lìa cẳng chân phải.
Theo TS.BS Nguyễn Quang Vịnh, Khoa Chấn thương chi trên và Vi phẫu, Viện CTCH, Bệnh viện TWQĐ 108 khuyến cáo người dân khi sử dụng máy cắt cỏ phải kiểm tra tình trạng máy trước khi sử dụng.
Đa số các tai nạn là do lưỡi cắt bị văng ra ngoài, quá trình sử dụng máy phải đi giầy bảo hộ và giữ tập trung trong quá trình lao động.
Bác sĩ Vịnh cũng khuyến cáo thời gian vàng lý tưởng để nối chi thể bị đứt rời là 6 giờ tính từ lúc bị đứt đến lúc các bác sĩ thực hiện nối lại mạch cấp máu cho phần chi thể đứt rời, nếu chi thể được bảo quản đúng cách.
Bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục.
Với phần chi đứt lìa, người sơ cứu rửa bằng nước sạch ( nước đun sôi để nguội) hoặc nước muối sinh lý. Không được rửa bằng xà phòng hoặc hóa chất. Sau đó, phần chi thể đứt lìa được bọc kín bằng gạc hoặc vải sạch (chú ý không bọc quá dày) rồi cho vào túi ni lông, buộc kín miệng túi để nước không thấm vào.
Đặt túi vào thùng đá lạnh, thau chứa đá lạnh, hoặc đơn giản nhất là cho vào trong một túi nhựa khác có chứa đá lạnh. Mục đích của quấn băng vải quanh phần chi đứt lìa là để chi không tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh.
Cứu sống nữ sinh đứt phế quản do ô tô tải 1,5 tấn đè lên ngực Ngày 23/11, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đơn vị vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân nữ chấn thương đứt phế quản do tai nạn giao thông. Đây là trường hợp cấp cứu rất nặng và hiếm gặp. Theo đó, bệnh nhân nữ 17 tuổi, bị tai nạn giao thông (ô tô tải 1,5 tấn đè lên...