Mắc bệnh “vùng kín” vì thường xuyên “gần gũi” bạn trai
“Quan hệ” bên ngoài không những không được coi là một biện pháp tránh thai mà còn có thể gây ra nhiều rắc rối ở “vùng kín” như viêm nhiễm, ra huyết trắng…
Em đang thực sự thật sự lo lắng, mong bác sĩ giúp em. Em sắp lập gia đình nhưng do một lần không kiềm chế, em và chồng sắp cưới đã suýt “quan hệ” với nhau. Em cũng thấy đau mặc dù chỉ là bên ngoài. Sau lần đó em và chồng thường làm như vậy (cũng là để tránh thai) nhưng lần nào em cũng thấy đau và rát (em chưa quan hệ tình dục bao giờ).
Sau những lần như vậy, em thấy mình ra rất nhiều huyết trắng, đặc và hôi. Em cố giữ vệ sinh kỹ hơn bằng dung dich vệ sinh, ngày 2,3 lần rồi thấy không còn nữa.
Một lần khác, em thấy không đau và rát khi bên ngoài nữa nhưng sau hôm đó em lại thấy ra một ít máu (một ít thôi) nên em dùng băng vệ sinh. Sau lúc đó thì em không thấy ra máu nữa, nhưng huyết trắng đặc hơn và không có mùi hôi. Mặt em bây giờ nổi nhiều mụn. Em rất sợ mình đang bị bệnh nào đó. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
(S. M)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
S.M thân mến,
Trước hết, phải nói rằng bạn đừng nên quá lo lắng, vì rất có thể tâm trạng lo lắng, không ổn định có thể khiến cho sự bất thường về sức khỏe của bạn tăng lên.
“Quan hệ” bên ngoài như bạn nói không được coi là một biện pháp tránh thai . Bởi vì tinh trùng có thể còn sót lại ở tinh dịch của người đàn ông và trong quá trình cọ xát, tinh trùng sẽ di chuyển sang âm đạo của người phụ nữ, bơi sâu vào trong và kết hợp với trứng để thụ thai. Và trong không ít trường hợp, người phụ nữ vẫn còn trinh (màng trinh chưa rách) mà có quan hệ bên ngoài như vậy cũng vẫn có thể có thai.
Video đang HOT
Tình trạng đau, rát như bạn gặp phải có thể do 2 nguyên nhân, một là do chất bôi trơn không đủ và do chưa từng quan hệ nên bạn chưa quen với cảm giác đó, hai là bạn đang bị bệnh viêm nhiễm nào đó tại “vùng kín”.
Ảnh minh họa
Thông thường, nhiều người phụ nữ chưa rách màng trinh thường bị đau trong những lần quan hệ tình dục đầu tiên. Bạn có thể là một trong những trường hợp đó. Màng trinh chỉ là một tấm màng mỏng ở ngay cửa âm đạo nên rất dễ bị rách nếu có tác động mạnh. Trong hầu hết trường hợp, khi màng trinh bị rách, người phụ nữ sẽ thấy xuất hiện một chút máu màu hồng. Lượng máu này ít hơn rất nhiều so với máu kinh và thường hết ngay sau đó, hiếm có trường hợp chảy máu kéo dài.
Hiện tượng ra máu như bạn mô tả có thể do bạn bị rách màng trinh hoặc cũng có thể do bạn bị trầy xước ở “vùng kín” do quá trình tiếp xúc gây ra. Để biết chính xác nguyên nhân do đâu, bạn nên đi khám phụ khoa .
Ra nhiều huyết trắng, đặc và hôi là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín. Tình trạng viêm nhiễm này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ như nhiễm nấm, kí sinh trùng, lấy truyền từ “đối tác”… Lúc này, các vi khuẩn gây hại phát triển nhiều nên dẫn đến mất cân bằng trong môi trường âm đạo, gây ra nhiễm trùng hoặc viêm âm đạo. Tình trạng viêm nhiễm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau, rát khi có quan hệ tình dục bên ngoài.
Khi có dấu hiệu viêm nhiễm, người phụ nữ nên giữ vệ sinh bằng nước sạch và đi khám để được kê thuốc đặt và uống thích hợp. Sử dụng dung dịch vệ sinh không phải là lựa chọn hay vì nó chỉ có tác dụng ngay tại thời điểm đó. Lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ càng làm tăng tình trạng mất cân bằng trong môi trường âm đạo, khiến cho mức độ viêm nhiễm càng tăng.
Bất kì sự thay đổi nào trong cơ thể cũng có thể dẫn đến những hậu quả là rối loạn hoặc thay đổi hormone, kể cả tình trạng viêm nhiễm “vùng kín”. Và một trong những biểu hiện ra bên ngoài cơ thể khi sự cân bằng hormone bị thay đổi là chị em sẽ thấy mình nổi nhiều mụn hơn.
