Mắc hội chứng đặc biệt, bé trai chào đời với toàn bộ cơ mặt không thể cử động, có lúc ngừng thở đến hơn 3 phút
Hội chứng hiếm gặp này khiến trẻ sơ sinh không thể nhếch miệng cười nói hay đưa mắt nhìn qua lại ngay từ khi lọt lòng.
Cậu bé dũng cảm trải qua 17 lần phẫu thuật tìm lại gương mặt
Mẹ bé Hazzi (Australia) vui mừng khi biết tin có thai con trai đầu lòng. Trong thời gian mang thai, người mẹ có đi khám thai và không phát hiện điều gì bất thường, chỉ có duy nhất tật khoèo chân bẩm sinh nên chị cũng không mấy chú ý. Thế nhưng người mẹ trẻ thêm lần nữa bị sốc toàn tập khi các bác sĩ thông báo con trai chị bị mắc hội chứng Moebius, một dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp xuất hiện từ lúc mới sinh.
Ngay sau khi chào đời, Hazzi được gắn ống thông mũi họng để thở và ống xông để ăn sữa
Người mẹ trẻ cho hay ngay sau khi sinh Hazzi được 1 ngày, các bác sĩ phải gắn ống thông mũi họng để bé có thể thở được và ống xông để cho bé ăn. Xung quanh người con đều có rất nhiều dây. Đỉnh điểm khi Hazzi được 11 tuần tuổi, con phải đi cấp cứu vì không thể thở được bình thường.
“Con đã ngừng thở trong 3 phút 46 giây, và chúng tôi tưởng đã mất con vĩnh viễn. Sau khi qua cơn nguy kịch, con được phẫu thuật mở khí quản, các bác sĩ đã rạch 1 đường ở cổ để tạo thành đường thở”, người mẹ không thể quên những giây phút sinh tử của con. Sau khi được bác sĩ dặn dò, cậu bé Hazzi được xuất viện về nhà, lúc đó con được 15 tuần tuổi.
Được về nhà quả là điều tuyệt vời nhưng cũng thật mệt mỏi và căng thẳng, mẹ bé phải luôn phải túc trực để thông đường thở cho con trong đêm. “Tôi nhớ một lần nằm cạnh con, đó là 2:06h sáng. Tôi ngủ thiếp đi và giật mình tỉnh dậy vì con khó thở. Tôi chỉ có một giấc ngủ ngắn 30 giây vậy mà cảm giác như tôi đã ngủ hàng giờ. Lúc đó vẫn là 2:06 giờ sáng”. Bố mẹ cậu bé đã sống trong nỗi sợ hãi mất con như vậy trong thời gian khá dài.
Video đang HOT
Khi Hazzi mỉm cười, con chỉ có thể cười ở một bên mặt, ba phần tư khuôn mặt bị tê liệt, điều này cũng ảnh hưởng đến đường thở của cậu bé.
Các bác sĩ nói rằng Hazzi có thể không bao giờ ăn, nói chuyện hay đi bộ được như những đứa trẻ bình thường khác. Khi Hazzi gần 3 tuổi, con được bác sĩ sửa khe hở vòm miệng, nếu phẫu thuật thành công, con có khả năng ăn uống và nói chuyện. Bố mẹ cậu bé bắt đầu dạy con ngôn ngữ ký hiệu từ rất sớm, sau đó bé được gửi vào học tại 1 ngôi trường.
Hội chứng hiếm gặp Moebius khiến con không thể khép môi, lưỡi cũng không thể chuyển động được nhiều nên Hazzi phải sử dụng môi dưới và răng để tạo ra âm thanh nhất định. Mắt con có thể đảo qua đảo lại một chút. Hầu hết mọi người có thể hiểu con đang muốn truyền đạt điều gì, và khi có ai đó không hiểu, con sẽ tìm cách khác để giải thích lại.
Hazzi có một em trai là bé Ted hơn 7 tuổi. Hai anh em rất thân thiết và giống như những người bạn, có thể chia sẻ cùng nhau mọi vui buồn.
