Mặc cho thị trường ảm đạm, những cổ phiếu này đã hơn 100% trong 1 tháng qua
Chỉ Upcom mới có thể đem lại “điều kỳ diệu” như vậy trong thời buổi thị trường èo uột. Và cơ hội cũng không đến với số đông nhà đầu tư.
Trong 1 tháng vừa qua, khi các chỉ số thị trường diễn biến lình xình trong biên độ hẹp thì Upcom, với biên độ dao động hấp dẫn đã đem lại mức lãi đáng mơ ước cho những nhà đầu tư lựa chọn chiến lược đầu tư vào cổ phiếu thanh khoản thấp.
Gương mặt hiếm hoi thuộc sàn niêm yết chính thức HNX góp mặt vào danh sách những cổ phiếu tăng trên 100% là CTCP Khách sạn Sài Gòn (SGH) với mức tăng 143% nhờ thông tin phát hành cổ phiếu với tỷ lệ “khủng”. Vào ngày 23/09, công ty đã chốt thông danh sách cổ đông để phát hành hơn 8,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tương đương tỷ lệ 250%) với giá 10.000 đồng/cp. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/09, SGH tăng phiên thứ 8 liên tiếp lên mức giá 24.600 đồng.
Diễn biến cổ phiếu SGH trong 3 tháng
Còn lại, tất cả đều thuộc Upcom.
Tăng đến gần 6 lần chính là cổ phiếu ICC của CTCP Xây dựng công nghiệp. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/09, ICC có giá 88.000 đồng, tương ứng mức tăng 477% trong 1 tháng (tính theo giá điều chỉnh kỹ thuật) trong đó có 8 phiên tăng trần liên tục với biên độ 15%/ngày. Không những thế, vào ngày 20/09/2016, doanh nghiệp đã chốt quyền để trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 30%.
ICC quả là món đầu tư hời trong tháng, nhưng khối lượng giao dịch của cổ phiếu chỉ vỏn vẹn 100 – 600 cổ phiếu/phiên nên cơ hội không dành cho số đông. Công ty có cổ đông lớn là Tổng công ty đầu tư phát triển Hạ tầng đô thị, nắm hơn 79% vốn cổ phần.
Video đang HOT
Diễn biến cổ phiếu ICC
Có mức tăng trưởng đứng thứ 2 là S12 của CTCP Sông Đà 12. Tại doanh nghiệp này, 2 cổ đông lớn là Tổng công ty sông Đà và Tổng công ty xi măng nắm giữ lần lượt 49% và 24% vốn cổ phần và tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi rất ít. Mới giao dịch trên Upcom từ ngày 26/05/2016 với giá khởi điểm chỉ 4.600 đồng, S12 đã nhanh chóng rớt giá.
Nhưng trong tháng qua, cổ phiếu này ghi nhận mức tăng trưởng 245% dù không có thông tin gì đặc biệt. Thời gian này, nhiều cổ phiếu thuộc họ Sông Đà cũng nổi sóng, có lẽ S12 đã “ăn theo”.
Diễn biến S12
“Đu” theo con sóng mang tên “sóng Sabeco” khi thông tin thoái vốn nhà nước khỏi Tổng Công ty Bia rượu – Nước giải khát Sài Gòn được công bố, ngoài cổ phiếu Sabeco đã được nhà đầu tư săn đón nồng nhiệt trên thị trường OTC thì các cổ phiếu mà doanh nghiệp này nắm giữ đang niêm yết/giao dịch trên TTCK Việt Nam cũng tăng phi mã.
Cổ phiếu BSP của CTCP Bia Sài Gòn – Phú Thọ, một cổ phiếu mới giao dịch trên Upcom trong tháng 8 vừa qua đã tăng 111%, đóng cửa ngày 26/09 tại mức giá 35.000 đồng/cp. Trước đó BSP đã tăng nóng lên 38.500 đồng/cp.
