Mặc đồ “bần bần” vào mua đồ đắt tiền và thái độ của nhân viên: Người kể bị khinh thấy rõ, người còn không được tiếp luôn
Rõ ràng có mua hàng nhưng chỉ vì ăn mặc kém sang, nhiều người bị đối xử tệ khi đi mua sắm.
Nhiều người không để ý nhưng cách ăn mặc cũng có thể khiến bạn được đối xử khác hoàn toàn khi đi vào cửa hàng mua đồ. Cũng vì vậy, dân mạng bàn tán về chủ đề này rất xôm. Bài viết mới đăng nhưng đã nhận 2,1k like cùng rất nhiều bình luận với vô vàn tình huống “dở khóc dở cười”.
Bài đăng đang hot trong group mua sắm (Ảnh: FB)
Một số trải nghiệm mặc đồ kém sang đi mua sắm đồ đắt tiền được chia sẻ dưới bài post:
- Mình kiểu mặc đồ trẻ trâu vào store hàng hiệu A ở Nhật Bản mua cái túi xịn tự làm quà sinh nhật. Nhân viên Nhật thì niềm nở, còn ông nhân viên nước ngoài kiểu bĩu môi tỏ thái độ hẳn luôn. Sau khi check lịch sử mua hàng thì ông nhân viên nước ngoài thay đổi thái độ hẳn.
- Mình với bạn đi vào cửa hàng B ở ngay con phố trung tâm. Bọn mình ăn mặc cũng không tới nỗi nào nhưng bạn mình đi dép lê Gucci, nhân viên ở đó tưởng đồ fake hay sao ấy. Chẳng thèm chào luôn nhưng vì cái balo xinh quá nên đành mua chứ cái thái độ vậy thì không tới lần 2 luôn á.
Cách ăn mặc đôi khi cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm
- 2 chị em mình thì vào mua nước hoa của hãng hàng hiệu nọ. Vào xem nhân viên nhìn xong quay đi, không thèm tiếp luôn rồi chị mình đòi thử thì họ cho thử miễn cưỡng xong không giới thiệu gì nhiều. Lúc thanh toán xong nhân viên đều ra cảm ơn còn bà nhân viên nãy cứ kiểu ngó ngó nghi ngờ thấy ghét.
- Lại nhớ lần mình đi mua quần áo ở 1 hãng khá sang chảnh. Thường mình vào là sẽ mua, nhân viên cũ còn quen mặt. Hôm ấy trời hơi đẹp, mình mặc bộ đồ ở nhà vào ngắm con váy mới về. E nhân viên mới ra lườm nguýt. Mình bảo em ơi lấy cho chị M. Em ấy làm ngay câu 3 triệu, chị có mua không em lấy cho chị thử.
- Mình cay nhất 1 lần đi mua vòng tay. Họ nghĩ mình không có tiền sao ấy toàn bị bơ. Mình thấy cách đối xử của nhân viên với mình và một bạn gái khác đi cùng người nước ngoài. Họ thì được giới thiệu đủ kiểu, mình kêu mãi mới có người lấy đồ cho xem. Mình mua vòng 19 triệu luôn đó.
Còn bạn, bạn đã từng phải trải qua cảm giác này chưa?
Nườm nượp mua sắm từ Hermes, Chanel tới 6-7 triệu quần áo để "phục thù": Tiền kiếm được là phải tiêu, tiếng quẹt thẻ, máy in bill roẹt roẹt nghe đã lắm!
Hậu giãn cách xã hội, các trung tâm thương mại nườm nượp người mua sắm, có phải ai nấy đều đang quyết tâm "ăn tiêu phục thù" hay còn lý do nào khác?
Việc phải nằm nhà suốt mấy tháng, sắm sanh gì cũng khó không chỉ khiến các tín đồ shopping cảm thấy ức chế, stress cực độ mà dân tình không hảo tiêu tiền cho lắm cũng buồn bã nốt. Tuy rằng vẫn có thể "chốt đơn" qua các sàn thương mại điện tử, săn sale một tháng đôi lần nhưng ai nấy đều thèm lắm cảm giác được quẹt thẻ, được ướm thử quần này áo kia, lang thang dạo mát trong các trung tâm thương mại.
Chắc hẳn cũng vì lý do đó, những ngày gần đây khắp các cửa hàng quần áo, ăn uống hay trung tâm thương mại lớn đều nườm nượp người ra vào, ai nấy đều túi to túi nhỏ nặng trĩu tay. Trào lưu này được xem như một cách "ăn tiêu phục thù" hậu giãn cách xã hội, để trả lại bằng hết những stress, ức chế của chuỗi ngày vừa qua cũng như lên dây cót lại tinh thần. Hổng tin hả, thử hỏi sương sương vài tín đồ shopping đến cháy cả ví mấy hôm nay coi sao ha!
Video đang HOT
Dân tình đổ xô mua sắm, dạo phố hậu giãn cách xã hội ở Hà Nội và TP.HCM
01/
Mạnh tay nhất trong việc "ăn tiêu phục thù" chắc hẳn là gái xinh Trang Anna (TP.HCM). Chỉ độ hơn 1 tuần từ ngày bắt đầu "cuộc sống bình thường mới", cô nàng đã không ngần ngại xuống tay chi tiền để mua 1 chiếc túi, 1 đôi dép Hermes và 1 chiếc túi Chanel xịn xò.
