Mặc dịch tả lợn châu Phi, thứ lợn này ở Tam Đảo vẫn vô sự, đắt hàng
Thời gian qua, dịch tả lợn châu Phi đã gây chết, tiêu hủy hàng trăm nghìn con lợn, khiến nhiều hộ chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp phải “điêu đứng”.
Thế nhưng, với quy trình chăn thả tự nhiên, hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đứng vững, với giá bán ổn định và thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Khác với chăn nuôi công nghiệp, chăn thả tự nhiên là việc tập trung làm thỏa mãn các nhu cầu của vật nuôi, tận dụng thức ăn từ tự nhiên; phụ phẩm nông nghiệp, không buộc cố định hay nuôi nhốt mà thả hoang dã.
Đặc biệt, đối với lợn rừng là loài động vật rất thích nghi với chăn thả tự nhiên; ăn tạp (đến 80% khẩu phần ăn là rau, củ, quả, cỏ), còn 20% là thức ăn tinh như cám ngô, cám gạo; vì vậy sức đề kháng cao, ít dịch bệnh; thịt thơm, ngon, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Nuôi lợn rừng theo hướng chăn thả tự nhiên, trung bình 1 năm, gia đình ông Trần Văn Trường, xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo) thu lãi vài trăm triệu đồng.
Cách trung tâm xã Đạo Trù khoảng 30 phút đi ô tô, rồi đi bộ, lội suối vài phút là tới trang trại chăn nuôi lợn rừng của gia đình ông Trần Văn Trường, xã Đạo Trù (Tam Đảo).
Vừa đưa ra một tín hiệu âm thanh quen thuộc, vừa vứt nắm rau chuối đã thái nhỏ để “rủ” đàn lợn rừng từ trên núi về, ông Trường kể: “Khoảng cuối năm 2018, đầu năm 2019, trong khi nhiều hộ chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp trên địa bàn lao đao vì ảnh hưởng của “cơn bão” giá lợn và dịch bệnh thì chúng tôi vẫn thu về 1 tỷ đồng tiền bán lợn rừng để đầu tư xây dựng khu kinh doanh dịch vụ trên mảnh đất của gia đình”.
Mấy năm trước, lúc nào trong trại cũng duy trì khoảng 200 con lợn rừng; nhưng thời gian vừa qua, do trên địa bàn có dịch tả lợn châu Phi nên gia đình cũng hạn chế lợn sinh sản. Hiện nay, tổng số đầu lợn đang nuôi tại trang trại của gia đình ông Trường khoảng 100 con.
Video đang HOT
Để phòng tránh dịch bệnh, gia đình ông Trường thường xuyên phun khử trùng tiêu độc, hạn chế người lạ vào quanh khu vực nuôi và tiêm phòng các loại vacxin định kỳ. Thông thường, gia đình ông chỉ gọi lợn về và cho ăn 1- 2 bữa/ngày, gồm rau chuối, cám ngô và cám gạo trộn lẫn, còn thức ăn chủ yếu là cây, lá rừng nên thịt lợn rất thơm ngon.
Lợn chủ yếu là xuất bán cho khách hàng quen, tự tìm đến mua qua bạn bè giới thiệu. Trung bình 1 năm, gia đình ông Trường thu lãi vài trăm triệu đồng từ nuôi lợn rừng. Dự kiến năm 2020, gia đình ông sẽ nhân rộng số lợn tăng gấp đôi hiện nay nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Theo số liệu thống kê, đến nay, dịch Tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 6.125 hộ, ở 802 thôn thuộc 129 xã, phường, thị trấn trên địa bàn 9 huyện, thành phố với tổng số lợn ốm, chết bị tiêu hủy lên tới hàng trăm nghìn con. Thế nhưng, cuối tháng 9/2019, đến thăm gia đình ông Nguyễn Đình Long, xã Vân Trục (Lập Thach), chúng tôi vẫn thấy đàn lợn rừng của gia đình đang “tung tăng” chạy nhảy trên đồi.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Long cho biết: “Thời gian qua, dù rất nhiều gia đình phải hủy lợn chăn nuôi theo hướng công nghiệp do ảnh hưởng của dịch Tả lợn châu Phi, nhưng gia đình tôi chăn nuôi lợn rừng chăn thả tự nhiên vẫn không bị ảnh hưởng gì. Năm 2008, được hỗ trợ 1 cặp lợn rừng để nuôi thử nghiệm kết hợp trồng cây thanh long ruột đỏ, tôi thấy rất phù hợp và hiệu quả vì nuôi thả tự do trên vùng đất đồi và ăn những quả, cành lá thừa từ cây thanh long.
