Mặc cảm con nuôi
Tôi 47 tuổi, có con ruột 23 tuổi và con nuôi 14 tuổi. Tôi xin cháu lúc còn nhỏ từ một gia đình đồng hương nghèo khó, đông con, lúc đó cháu mới thôi nôi.
ảnh minh họa
Tôi và cha mẹ cháu cam kết không liên hệ với nhau 13 năm nay. Dù giấu kín thân phận của cháu và đối xử với cháu như con ruột nhưng cháu vẫn biết và sinh buồn chán, mặc cảm. Lúc khoảng sáu tuổi, cháu sang hàng xóm chơi rồi chạy về khóc, méc: “Chú Tư nói con là đồ không cha không mẹ, là con nuôi”. Tôi bất ngờ, bối rối nên tìm cách xoa dịu. Rất nhiều lần, cháu bị hàng xóm, bạn học dè bỉu, hắt hủi, phân biệt. Cháu lại hỏi sự thật, tôi thừa nhận đã xin cháu về nuôi vì cha mẹ cháu quá nghèo; nhưng dù không là ruột thịt, tôi vẫn yêu thương cháu. Càng lớn, cháu càng ít chia sẻ, tâm sự với mẹ; cứ lầm lì, thu vào “vỏ ốc” của mình. Tôi không biết làm sao để mối quan hệ cha mẹ – con gắn bó hơn. Đọc trộm nhật ký của cháu, tôi thấy cháu rất cô đơn, mất phương hướng.
Cháu tự hỏi mình là ai, vì sao cha mẹ bỏ, vì sao cha mẹ không tìm mình? Tâm trạng cháu rất hoang mang, yếm thế. “Tương lai nào sẽ đến với thằng con xin như mình” – cháu viết. Tôi nên làm gì để cháu bỏ đi mặc cảm con nuôi, để sống tự tin, lạc quan, tập trung vào việc học? Tôi có nên giúp cháu tìm lại cha mẹ ruột không? Việc tìm lại nguồn cội liệu có tốt cho sự phát triển của cháu, giúp cháu giải tỏa tâm lý hay có thể dẫn đến những nguy hại khó lường?
Chị Ngọc Diễm mến,
Video đang HOT
Cháu đang có hai vấn đề trùng vào một thời điểm. Thứ nhất là vấn đề thường gặp ở tuổi dậy thì: khao khát tìm hiểu bản sắc cá nhân, mình là ai, mình đến từ đâu và mình sẽ đi đến đâu…? Cháu đang có những dấu hiệu nổi loạn như lầm lì, ít nói, phản ứng lại cha mẹ, đi chơi ở qua đêm nhà bạn không điện báo. Thứ hai là vấn đề mặc cảm con nuôi. Hai vấn đề này có liên quan nhau. Cháu đã biết một chút về chuyện cháu là con nuôi từ năm sáu tuổi. Nhưng chỉ cho đến khi 14 tuổi cháu mới bột phát những ẩn ức, những mặc cảm, lo lắng. Mong chị hiểu cháu và cảm thông cho cháu trong giai đoạn khó khăn này.
Anh chị đã giấu, không cho cháu biết cháu là con nuôi, và cũng không liên lạc với gia đình cháu. Điều này nhiều gia đình khi xin con nuôi thường làm. Họ làm như vậy vì nghĩ là sẽ tốt cho đứa trẻ, nhưng đây là việc chúng ta cần nhìn nhận lại. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền được biết về nhân thân của mình. Sớm hay muộn trẻ cũng biết sự thật. Biết càng muộn, sự đau buồn càng lớn. Việc cho đứa con nuôi biết về cha mẹ đẻ nên làm càng sớm càng tốt. Khi đứa trẻ còn bé, cháu sẽ tiếp nhận việc này nhẹ nhàng, tự nhiên và không nặng lòng về điều đó. Khi đứa trẻ biết qua người khác, không phải từ cha mẹ nuôi, cháu sẽ càng đau lòng. Sự mù mờ về nhân thân, sự che giấu của cha mẹ nuôi sẽ càng khiến trẻ hoài nghi về bản thân, mặc cảm, mất lòng tin vào cha mẹ nuôi lẫn cha mẹ đẻ.
Đây là thời điểm cần thiết để anh chị thu xếp nói chuyện riêng một cách rõ ràng cho cháu biết về gia đình cha mẹ đẻ của cháu, về lý do anh chị nhận nuôi cháu và cả lý do anh chị đã giấu cháu. Khi cháu biết rõ ràng sự thật, cháu sẽ thêm hiểu tấm lòng của anh chị. Quan trọng hơn là cháu có thể cảm nhận được anh chị tôn trọng và tin tưởng cháu. Chuyện có tìm lại cha mẹ đẻ của cháu hay không, anh chị có thể bàn với cháu để cháu được quyết định khi nào cháu sẵn sàng. Việc tìm lại nguồn cội rất quan trọng với cháu, cả cho hiện tại và tương lai. Tôi tin cách giáo dục thành công của anh chị với cháu đầu, sẽ có ảnh hưởng tốt cho cháu thứ hai khi cháu hiểu mình là ai trong gia đình anh chị. Cháu là con nuôi nhưng cháu luôn là con anh chị.
Theo VNE
'Tôi ước mẹ chỉ đẻ một mình tôi!'
Cũng có thể tôi là đứa con nuôi nên mới bị đối xử tệ bạc thế nhưng tôi vẫn ước giá như tôi là con một.