"Phải ở nhà 6 tháng qua khiến mình hơi stress một tí. Mà đã stress thì cần làm gì để tăng mood xíu chứ. Thế nên mình mua sắm một ít đồ cho khuây khỏa. Với lại, đây cũng xem như một cách tự yêu thương, thưởng lấy cho bản thân vì 5-6 tháng đầy vất vả vừa qua cũng như 2 năm qua làm việc mệt nhoài".
Trang Anna và những món đồ đắt đỏ cô nàng sắm sanh đợt này
02/
Làm việc cho một thương hiệu quần áo nổi tiếng, từ lâu máu sắm sanh đã "ăn sâu" vào trong Như Quỳnh (28 tuổi, TP.HCM). Việc phải ngồi nhà, order đồ 3 tháng chưa giao tới nơi khiến cô nàng cảm thấy ức chế và stress tột độ. Thế nên không khó hiểu khi từ hôm trung tâm thương mại mở cửa trở lại, ngày nào Như Quỳnh cũng lượn lờ các cửa hàng quần áo đôi lần, "tậu" biết bao nhiêu là đồ mới.
"Ở nhà lâu cũng thấy bí bách, nên việc đi mua sắm cũng được mình kết hợp cùng đi dạo cho thoải mái luôn ấy. Dù gì các trung tâm thương mại đều tuân thủ quy định 5k, phải tiêm phòng mới được vào nên cũng an tâm hơn. Mà đợt này, các thương hiệu thời trang lớn sale ồ ạt, toàn là đồ xuân hè phù hợp với thời tiết Sài Gòn, tâm lý thấy giảm giá mạnh thì cũng thích nên mình mua hơi nhiều một chút. Đợt này mình tiêu tốn khoảng 6-7 triệu/ tuần để mua áo quần, phụ kiện, giày dép.
Săn sale ở trên mạng cũng vui nhưng không thể nào bằng được cảm tự tay lựa chọn, ướm thử trên người trước khi mua được. Mà sắm sanh trực tiếp, mình còn được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Chứ mấy hôm ở nhà, toàn hỏi mua shop nhưng không có tiền sẵn, phải đợi lương cũng mệt lắm. Chưa kể, mua trực tiếp đồng nghĩa cứ quẹt thẻ xong là lấy đồ, chẳng phải đợi ship lâu. Rồi cả tha hồ check-in sống ảo, đăng phây nữa. Thích hơn mua online nhiều mà, tội gì không đi?"
Mùa sale lớn của các brand nhanh chóng dẫn dụ, khiến Như Quỳnh phải "xuống tay" mua sắm cả đống đồ từ quần áo, giày dép cho đến phụ kiện
03/
Là bà chủ một tiệm thời trang nhỏ ở Hà Nội, Nhi Xiên (25 tuổi) luôn chú trọng đến vấn đề ăn mặc khi ra ngoài. Thế nên sau khi các con phố mua sắm, trung tâm thương mại mở cửa trở lại, cô nàng không chần chừ lao ngay ra sắm sanh cả tá quần áo liền ngay. Trong đó phải kể đến chiếc túi LV xịn xò mà cô nàng tự thưởng cho bản thân đã kìm nén những cơn cuồng tay quẹt thẻ suốt thời gian qua.
"Tôn chỉ của mình là tiêu tiền. Tiền kiếm được phải tiêu, tiêu hết thì kiếm tiếp chứ nếu cứ để đó, mình ngứa ngáy không chịu nổi. Mấy hôm nay sẵn Hà Nội đang trở lạnh, nên mình bị tâm lý đánh lừa là cần thêm nhiều đồ ấm, thế là đi mua thôi.
Đi mua đồ trực tiếp như thế này thích lắm, tiếng quẹt thẻ, tiếng máy in bill roẹt roẹt nghe là nghiện luôn ấy. Đợt này các brand sale cũng nhiều, khá nhiều món giá rất hời nên có hết tiền mình cũng cố đi lượn, sắm cho bằng được ít đồ để mặc đông. Dù gì sau vài tháng ở nhà, ai mà không muốn F5 lại bản thân cho xinh xắn hơn cơ chứ.
Món đồ đắt nhất mình mua đợt này là một chiếc túi LV - phần thưởng cho giai đoạn dịch bệnh ảnh hưởng đến việc kinh doanh mà còn phải chôn chân ở nhà 24/7, stress kinh khủng".
Ở lâu trong nhà làm máu "thèm" tiêu tiền của Nhi Xiên trỗi dậy, bằng chứng vừa hết giãn cách xã hội cô nàng đã "tậu" ngay một chiếc túi LV tự thưởng
04/
Khoảng thời gian dịch bệnh là lúc tiêu cực nhất với Duy (29 tuổi, TP.HCM), bởi lẽ ngoài việc ở nhà quá nhiều, công việc kinh doanh du lịch của anh chàng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vậy nên khi TP.HCM bắt đầu tấp nập trở lại, anh chàng đã vội vàng cùng bạn bè tung tăng xuống phố, mua sắm chút chút để "xả hơi".
