Mắc bệnh về máu, người phụ nữ phải thay 4,7 lít máu/tháng
Căn bệnh kỳ quá khiến Sonia Chane-Sam ở Anh phải thay máu 4 tuần/lần. Khi đến hạn thay máu, 4,7 lít máu trong cơ thể cô sẽ được rút ra để truyền 4,7 lít máu khác vào.
Cô Sonia Chane-Sam, 40 tuổi, sống ở thành phố London (Anh). Từ khi còn trẻ, cô là người rất yêu thể thao và tập gym rất nhiều, theo Newsbreak.
Bệnh hồng cầu hình liềm khiến cô Sonia Chane-Sam ở Anh phải thay 4,7 lít máu/tháng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, vào năm 2014, khi 33 tuổi, cô Sonia lại bất ngờ bị đột quỵ. Nhưng nhờ có thể trạng tốt, cô đã bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, bác sĩ yêu cầu cô phải giảm cường độ tập, tránh tập luyện quá sức.
“Tôi được yêu cầu bỏ thuốc lá, sống lành mạnh nhất có thể và tránh căng thẳng”, cô Sonia kể lại.
Nhưng vào năm 2015, khi đang mang thai đứa con thứ hai, cô Sonia bị chẩn đoán mắc bệnh hồng cầu hình liềm (SCD). Đây là căn bệnh di truyền có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm trùng, tổn thương cơ quan nội tạng hay đột quỵ.
Ở người bình thường, tế bào hồng cầu sẽ có hình tròn. Nhưng ở người mắc bệnh hồng cầu hình liềm, tế bào hồng cầu của họ có hình lưỡi liềm. Tế bào hình liềm nãy sẽ chết sớm, khiến người bệnh bị thiếu hồng cầu liên tục.
Video đang HOT
Trong trường hợp của cô Sonia, cách duy nhất để kiểm soát bệnh là phải truyền máu thường xuyên. Cứ 4 tuần, cô Sonia phải lọc máu 1 lần. Máu trong cơ thể cô sẽ được rút ra và truyền vào 4,7 lít máu mới.
Dù mắc bệnh nhưng cô không để bệnh tật ảnh hưởng đến lối sống lành mạnh của mình. Cô vẫn thường xuyên tập luyện bằng cách đạp xe.
Sau mỗi lần thay máu, cô thường được yêu cầu nên về nhà bằng taxi. Tuy nhiên, người phụ nữ luôn từ chối và về nhà bằng chiếc xe đạp của mình. Cô Sonia đã tham gia một câu lạc bộ đạp xe và hoàn thành nhiều chuyến đi để thỏa niềm yêu thích với bộ môn này.
Cách chữa bệnh hồng cầu hình liềm duy nhất là phải ghép tế bào gốc. Các tế bào gốc này nằm trong tủy xương, có chức năng sản sinh ra hồng cầu. Thủ thuật ghép tế bào gốc trong tủy xương có tỷ lệ thành công cao nhưng vẫn có thể đối mặt những rủi ro lớn.
Em gái cô là người hiến tủy phù hợp và sẵn sàng cho việc này. Nếu được ghép tủy, cô Sonia phải trải được hóa trị và xạ trị. Toàn bộ quá trình điều trị này kéo dài 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cô đã quyết định tạm dừng ca ghép tủy, theo Newsbreak.
Nguyên nhân Covid-19 trỗi dậy tại Anh
Đại dịch tại Anh một lần nữa leo thang do lệnh hạn chế gỡ bỏ, tiêm chủng trẻ em chậm chạp, miễn dịch từ vaccine dần suy yếu và biến thể Delta Plus xuất hiện.
Số ca mắc Covid-19 tại Anh một lần nữa gia tăng, với hơn 49.000 trường hợp dương tính ghi nhận ngày 18/10, cao nhất kể từ giữa tháng 7. Tỷ lệ tử vong do nhiễm nCoV tại nước này đứng thứ 10 toàn cầu trong 7 ngày qua. Chính phủ vẫn chưa đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn như đeo khẩu trang, triển khai hộ chiếu vaccine và khuyến nghị làm việc từ xa.
"Chúng ta đang ở ngay bờ vực, đó là giữa tháng 10. Chúng ta cần đến may mắn đề không rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc trong ba tháng tới", Matthew Taylor, giám đốc điều hành của Hiệp hội Y tế Quốc gia (NHS Confederation), nhận định.
Để tránh viễn cảnh đen tối vào mùa thu đông, các chuyên gia y tế tập trung lý giải nguyên nhân khiến số ca mắc mới tại Anh tăng mạnh.
Nhiều người cho rằng nguyên do đầu tiên là dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng hạn chế. Khi chính phủ quyết định mở cửa trở lại vào ngày 19/7, chưa đến một nửa dân số Anh được tiêm phòng đầy đủ, số ca nhiễm đang tăng cao. Những người dễ tổn thương nhất đã được bảo vệ phần nào, song virus vẫn chưa được kiểm soát. Khi cộng đồng trở lại cuộc sống bình thường, học sinh đến trường với ít biện pháp phòng ngừa tại chỗ, Covid-19 lây lan nhanh hơn, đặc biệt ở ở các em chưa tiêm chủng. Đây cũng là nhóm có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất cả nước. Dịch bệnh ở Anh leo thang phần lớn cũng do các ca nhiễm trong nhóm này.
