Mắc ca Lạng Sơn thu hái muộn hơn miền Nam
Trong khi mắc ca phía Nam đã thu hoạch xong cách đây hơn 1 tháng, thì ở Lạng Sơn, bà con vừa thu hoạch xong.
Bà Đàm Thị Bư, thôn Bó Mịn, xã Bắc Hùng, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn), cho biết, bà có vườn mắc ca 6,5 ha, gồm một số loại giống: QN1, OC, 816, 849, 788… Trong đó, giống QN1 sai quả nhất, có lẽ do thích hợp khí hậu vùng Đông Bắc, đây cũng là giống do Trung Quốc lai tạo.
Diện tích mắc ca nói trên gia đình đã thu hoạch được 3 vụ, kể cả vụ bói. Do mắc ca thu hái bằng tay nên phải thuê 12 – 15 công nhân, thu hoạch trong 5 ngày mới xong; bình quân 1 công nhân được trả công 180.000 đồng/ngày.
Tuy nhiên, phải đến vụ thu hoạch thứ 3 này, bà Bư mới thấy hết lợi ích của việc trồng mắc ca trên đồi trọc, trước đây chỉ bỏ hoang, chưa tìm được cây gì sinh trưởng tốt tại vùng đồi này.
Sau khi có thu nhập cao từ mắc ca, bà Bư có kế hoạch đầu tư hệ thống tưới tự động, để tăng năng suất vào năm sau. Do mắc ca càng đến tuổi trưởng thành càng cho năng suất cao, năm 2020 tăng gấp 3,5 lần so năm 2019.
Xát tách vỏ xanh của hạt mắc ca
“Sản lượng năm nay được trên 7 tấn quả, tương đương 3,5 tấn hạt. Tuy nhiên, giá mắc ca năm nay xuống thấp trên toàn quốc và cả thị trường thế giới, do có dịch Covid – 19, nên chỉ còn 50.000 đồng/kg (hạt tươi), xuất bán cho khách tại Hà Nội.
Video đang HOT
Việc tiểu vùng khí hậu lạnh, khiến mắc ca miền Bắc thu hoạch chậm hơn ở miền Nam khoảng 30 – 40 ngày, không làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hoặc việc ra hoa đậu quả”, bà Bư cho biết thêm.
Lạng Sơn chắt chiu nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, chọn mô hình "đúng, trúng"
Để phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Lạng Sơn xác định việc lựa chọn mô hình phù hợp, sát với điều kiện thực tế có vai trò rất quan trọng, góp phần giúp người dân tăng thu nhập, hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Kinh nghiệm hay từ những mô hình thất bại
Để hỗ trợ phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2010 - 2019, ngân sách tỉnh Lạng Sơn đã hỗ trợ 117.454 triệu đồng, nhân dân đối ứng 86.507 triệu đồng để xây dựng được 379 mô hình sản xuất.
Các mô hình triển khai tại 77 xã với 13.828 hộ tham gia, hiện nay có 329/379 mô hình còn duy trì và nhân rộng, đạt tỷ lệ 86,8%. Nhiều mô hình hiệu quả ở các xã góp phần đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Bên cạnh những mô hình phát huy hiệu quả vẫn còn một số mô hình chưa phù hợp dẫn đến không duy trì, nhân rộng được. Điển hình như năm 2013, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất (100 triệu đồng/xã), các xã: Cao Lâu, Gia Cát, Hải Yến đã lựa chọn mô hình trồng chuối tiêu hồng, cây cam đường ghép. Tuy nhiên, do không hợp điều kiện khí hậu, đất đai, người dân chưa có kinh nghiệm trồng loại cây này... nên chỉ sau 1 năm, phần lớn cây bị chết, mô hình thất bại.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Hoàng Minh Tâm - Phó Chủ tịch UBND xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan cho biết: Khi lựa chọn mô hình để hỗ trợ, có khá nhiều hướng. Tuy nhiên, qua khảo sát và đúc rút kinh nghiệm, Ban Quản lý xây dựng NTM của xã nhận thấy nên hỗ trợ những mô hình đã hình thành có tiềm năng phát triển hoặc triển khai hỗ trợ những mô hình mới nhưng được đánh giá hiệu quả, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.
Cánh đồng lúa TBJ3 Nhật Bản trĩu vàng ở xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan. Ảnh: K.L
Theo ông Tâm, việc lựa chọn mô hình để hỗ trợ phải sát với thực tiễn, có như vậy mới mang lại hiệu quả cao. "Bước đầu tiên triển khai, đó là thông qua các đồng chí Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ tham mưu, tiến hành họp dân đăng ký, rà soát khảo sát thực tế từng hộ, nhân lực, chuồng trại, ... đánh giá tiềm năng phát triển, hiệu quả của mô hình có đủ điều kiện thực hiện dự án, sau cùng mới là lập danh sách phê duyệt" - ông Tâm nói.
Cũng theo ông Tâm, xã Trấn Ninh cách trung tâm huyện Văn Quan 16km, là 1 xã thuần nông đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 70% và cận nghèo gần 20%. Những năm gần đây tuy xã đã có bước tiến đáng kể trong sản xuất lúa nhưng khả năng tăng năng suất còn hạn chế, tỷ lệ các giống lúa chất lượng cao chưa nhiều, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích còn rất thấp...
