Mắc giang mai do quan hệ nhiều bạn tình
Nam thanh niên, 39 tuổi, chưa vợ, đi khám nam khoa vì xuất hiện nốt lạ ở dương vật, được chẩn đoán mắc bệnh giang mai.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học Giới tính, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, ngày 21/7, cho biết bệnh nhân được xét nghiệm và khám tổng quát các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, kết quả dương tính với xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum.
Tại bệnh viện, người bệnh thừa nhận có đời sống tình dục phong phú, có nhiều bạn tình song chỉ nghĩ mình viêm bao quy đầu và rất “tin tưởng” các đối tác. Anh cũng không biết mình bị lây bệnh từ người nào.
Bệnh nhân được bác sĩ kê đơn, điều trị ngoại trú và hẹn tái khám.
Nốt vảy đỏ ở bàn tay là dấu hiệu của bệnh giang mai. Ảnh: Buoy Health.
Giang mai là loại bệnh do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra, thời gian ủ bệnh lâu. Đây là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục do xoắn khuẩn lây nhiễm cho da, miệng, hệ thần kinh và phổ biến nhất là bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra có thể lây qua đường máu, từ mẹ sang con khi sinh.
Video đang HOT
Theo bác sĩ, bệnh giang mai sẽ dễ dàng chữa khỏi hoàn toàn và không có bất kỳ hậu quả nào nếu được phát hiện sớm. Trường hợp phát hiện muộn dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau đầu, đột quỵ, viêm màng não, mất thính lực; sa sút trí tuệ, mù lòa, hỏng van tim, nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hai đến năm lần, tăng đáng kể nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc tử vong trẻ sơ sinh trong vòng một vài ngày sau khi sinh.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh được điều trị bằng thuốc kháng sinh Penicillin hoặc doxycycline, azithromycin hoặc ceftriaxone.
Ở giai đoạn phát triển nặng, gây nhiều biến chứng về nội tạng, thần kinh, người bệnh sẽ được tiêm tĩnh mạch thuốc penicillin mỗi ngày. Trong quá trình điều trị bệnh giang mai, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục cho đến khi những vết loét trên cơ thể lành hoàn toàn và được bác sĩ cho phép.
Đối với phụ nữ mang thai mắc giang mai, bác sĩ kê penicillin để điều trị trong suốt thời gian mang thai. Đây là phương pháp điều trị sang mai ở cả mẹ và con tốt nhất. Ở mẹ bầu, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một hoặc nhiều lần thuốc kháng sinh Penicillin. Việc tiêm thuốc kháng sinh này tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Nếu người bệnh bị dị ứng với kháng sinh sẽ phải gây tê trước khi tiêm. Chồng của bệnh nhân cũng phải xét nghiệm và điều trị giang mai nếu có quan hệ tình dục trong ba tháng gần nhất. Bệnh nhân không được quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc thai kỳ.
Bác sĩ khuyến cáo tất cả các cặp đôi nên kiểm tra sức khỏe trước kết hôn. Thực hiện lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng và quan hệ tình dục an toàn (sử dụng bao cao su) để phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục.
Người đàn ông bị giang mai ở ngực
Một bệnh nhân 27 tuổi được bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP.HCM phát hiện mắc săng giang mai ở ngực. Y văn thế giới ghi nhận 13 người có tình trạng tương tự.
Thông tin về ca bệnh hiếm gặp này được thạc sĩ, bác sĩ Trình Ngô Bỉnh, khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết.
Bệnh nhân là nam, 27 tuổi, thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Trước đó, người này đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM do xuất hiện vết loét khoảng 0,5 cm ở ngực phải. Tuy nhiên, vết loét này không đau, không cứng và không có hạch nách kèm theo. Bệnh nhân không bị loét vùng sinh dục.
Khai thác bệnh sử, các bác sĩ phát hiện người này mắc HIV và đang điều trị 3 năm. Bệnh nhân cũng không có tiền căn viêm da cơ địa, giang mai hay nhiễm herpes simplex (HPV) trước đó.
Thạc sĩ, bác sĩ Trình Ngô Bỉnh, khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, báo cáo về ca bệnh trong hội nghị khoa học của Liên Chi hội da liễu TP.HCM. Ảnh: Lan Anh.
"Trước một trường hợp có vết loét liên quan đường sinh dục và dựa trên hình ảnh lâm sàng, chúng tôi nghi ngờ bệnh nhân bị chàm, giang mai tiên phát hoặc bệnh ghẻ chốc. Bệnh nhân được thí nghiệm phản ứng với huyết thanh giang mai. Kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với xoắn khuẩn giang mai tiên phát ở ngực", bác sĩ Bỉnh nói.
Theo bác sĩ Trình Ngô Bỉnh, săng giang mai ở ngực là thể bệnh rất hiếm gặp, được mô tả lần đầu năm 2006. Hiện y văn thế giới chỉ ghi nhận 13 ca bệnh, trong đó đa số người mắc có tiếp xúc và quan hệ tình dục đường miệng - ngực. Trong số 13 người này chỉ có một bệnh nhân nữ, lây bệnh qua tiếp xúc và quan hệ tình dục đường sinh dục - ngực.
Bệnh nhân được điều trị với Penicillin tiêm bắp. Về cơ chế lây truyền của săng giang mai ở ngực, bác sĩ Trình Ngô Bỉnh đưa ra 3 giả thiết.
Cơ chế đầu tiên là bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn I ở trong hoặc ngoài đường sinh dục và sang thương niêm mạc ở giang mai giai đoạn II. Khi đó, việc tiếp xúc các sang thương, vết loét này có thể lây xoắn khuẩn giang mai.
Ngoài ra, khi người bệnh nhiễm Active Treponema pllidum kết hợp với tình trạng chấn thương ở niêm mạc miệng cũng dẫn đến săng giang mai ở ngực. Treponema pllidum là vi khuẩn xoắn ốc và không gian nhỏ gây ra bệnh giang mai, ghẻ cóc và bệnh ghẻ. Xoắn khuẩn này chỉ được truyền duy nhất trong cơ thể con người.
Giả thiết thứ 3 được đặt ra ở người bệnh xuất hiện hiện tượng Koebner. Theo tạp chí Y học New England (NEJM), hiện tượng Koebner còn được gọi là phản ứng đẳng tích, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các tổn thương vảy nến mới sau khi bị kích ứng cơ học. Hiện tượng này có thể xảy ra ở những người đang gặp vấn đề da liễu hoặc chưa từng có tiền sử mắc bệnh.
Săng giang mai là dấu hiệu ban đầu của bệnh giang mai sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh khoảng 10-90 ngày. Săng giang mai là các vết loét nhỏ, có màu hồng đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục và mọc xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn,
Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Mạnh Hà, Phó trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết giang mai là bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, đường máu và từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai. Đây là bệnh mạn tính và có thể không biểu hiện triệu chứng đặc hiệu trong thời gian dài.
"Bệnh giang mai đang tái xuất trở lại với số lượng ca nhiễm tăng cao và biến đổi với xu hướng phức tạp, khó điều trị hơn", bác sĩ Hà nhận định.
'Yêu' sau 1 tuần bạn gái thú nhận mắc giang mai, chàng trai chủ quan và cuối cùng 'lãnh đủ' Giang mai là căn bệnh rất dễ lây lan, chủ yếu là qua hoạt động tình dục, nhiều người không biết mình mắc căn bệnh này và vô tình lây cho người khác. Chủ quan đi khám ra giang mai Bệnh nhân H. (30 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội) tới bệnh viện khám trong tình trạng tiểu buốt kèm dịch. Bệnh nhân...