“Mọi người vẫn thường hỏi tôi đã làm thế nào để có thể vượt qua cú sốc lớn này. Tôi đã từng đau khổ và buồn rất nhiều, số lần con phải phẫu thuật là 17, tôi nhớ không thể quên. Hiện tại các vấn đề về đường thở của con đang dần tốt hơn, bởi vì khi con phát triển, đường thở sẽ lớn dần hơn, nhưng con sẽ vẫn bị liệt mặt. Hồi nhỏ con không thể thổi tắt 1 ngọn nến trong dịp sinh nhật, vì con đâu có đủ hơi thở. Nhưng bây giờ con có thể thổi bay 10 ngọn nến đang cháy. Con đang học lớp 5 và đã chuyển đến ngôi trường có nhiều bạn hơn. Điều này chính là động lực giúp gia đình tôi tiếp tục đồng hành bên con”, người mẹ chia sẻ thêm.
Hội chứng thần kinh Moebius ở trẻ sơ sinh
Moebius là một hội chứng thần kinh hiếm gặp ảnh hưởng đến các cơ kiểm soát chuyển động của khuôn mặt, xuất hiện từ lúc bé mới chào đời. Nó là một hội chứng, vì vậy các triệu chứng và số lượng cơ tê liệt có thể khác nhau đối với mỗi đứa trẻ. Trẻ mắc hội chứng Moebius không thể cử động mặt, như không thể nhăn mặt, mỉm cười hay hấp háy mắt, thậm chí cũng không thể đảo mắt từ bên này sang bên kia.
Moebius là một hội chứng thần kinh hiếm gặp ảnh hưởng đến các cơ kiểm soát chuyển động của khuôn mặt, xuất hiện từ lúc bé mới chào đời (Ảnh mih họa)
Ngoài ra, trẻ cũng gặp vấn đề về xương, khiến chân tay dị tật, rối loạn hô hấp. Điều đáng nói là do gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp qua biểu hiện trên gương mặt và không thể mỉm cười, nên có khoảng 30% trẻ em mắc hội chứng Moebius đều mắc bệnh tự kỷ. Đây là căn bệnh về thần kinh hiếm gặp, với tần suất 1/500,000 người mắc bệnh.
Theo một số chuyên gia, hội chứng này có thể gây ra bởi những nguyên nhân sau: bệnh do di truyền, hoặc thai nhi bị nhiễm độc trong khoảng thời gian thụ thai; vào thời kỳ mang thai người mẹ được dự đoán có khả năng sảy thai, hay sử dụng một số loại thuốc gây hại đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.
Nhiều người bỗng lở loét, tuột da vì hội chứng hiếm gặp nguy hiểm
Da bỗng nhiên bị nổi mẩn đỏ, xuất hiện bóng nước, rồi tuột từng mảng khiến nhiều người rơi vào nguy kịch. Bác sĩ xác định đây là hội chứng Stevens-Johnson hiếm gặp liên quan đến phản ứng dị ứng thuốc.
Thông tin từ Bệnh viện Quận Thủ Đức, TPHCM cho biết, chỉ trong 1 tháng qua, tại đây đã liên tục tiếp nhận 3 trường hợp nguy kịch vì cùng mắc một hội chứng hiếm gặp. Trường hợp nặng nhất là ông N.V.H. (71 tuổi) nhập viện với triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ hết vùng đầu và mặt, sốt cao liên tục từ 39 đến 40 độ C. Trước đó, bệnh nhân có sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh.
Da bệnh nhân nổi mẩn đỏ, tuột ra từng mảng như bị bỏng
Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã cho người bệnh nhập vào khoa Nội điều trị. Trong quá trình theo dõi, tình trạng bệnh nhân ngày càng chuyển nặng da bị phồng rộp, bong tróc diện rộng, lan khắp cơ thể kèm tổn thương mắt, miệng, sinh dục. Các bác sĩ đã hội chẩn xác định bệnh nhân mắc hội chứng Stevens-Johnson và quyết định chuyển sang khoa Hồi sức Tích cực Chống độc để điều trị chuyên môn sâu.