Mẹ đẻ em khi tôi vào lớp một. Tôi có một em trai từ đó.
Chắc chắn nếu các mẹ muốn sinh hai, ba con thì sẽ thật sự không hiểu hết nỗi lo của một đứa con đầu lòng như tôi. Mà nếu mẹ có muốn sinh một đứa con cũng chưa chắc đã hiểu hết. Và tôi càng khẳng định rằng nếu là con một thì sẽ không thể hiểu được rất nhiều điều. Nếu có điều ước, tôi chỉ mong mẹ chỉ có một mình tôi thôi!
Nếu nói là sinh thêm một đứa con để cho vui cửa vui nhà, có đồng minh, có người chơi cùng thì thực sự tôi không bao giờ chơi với em tôi. Việc học ở trường, bài tập bề nhà, công việc nhà mẹ dồn lên vai tôi làm tôi còn không có thời gian nghỉ ngơi chứ đừng nói là chơi đùa với em.
Nếu nói là sinh thêm một đứa để sau này có chị em lo cho nhau, sự thực là tôi toàn lo cho em: từ khi em chào đời đã phải phụ mẹ lo cho em, phải làm một người tốt, gương mẫu để cho em noi theo, có món gì ngon cũng nhường nhịn em. Việc của tôi không ai quan tâm đến nhưng phải quan tâm, chăm sóc em thì mới là con ngoan. Đến khi trưởng thành, việc chăm lo bố mẹ thì tôi phải chịu, còn em thì thì thừa hưởng tất cả gia sản, thảnh thơi đi tìm hạnh phúc riêng. Thậm chí ba mẹ tôi còn quay ngoắt 180 độ. Lúc sinh em thì bảo tôi "phải thương yêu, chăm sóc em", đến khi em lớn thì bảo rằng: "anh em cũng không giúp được gì nhau đâu con ạ. Thôi con hãy tìm đường ra khỏi nhà đi." Tôi phải tay trắng ra đi, đó thực sự không phải nhà của tôi.
Tôi đã buồn vô cùng từ ngày mẹ sinh thêm em. (ảnh minh họa)
Nếu mẹ không sinh thêm em, chưa chắc tôi đã hiểu ra được nhiều điều như thế này. Sau những chuỗi ngày ở cùng bố mẹ và em cũng như khi đã bị đuổi ra đường, tôi đã rút ra kết luận những điều mà đứa con một không bao giờ biết được:
- Tôi chăm chỉ, chăm sóc em như vậy vì tôi sợ rằng, với gành nặng mà cha mẹ phải chịu, nếu họ có chuyện gì kiệt sức hay mệt mỏi... thì một đứa con chưa đến 18 tuổi, tay trắng, ăn chưa no, lo chưa tới như tôi thì làm sao có thể gánh vác được thêm một đứa em nữa.
- Chuyện làm việc nhà mẹ đổ hết lên đầu tôi vì mẹ còn phải lo kiếm tiền. Nói như mẹ thì ba lo cho chị lớn còn mẹ lo cho em nhỏ. Nhưng có ai biết ba thì không bao giờ nấu cơm, ba không bao giờ giặt đồ, rửa chén, quét nhà... Ba chỉ đi làm về và ngủ thôi, tới tháng thì đưa tiền ăn, tiền học cho con. Và tôi nhận ra rằng khi mẹ đi làm cũng thế thôi. Mẹ đi làm về là ngủ, việc nhà dồn hết lên vai tôi. Một đứa con một sẽ không bao giờ biết cái cảm giác khi phải rửa chén, quét nhà, giặt đồ, học bài... vừa khóc vì mẹ đang chăm sóc một đứa khác.
- Tôi cô độc, sợ hãi không thể chia sẻ cùng ai. Tôi sợ những bất trắc có thể xảy ra mà không thể nói cùng ai. Khi chia sẻ bất cứ điều gì không hay, mẹ luôn ngăn cản vì tôi phải làm gương cho em.
- Đứa em đó ngày ngày cứ theo tôi như hình với bòng nhưng không phải để vui đùa, giúp đỡ tôi mà là để được chăm sóc vì từ trước tới giờ tôi luôn chăm sóc em, tôi luôn phải nhường nhịn. Đó sẽ là gánh nặng suốt đời tôi phải mang theo. Tôi chưa có gia đình nhưng coi như tôi đã có cơ hội làm mẹ rồi. Một kinh nghiệm quá hãi hùng, cay đắng với tôi.
Nếu tôi lập gia đình, tất cả cũng chỉ là để sửa chữa những nỗi đau quá khứ trong tôi. Nếu tôi có con, tôi sẽ không để con phải như mình khi xưa.
Cũng có thể tôi là đứa con nuôi trong gia đình nên mới bị đối xử tệ bạc thế nhưng tôi vẫn ước giá như tôi là con một để không chịu thiệt thòi và nếu bố mẹ có sinh hai con thì cũng đừng để đứa con đầu bị bỏ rơi, bị đau khổ như tôi...
Theo VNE
Hiếm thấy _ chồng lặn lội tìm con riêng của vợ 8 năm trước Tám năm qua, chị vẫn day dứt nỗi đau của người mẹ bỏ con, nhưng cuộc đời chị may mắn gặp anh và được anh che chở. Anh đã tìm lại cho chị đứa con chị bỏ rơi 8 năm về trước. Đây là câu chuyện thấm đẫm tình người của vợ chồng anh Lê Thanh T. và chị Bùi Thị H. Năm...