Trước thực trạng đó, Đảng ủy, chính quyền xã đã vận động nhân dân tham gia vào Hợp tác xã Trấn Ninh để cùng thực hiện mô hình "Sản xuất lúa cao sản TBJ3 Nhật Bản phục vụ liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm". Theo đó, mô hình triển khai liên kết ở 4 khâu: Khâu đầu vào (gồm giống, phân bón, tập huấn kĩ thuật) - Khâu sản xuất - Khâu chế biến, bảo quản - Khâu tiêu thụ.
Mô hình được thực hiện từ đầu tháng 6/2018 với quy mô gần 30ha của 100 hộ gia đình, kinh phí thực hiện gần 420 triệu đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật và 100% chi phí mua giống, 100% phân bón hữu cơ vi sinh và NPK; nhân dân chuẩn bị nhân lực và vốn đối ứng.
Qua đánh giá, giống lúa TBJ3 là loại cứng cây, chống chịu rét tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại, thích hợp nhiều chân đất và có thể cấy vụ xuân và vụ mùa, chất lượng gạo dẻo, thơm, ngon, năng suất đạt khoảng 2,5 - 2,7 tạ/sào.
Với mức giá bán 26.000 đồng/kg, loại gạo này đang được thị trường ưa chuộng và đem lại thu nhập cao gấp 2 lần so với giống lúa địa phương.
Năm 2019, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, xã đã hỗ trợ 200 triệu đồng cùng với phân bón, giống, kỹ thuật... cho các hộ dân tham gia Dự án trồng lúa Nhật - giống lúa TBJ3.
Hiện nay trên địa bàn đang triển khai hơn 6ha diện tích gieo cấy giống lúa mới này. Ngoài ra, dự án cũng triển khai 20ha tại các huyện Tràng Định, Bình Gia... Thóc sau thu hoạch sẽ được phơi sấy, xay xát rồi đóng bao bì nhãn mác đầy đủ, đảm bảo chất lượng gạo ngon nhất đến tay khách hàng.
Đồng vốn hỗ trợ giúp tăng bật thu nhập
Qua 10 năm triển khai chương trình xây dựng NTM tại các địa phương ở Lạng Sơn, một trong những kinh nghiệm quan trọng rút ra trong quá trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đó là: việc khảo sát, lựa chọn mô hình phải bám sát thực tiễn, phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu và nhân lực.
Bởi nguồn vốn hỗ trợ không nhiều nên cơ sở phải năng động, chủ yếu là hỗ trợ những mô hình đã và đang có để mô hình đó phát triển bật hẳn lên, chứ không phải là xây dựng mô hình mới.
Với những bài học kinh nghiệm chung về hỗ trợ phát triển sản xuất trong những năm qua, để triển khai chương trình năm 2020, Ban Quản lý xây dựng NTM các xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã chủ động tuyên truyền, lấy ý kiến từ người dân và thành lập đoàn tham quan các mô hình sản xuất hiệu quả, có nét tương đồng với điều kiện khí hậu, đất đai, trình độ lao động của xã để học tập, áp dụng một cách phù hợp.
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất xây dựng NTM, nhiều mô hình đã được tiếp thêm động lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: K.L
Cũng như Trấn Ninh, xã Tân Thành, huyện Cao Lộc cũng đã lựa chọn hỗ trợ 27 hộ dân trồng trên 4 ha hồng không hạt Bảo Lâm và hỗ trợ hệ thống tưới nhỏ giọt cho hơn 1 ha cây Sachi triển khai từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất xây dựng NTM. Đây đều là những mô hình rất tiềm năng.
Ông Hoàng Đăng Dũng - Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh cho biết: Từ đầu năm đến nay, cơ quan chuyên môn đã chủ động kiểm tra, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các xã triển khai các mô hình sản xuất phù hợp. Hiện nay, cơ bản các xã đã lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và nhanh chóng triển khai bắt tay thực hiện.
Phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân vừa là động lực, vừa là mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới. Để có thể hỗ trợ các mô hình, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh đã chắt chiu từng nguồn lực. Do vậy, việc lựa chọn, khảo sát các mô hình có ý nghĩa rất quan trọng để phát huy nguồn lực hỗ trợ đó. Hy vọng rằng với những bài học kinh nghiệm đã rút ra từ thực tiễn, trong năm 2020 và những năm tiếp theo, ban chỉ đạo, ban quản lý xây dựng NTM các xã sẽ có những lựa chọn, bám sát thực tiễn để nâng cao hiệu quả các mô hình phát triển sản xuất.
Bé 10 tuổi chiến thắng SARS-CoV-2 cùng 5 bệnh nhân xuất viện Chiều 24/8, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã công bố khỏi bệnh cho 6 bệnh nhân (BN) COVID-19, trong đó có 1 bé gái 10 tuổi, quê Lạng Sơn. Các bệnh nhân được công bố khỏi bệnh hôm nay gồm: BN536, BN537, BN544, BN673, BN677, BN785. Trong số các bệnh nhân khỏi bệnh có 3 bệnh nhân từ Guinea Xích đạo...