Số người đeo khẩu trang đã giảm đáng kể từ mùa hè, theo khảo sát hàng tuần do Trường Vệ sinh & Y học Nhiệt đới London thực hiện. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến virus lây lan trong nhà, không gian kín. Tuy vậy, nó không đủ để khiến Anh trở thành quốc gia có số ca mắc mới cao hơn phần lớn châu Âu. Tại Scotland, người dân giữ thói quen đeo khẩu trang, song tỷ lệ lây nhiễm vẫn cao.
Một người phụ nữ đeo khẩu trang đi dạo tại thành phố London, Anh, ngày 19/10. Ảnh: AP
Lý do tiếp theo là chính phủ trì hoãn triển khai vaccine cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi . Hiện tất cả trẻ trên 12 tuổi ở Anh đã đủ điều kiện tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, tiêm hai liều tùy theo tình trạng sức khỏe. Song nhiều người chỉ trích chương trình có tiến độ quá chậm. Theo số liệu chính thức, tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ từ 12 đến 15 tuổi tại Anh là 14%, thấp hơn ba lần so với Scotland (44%).
Thực trạng này đáng lưu tâm, bởi dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia cho thấy số ca nhiễm ở các học sinh trung học đã tăng lên. Khoảng 8,1% người thuộc nhóm này nhiễm nCoV trong tháng 9. Tại các trường học ở Anh, trẻ em không cần đeo khẩu trang. Trong khi ở Scotland, chính phủ khuyến nghị học sinh đeo khẩu trang đến tháng 10.
Giáo sư Andrew Hayward, chuyên gia dịch tễ tại Đại học College London, cho biết: "Tỷ lệ lây nhiễm cao ở học sinh. Các em tiếp xúc nhiều ở trường, không sử dụng khẩu trang, tỷ lệ tiêm chủng thấp và có rất ít biện pháp để ngăn ngừa lây bệnh".
Nhóm tuổi này ít nguy cơ phát triển triệu chứng nặng, song ông Hayward lưu ý các em có thể lây bệnh cho người khác.
"Tiêm phòng cho thanh thiếu niên quan trọng để giải quyết dịch bệnh đang leo thang, do số ca dương tính ở độ tuổi này hiện rất cao, khác hoàn toàn với giai đoạn trước của đại dịch", giáo sư Rowland Kao, Đại học Edinburgh, nói.
Khởi động vào tháng 12/2020, chương trình tiêm chủng của Anh ban đầu vượt xa các nước châu Âu. Hệ quả, miễn dịch từ vaccine ở người dân nước này cũng suy yếu sớm nhất . Phân tích của Cơ quan Y tế Công cộng Anh hồi tháng 9 cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer và AstraZeneca với biến chủng Delta bắt đầu giảm đi sau khoảng 10 tháng. Sau 5 tháng, hiệu quả của AstraZeneca giảm 50%, Pfizer giảm 70%.
Vaccine vẫn bảo vệ người dùng khỏi triệu chứng nặng và tử vong, nhưng số ca dương tính tăng lên. Hơn nữa, nhiều ca nhiễm nCoV đột phá vẫn có thể tiến triển nghiêm trọng.
Anh quyết định tiêm liều vaccine thứ ba cho người bị suy giảm miễn dịch, người trên 50 tuổi và các nhóm dễ tổn thương kể từ 2/9. Tuy nhiên, theo phân tích của Guardian, số người tiêm liều tăng cường không tăng lên quá nhiều. Kể từ ngày 5/10 đến 12/10, tỷ lệ chỉ bằng một nửa so với 6 tháng trước, khi người dân đang tiêm liều thứ hai.
Mùa đông năm ngoái, Anh trải qua đợt dịch nghiêm trọng do biến thể Alpha. Mùa xuân, biến thể Delta khiến số ca nhiễm một lần nữa tăng lên. Hiện nay, biến thể khác là Delta Plus - nhánh phụ của Delta, đang dần chiếm ưu thế.
Theo báo cáo từ Cơ quan An ninh Y tế Anh, "nhánh phụ AY.4.2 trở nên phổ biến hơn". Cơ quan đang theo dõi sát sao để đánh giá mức độ nguy hiểm của nó. Kể từ ngày 27/9 đến ngày 4/10, AY4.2 chiếm khoảng 6% ca dương tính nCoV đã giải trình tự và "có xu hướng tăng lên".
AY4.2 chứa hai đột biến trong protein S cho phép virus xâm nhập tế bào máu, gọi là Y145H và A222V, đã được tìm thấy trong các biến thể khác có từ giai đoạn sớm của đại dịch. Bản thân các đột biến này không làm tăng khả năng lây truyền của virus trong quá khứ, song đặc tính sẵn có của Delta mang lại lợi thế cho AY.4.2.
Francois Balloux, giám đốc Viện Di truyền của Đại học College London, ước tính phiên bản AY.4.2 của Delta Plus có thể lây truyền nhiều hơn 10% so với Delta ban đầu. Để so sánh, biến thể Detla có khả năng lây truyền gấp đôi so với chủng gốc của nCoV (được tìm thấy ở Vũ Hán), song Balloux dự đoán AY.4.2 "không có tác động tương tự đến đại dịch".
Đối tượng dễ trở nặng khi nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin Nam giới, người cao tuổi, đặc biệt là người ghép thận, mắc bệnh hồng cầu, có khả năng cao phải nhập viện khi nhiễm Covid-19 dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Các chuyên gia của Đại học Oxford (Anh) đã sử dụng dữ liệu vắc xin để cập nhật một chương trình mà họ phát minh vào năm 2020 nhằm tìm...