Do lớp da trên cơ thể bị bong tróc diện rộng khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, các bác sĩ đã phải chăm sóc, giảm đau, bù dịch, điều trị nội khoa tích cực, chăm sóc vết thương... cho người bệnh. Sau hơn 1 tháng được theo dõi, điều trị sát từng ngày, bệnh nhân đã qua được giai đoạn nguy kịch, sức khỏe bình phục tốt.
Hai trường hợp khác cũng nhập viện với những biểu hiện tương tự như ca bệnh trên, trong đó nữ bệnh nhân N.T.N.C. (38 tuổi) phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Hoàn cảnh khó khăn khiến cô nhập viện khi bệnh đã trở nặng, việc chăm sóc, điều trị gặp nhiều khó khăn, cùng với việc điều trị nội khoa tích cực, các y bác sĩ đã phải liên tục cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, dùng băng gạc chuyên dụng để đắp lên vết thương chống nhiễm khuẩn.
Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực, chị Nguyễn Thị Linh Đức chia sẻ: "Nếu như các trường hợp thông thường khác, bệnh nhân chỉ cần một điều dưỡng để chăm sóc, nhưng với các ca này, tổn thương da lan rộng khắp cơ thể nên việc chăm sóc người bệnh đòi hỏi nhiều thứ hơn. Cần ít nhất khoảng 5 người để tắm rửa và thay băng cho bệnh nhân hằng ngày. Mỗi lần thay băng, chúng tôi đều phải cố gắng làm nhiều cách để giảm tối thiểu sự đau đớn cho người bệnh như chích thuốc giảm đau, động viên người bệnh bằng cách đưa một số hình ảnh mà những bệnh nhân khác cũng bị và đã được điều trị khỏi để tiếp thêm động lực cho bệnh nhân."
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc cho biết: "Hội chứng Stevens-Johnson là một dạng cơ thể phản ứng dị ứng. Đối với hội chứng này, thường gặp nhất là do phản ứng dị ứng với thuốc. Hội chứng này rất ít khi xảy ra nhưng khi bệnh nhân mắc phải thì tình trạng người bệnh thường rất nặng và tỷ lệ tử vong cao (từ 3,2 đến 90%).
Nam bệnh nhân được bác sĩ cứu chữa vượt qua được nguy kịch sau khi mắc hội chứng hiếm gặp
Bệnh nhân mắc hội chứng Stevens-Johnson sẽ có các biểu hiện như: da bị đỏ lên, nổi bóng nước, lớp thượng bì bị tách ra, tổn thương niêm mạc mắt, miệng, sinh dục. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau như bị bỏng, một số bệnh nhân sẽ nổi hồng ban. Hội chứng này đa phần liên quan đến phản ứng dị ứng thuốc với một số nhóm thuốc nguy cơ cao như kháng sinh, an thần, giảm đau... sau vài lần sử dụng, trong vòng 14-21 ngày, bệnh nhân sẽ khởi phát triệu chứng.
Biến chứng thường gặp ở hội chứng Stevens-Johnson là nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ phải xét nghiệm để tìm ra loại thuốc gây phản ứng dị ứng, từ đó ngưng sử dụng loại thuốc gây dị ứng để hạn chế tỷ lệ tử vong.
Theo BS Dũng, hội chứng Stevens-Johnson tuy hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng này, bệnh nhân phải dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý uống các thuốc không được kê đơn. Phải thông báo tình trạng dị ứng thuốc hay thức ăn cho thầy thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy có bất thường nhất là sốt cao, viêm miệng, nổi dị ứng, ban đỏ khắp người, cần phải tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
(Ảnh: bệnh viện Thủ Đức)
Phát hiện 1 nam thanh niên ở Đà Nẵng mắc virus Zika: Bệnh Zika nguy hiểm ra sao và lây qua những con đường nào? Kể từ khi ghi nhận trường hợp bệnh do virus Zika đầu tiên vào tháng 3 năm 2016 tại Khánh Hòa, đến nay cả nước đã ghi nhận 265 trường hợp mắc. Ngày 25/5, Bộ Y tế cho hay, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh do virus Zika. Đó là bệnh nhân...