"Về chuyện sao dân tình đi mua sắm đông thế, mình thấy rất bình thường. Bởi lẽ trong các hàng quán đa phần đều là người trẻ, mà người trẻ thì việc thích nghi với 'cuộc sống bình thường mới' sẽ dễ dàng hơn nhiều rồi.
Giai đoạn này mình thấy rất nhiều brand đang lên các chương trình ưu đãi, giảm giá rất hấp dẫn. Đa số đều là hàng tồn kho nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng, kích thích kinh tế cũng như giải tỏa bớt áp lực của người trẻ trong chuỗi ngày vừa qua.
Thật ra mình mua sắm cũng không nhiều lắm, đi ra ngoài theo tiếng gọi của bạn bè là chính. Chi tiêu thì khoảng 1-2 triệu phù hợp với mức thu nhập hiện tại thôi. Nhưng mình thích cảm giác này, nó vui vẻ, phấn chấn và khiến mình tích cực hơn nhiều lắm".
Việc được ra ngoài mua sắm cùng bạn bè khiến Duy cảm thấy vui vẻ, phấn chấn và tích cực hơn
05/
Không sắm sanh điên cuồng như đại đa số người trẻ khác, Vân Trang (21 tuổi, Hà Nội) lại chọn cách ăn uống linh đình, "phục thù" chuỗi ngày nhớ nhung đồ ăn của mình. Chỉ trong 1 tuần thôi, cô nàng đã tiêu tốn gấp 4-5 lần số tiền vẫn chi cho việc ăn uống trong 3 tháng giãn cách xã hội vừa rồi.
"Nói phục thù thì cũng không đúng lắm. Thật ra trước đây mình với bạn cùng phòng vẫn ăn cơm tự nấu nên đỡ tốn hơn. Song, khoảng thời gian này bạn mình chưa lên nên mình chọn cách gọi đồ ăn ngoài hàng cho nhanh gọn lẹ. Trả đũa lớn nhất cho cơn nghén đồ ăn đợt dịch chắc là việc mình ăn lẩu liên tục thay cơm ấy. Thèm mà!
Chỉ mới có 1 tuần thôi mà mình đã tiêu hết khoảng 1.5 triệu cho tiền ăn uống rồi. Cộng lại cũng hết hồn, bạn bè nghe lại trêu rich kid cho mà xem."
Để "trả đũa" cơn thòm thèm ăn uống mấy tháng qua, chỉ trong 1 tuần Vân Trang đã chi đến gấp 4-5 lần tiền ăn của 3 tháng mùa dịch
06/
Khác biệt lớn nhất trong cách ăn tiêu hậu giãn cách xã hội chắc phải nói đến Tuấn Huy (22 tuổi, Hà Nội). Không chi mạnh tay cho mua sắm hay ăn uống, anh chàng lại chọn cách vung tiền cho gia đình và sức khỏe của chính mình.
"Sau khi hết giãn cách thì ai cũng muốn ra đường vui chơi, ăn uống và mua sắm bù lại khoảng thời gian gồng mình cho qua dịch hết đó. Nếu nói mình không có tâm lý đó thì không đúng. Nhưng trải qua 4 lần đỉnh dịch thì mình cũng học được cách tiết kiệm và chi tiêu hợp lý hơn. Những thứ cần thiết sẽ được ưu tiên đầu tiên, sau đó đến những thứ dự trữ cho tương lai rồi mới đến giải trí và hưởng thụ.
Ví dụ như thay vì phải đến nhà hàng ăn uống với nhiều quy định khắt khe, mình và đồng nghiệp lẫn bạn bè chọn cách mua đồ ăn về tự nấu cho thoải mái mà vẫn vui vẻ. Còn thứ mình chi đậm nhất sẽ là cho gia đình và sức khỏe. Những ngày dịch bệnh đã giúp mình nhận ra chúng ta không lường trước được điều gì, sức khỏe và những người thân mới là quan trọng nhất. Vậy nên mình dùng khoảng 2 triệu để mua đồ cho gia đình, 2 triệu để mua ít đồ đông, khoảng 1 triệu cho những buổi liên hoan gặp mặt và 13 triệu cho gói bảo hiểm sức khỏe".
Sau những ngày dịch bệnh, Tuấn Huy bắt đầu lập kế hoạch ưu tiên cho từng khoản chi của mình
Ảnh: NVCC
design: huyền trang
Thấy con gái liên tục gào khóc rồi đá vào chân mẹ, bố làm 1 việc khiến mọi người xung quanh vỗ tay tán thưởng Không chỉ vậy, người bố này còn dạy con bằng những lời mà ai nghe thấy cũng không khỏi tấm tắc vì quá đúng! Có ai đó đã từng nói rằng, giáo dục con trẻ không chỉ là trao cho các em tình yêu thương mà còn cần phải dạy cho các em cách để yêu thương những người xung quanh mình. Và...