Vì xuất phát từ nguyên nhân thay đổi hormone nên bạn cần đi khám để biết mình cần được điều trị theo phương pháp nào là thích hợp nhất. Một khi cơ thể đã cân bằng hormone thì tình trạng nổi mụn cũng sẽ giảm đi rõ rệt.
Bạn nên tham khảo những thông tin trên đây và đi khám sớm nếu thấy các bất thường này kéo dài nhé.
Chúc bạn vui vẻ, hạnh phúc!
Theo VNE
Làm gì khi bị dị ứng "tinh binh" của chàng?
Tôi 28 tuổi, kết hôn 1 năm. Đời sống tình dục khá ổn nhưng mỗi lần "gần gũi" chúng tôi đều phải dùng đến chất bôi trơn.
Dần dần chúng tôi quen với việc sử dụng nó, tôi cũng không cảm thấy "cô bé" của mình có khả năng tự bôi trơn mặc dù anh ấy đã rất cố gắng với màn dạo đầu. Vậy có phải tôi bị "nghiện" chất bôi trơn và đang gặp rắc rối với cơ quan sinh dục?
Chưa có nghiên cứu nào nói lạm dụng chất bôi trơn sẽ gây "nghiện" và nó cũng không phải là nguyên nhân khiến cho "cô bé" không có khả năng tự tiết ra chất bôi trơn.
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hàm lượng chất bôi trơn tự nhiên. Ví như, hệ lụy cuả việc dùng thuốc. Một số loại thuốc tránh thai, thuốc điều trị cao huyết áp,...có thể làm thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể và là nguyên nhân khiến cho chất bôi trơn tiết ra ít. Quá trình sụt giảm hormone estrogen cũng là một lý do chính gây khô âm đạo. Estrogen là loại hoormon giúp duy trì và cân bằng độ ẩm ướt, môi trường axit trung tính cho âm đạo. Loại hormone này có thể bị suy giảm trong giai đoạn sinh nở, cho con bú, thau đổi thói quen sinh hoạt, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng...
Tiểu đường, suy nhược cơ thể, căng thẳng, stress, tự ý thụt rửa âm đạo, mắc bệnh phụ khoa cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến ham muốn của chị em, đồng thời gây khô âm đạo.
Để tìm ra nguyên nhân chính xác vì sao bạn bị "hạn hán" nơi "vùng cấm", cần kiểm tra xem bạn có mắc chứng bệnh lý hoặc phạm phải sai lầm nào kể trên hay không? Hoặc trong thời gian vừa rồi bạn có dùng loại thuốc nào không?
Nếu vẫn bế tắc trong quá trình "truy tìm thủ phạm", hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân.
Em vừa lập gia đình nhưng đang rất lo lắng và bối rối vì sau lần "quan hệ" đầu tiên thì vùng kín bị ngứa, rát rất dữ dội. Từ đó đến nay đã hơn 1 tháng em không dám "gần gũi" với chồng nữa.
Theo những gì bạn miêu tả thì bạn có thể bị dị ứng với tinh trùng, cụ thể hơn là bạn bị dị ứng với protein có mặt trong "tinh binh" của chàng. Ngoài biểu hiện bị ngứa và rát thì dị ứng tinh trùng còn có những dấu hiệu khác như đau, mẩn đỏ và sưng phồng, thậm chí có trường hợp bị khó thở, phù nề, sốt hay rối loạn tuần hoàn não...
Hầu hết những biểu hiện này thường diễn ra sau 20 - 30 phút tinh trùng được phóng ra và có thể kéo dài trong vòng 4 ngày hoặc nhiều hơn. Mức độ dị ứng ra sao, thời gian dị ứng thế nào phụ thuộc vào phản ứng cơ địa của từng người.
Theo thống kê thì trong số một ngàn phụ nữ bị dị ứng các loại, có 8 trường hợp bị dị ứng "tinh trùng" các kiểu.
Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa tình trạng dị ứng tinh trùng này là sử dụng bao cao su khi "ân ái", bằng mọi cách không cho tinh dịch tiếp xúc với da, cũng như vùng kín của bạn.
Như thế, việc sinh con của hai vợ chồng bạn sẽ tương đối khó khăn, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn thêm. Biện pháp cuối cùng là áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
Trên thực tế để điều trị bệnh dị ứng tinh trùng cần áp dụng nhiều phương tiện, biện pháp kết hợp mới hy vọng đạt được hiệu quả.
Theo VNE
Sex marathon gây hại gì? Với nhiều người, "yêu" theo kiểu marathon (mạnh và nhanh) mang lại những điều thú vị. Nhưng với người khác, nó có thể gây hại không nhỏ. Ảnh minh họa Trầy xước và bầm tím Với sức nóng của đam mê và khao khát nếu yêu quá nhanh dễ dẫn đến những chấn thương như bầm tím hay trầy xước ở đầu gối,...