Diễn biến cổ phiếu BSP
Trong khi cổ phiếu các doanh nghiệp “họ Habeco” gần như không có biến động đáng chú ý nào thì cổ phiếu BHP của Bia Hà Nội – Hải Phòng có mức tăng 157% từ đầu tháng tới nay, tuy nhiên cổ phiếu thường ở trong tình trạng không có thanh khoản.
Diễn biến cổ phiếu BHP
Ngoài ra, một loạt những cổ phiếu có thanh khoản rất thấp cũng bất ngờ ghi nhận mức tăng hơn 100% trong tháng qua. Đó là VHF của CTCP Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà (tăng 167%), SPD của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung (tăng 104%) và BWA của CTCP Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc (tăng 103%). Tuy nhiên, đây đều là những cổ phiếu đã không giao dịch trên 25 phiên liên tiếp, và do đó, trong ngày đầu tiên giao dịch trở lại, biên độ dao động giá được áp dụng là 40% so với giá tham chiếu.
Hải Thanh
Theo Trí thức trẻ
Theo_NDH
Sếp Vinataba dự kiến nhận lương 774 triệu đồng/năm
12 lãnh đạo quản lý của công ty có mức lương bình quân năm 2015 đạt 44,1 triệu đồng/tháng, tương ứng 530 triệu đồng/người/năm. Với người lao động, thu nhập bình quân năm 2015 đạt khoảng 16,9 triệu đồng/tháng, tương ứng 203 triệu đồng/năm.
(Ảnh minh hoạ).
Theo báo cáo lương thưởng của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (công ty mẹ - Vinataba) vừa mới công bố, với mức xếp hạng đặc biệt, 12 lãnh đạo quản lý của công ty có mức lương bình quân năm 2015 đạt 44,1 triệu đồng, tương ứng 530 triệu đồng/người/năm.
Với người lao động, thu nhập bình quân năm 2015 đạt khoảng 16,9 triệu đồng/tháng, tương ứng 203 triệu đồng/năm.
Theo báo cáo, năm 2015, tính đến cuối năm 2015, công ty có 664 lao động và công ty đã chi tổng cộng hơn 135 tỷ đồng để trả lương cho nhân viên.
Sang năm 2016, Vinataba đặt mục tiêu lương bình quân lãnh đạo tăng lên 58 triệu đồng/tháng. Nếu tính cả tiền thưởng và tiền thù lao, thu nhập bình quân của viên chức quản lý chuyên trách đạt 64,5 triệu đồng một tháng, tương ứng 774 triệu đồng/năm.
Đối với lao động, công ty đặt mục tiêu lương bình quân chỉ gần 16 triệu đồng/tháng. Quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động là 111 tỷ đồng, quỹ lương viên chức quản lý tăng lên 7,9 tỷ đồng.
Theo báo cáo, tổng công ty phân phối tiền lương cho lao động theo quy chế trả lương theo quy định. Quỹ lương thực hiện sẽ được trích một phần để lại năm sau và tỷ lệ này không vượt quá 17%. Việc trả lương được căn cứ theo vị trí, chức danh công việc, đảm bảo phù hợp với trình độ kỹ thuật chuyên môn.
Với lãnh đạo quản lý, chính sách phân phối tiền lương, thưởng, thù lao được gắn với mức độ đóng góp vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kết quả quản lý điều hành của doanh nghiệp.
Theo báo cáo tài chính năm 2015, Vinataba đạt doanh thu 17.279 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.040 tỷ đồng. Sản lượng tiêu thụ thuốc lá đạt 3,43 tỷ bao.
Phương Dung
Theo Dantri
Tập đoàn dầu khí mang gần 102.000 tỷ đồng gửi ngân hàng Hiện rất nhiều doanh nghiệp Việt nắm giữ một khối lượng lớn tiền mặt và được gửi vào ngân hàng lấy lãi định kỳ. Tiền mặt là vua - được cho là một cách ví von nói về sức mạnh nội tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy tính hai mặt của vấn đề. Đua nhau đem tiền gửi ngân...