Từ 1 cặp lợn rừng ban đầu, đến nay, gia đình tôi đã nhận rộng lên 50 lợn thịt, 20 lợn con và 7 lợn bố mẹ. Thông thường, lợn mới đẻ nuôi trong chuồng khoảng 10 kg sẽ bắt ra ngoài nuôi hoang dã. Do sớm phải thích nghi với môi trường tự nhiên, tự vận động đi kiếm ăn nên sức đề kháng của lợn rừng cao, hầu như không mắc dịch bệnh, khiến việc chăm sóc không mấy bận rộn, vốn đầu tư ít. Với phương pháp chăn thả tự nhiên, trong thời gian khoảng 1 năm (từ lúc nhỏ đến khi xuất bán), lợn rừng có trọng lượng từ 40-50 kg/con; trung bình 1 năm gia đình tôi thu lãi khoảng 200 triệu đồng”.
Có thể thấy, chăn nuôi tự lợn rừng nhiên vẫn được xem là hướng đi đúng góp phần bảo vệ môi trường, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người dân. Tuy nhiên, không thể khẳng định chăn nuôi lợn rừng sẽ không mắc các dịch bệnh; quan trọng là với quy trình chăn thả tự nhiên, lợn rừng có sức đề kháng cao, khả năng chống chịu bệnh dịch tốt; nhưng vẫn phải kết hợp tiêm vacxin định kỳ, phòng chống bệnh tốt; có như vậy, khả năng mắc dịch bệnh thấp và với giá bán ổn định, lợn rừng sẽ đem lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi.
Theo Hồng Tính (Báo Vĩnh Phúc)
Hà Nội thông tin "nóng" về dịch tả lợn châu Phi
Do dịch tả lợn châu Phi, thời gian qua giá lợn hơi trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn biến động khó lường, hiện giá lợn đang xuống thấp (khoảng 30.000 đồng/kg) làm cho người chăn nuôi không tích cực áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Chiều 14/5, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã báo cáo diễn biến và kết quả công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y và chăn nuôi Hà Nội cho biết, theo thống kê đến thời điểm tháng 4/2019, tổng đàn lợn toàn thành phố có 1.871.623/80.650 hộ, cơ sở chăn nuôi thuộc 24 quận, huyện, thị xã có chăn nuôi lợn.
Trên địa bàn thành phố hiện có 988 cơ sở, điểm giết mổ gia súc gia cầm trong đó có 259 cơ sở, điểm giết mổ lợn. Cơ sở giết mổ lợn có kiểm soát, được cấp chính quyền địa phương cho phép 47/259 cơ sở. Số lượng lợn giết mổ bình quân 6.500-7.000 con/ngày, trong đó có kiểm soát trên 60%.
Thời gian qua giá lợn hơi trên địa bàn thành phố luôn biến động khó lường, hiện giá lợn đang xuống thấp (khoảng 30.000 đồng/kg). Ảnh: Trần Quang
Một số cơ sở giết mổ công nghiệp, tập trung lớn trên địa bàn thành phố như: cơ sở Vạn Phúc (Thanh Trì) giết môt bình quân 1.800-2.000 con/ngày; cơ sở giết mổ Minh Hiền (Thanh Oai) giết mổ 600-800 con/ngày; ba cơ sở tại huyện Chương Mỹ (thị trấn Trúc Sơn, Tốt Động, Hồng Phong) giết mổ bình quân 600-800 con/ngày. Số lợn giết mổ tại các cơ sở trên khoảng 60% nhập từ các tỉnh thành về.
Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố có trên 1.300 chợ, điểm, hộ kinh doanh động vật, sản phẩm động vật ở nội thành, ngoại thành; có 604 siêu thị, cửa hàng tiện tích có bán sản phẩm động vật; 98 kho bảo quản trong đó có 96 kho bảo quản sản phẩm động vật và 2 kho kanhj bảo quản sản phẩm động vật không làm thực phẩm.
Theo lãnh đạo Chi cục Thú y và Chăn nuôi Hà Nội, thời gian qua dịch bệnh có chiều hướng lây lan nhanh, ở phạm vi rộng, ở các quy mô chăn nuôi lớn hơn (kể cả ở một số hộ có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học tốt hơn).
"Trên địa bàn TP.Hà Nội, ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đầu tiên xuất hiện tại hộ chăn nuôi lợn rừng sử dụng thức ăn tận dụng tại phường Ngọc Thụy, quận Gia Lâm ngày 24/2. Đến ngày 13/5, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 7.760 hộ chăn nuôi (chiếm 9,62% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi); 1.206 thôn, tổ dân phố; 346 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện làm mắc bệnh và tiêu hủy 120.782 con với trọng lượng trên 8.000 tấn", ông Sơn thông tin.
Người dân chăn nuôi lợn trên địa bàn phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội dùng các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi - Ảnh: Cao Oanh.
Nói về những khó khăn hiện nay Hà Nội đang gặp phải, ông Sơn cho rằng, Thành phố có tổng đàn lợn lớn đứng tốp đầu cả nước, tuy nhiên chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng trong dân còn chiếm tỷ lệ cao (60%), điều kiện vệ sinh, an toàn sinh học chưa tốt; tiếp giáp với nhiều tỉnh, địa bàn rộng, có nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm rất cao.
Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật của người dân Thủ đô cao (khoảng 800-900 tấn/ngày), trong khi thành phố mới tự cung tự cấp được 60%, số còn lại phải nhập từ ngoại tỉnh hoặc nhập khẩu.
Hay như việc sử dụng thức ăn dư thừa từ nhà hàng, bếp ăn tập thể, khách sạn còn phổ biến đối với nhiều hộ chăn nuôi nhỏ, tận dụng; viruts tồn tại lâu ngoài môi trường và trong các sản phẩm lợn chưa qua xử lý chín bằng nhiệt.
Đáng chú ý, ông Sơn thông tin, thời gian qua giá lợn hơi trên địa bàn thành phố luôn biến động khó lường, "hiện giá lợn đang xuống thấp (khoảng 30.000 đồng/kg) làm cho người chăn nuôi không tích cực áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh".
Đồng thời, một bộ phận người tiêu dùng còn chưa nhận thức đúng, đủ về dịch bệnh nên có tâm lý e ngại, hạn chế sử dụng thịt lợn nên việc tiêu dùng thịt lợn giảm dần dẫn tới ứ động lợn khỏe ạnh đến kỳ xuất bán,...
Không những vậy, việc tiêu hủy số lượng lớn lợn gặp khó khăn trong bố trí quỹ đất, quản lý chôn và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sinh thái....
Tại buổi giao ban, lãnh đạo Chi cục Thú y và Chăn nuôi Hà Nội cũng kiến nghị, đề xuất một số vấn đề như: đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách bồi dưỡng phù hợp cho người trực tiếp tham gia, phòng, chống dịch bệnh động vật và chính sách hỗ trợ thiệt hại đối với các DN khi có bệnh DTLCP; Phát động phóng trào hỗ trợ tiêu thụ thịt lợn khỏe mạnh của nhân dân, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không "quay lưng lại" với thịt lợn, tiếp tục tiêu thụ, sử dụng thịt lợn an toàn để tháo gỡ khó khăn cho các hộ chăn nuôi, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh,...
Tính đến ngày 12.5, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 2.296 xã/204 huyện thuộc 29 tỉnh, thành phố; làm mắc bệnh, tiêu hủy trên 1.2 triệu con lợn. Tuy nhiên, thời gian qua đã có 29 xã thuộc 12 tỉnh, thành phố có dịch bệnh qua 30 ngày, sau đó lại phát sinh lợn bệnh ở các hộ chăn nuôi trong cùng xã.
Một số tỉnh, thành phố hiện đang có số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy lớn như Thái Bình trên 300.000 con, Hải Dương trên 187.000 con; Hải Phòng trên 124.000 con,...
Theo Danviet
Giết mổ lậu tiếp tay uy hiếp giá lợn, cần hình thức xử phạt nặng Tình hình đối phó dịch tả lợn châu Phi còn chưa bớt căng thẳng thì bệnh lở mồm long móng (LMLM) đi kèm các sai phạm trong giết mổ trái phép tiếp tục uy hiếp thị trường thịt lợn vốn đang gặp nhiều khó khăn. Chưa xử lý mạnh tay Đầu tháng 4, Công an TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) ra quyết định...