Mắc bệnh từ trong bụng mẹ bé trai khóc thảm thiết
Con được sinh ra đời, nhưng không may mắn vì bệnh đã có từ trong trứng nước. Khối u ngày một lớn dần, khiến đầu con bị biến dạng.
Cơ thể nhỏ bé của con quá yếu ớt để chống chọi với căn bệnh quái ác. Tiếng khóc suốt ngày đêm của con làm đau lòng tất cả những ai chứng kiến. Giọng khản đặc, con oằn người qua bên này, uốn qua bên kia nhưng cơn đau cũng không dịu bớt. Làm thế nào để có đủ tiền cứu con đang là một câu hỏi được bỏ ngỏ vì cha mẹ con không đủ sức.
Bệnh nặng từ khi lọt lòng mẹ
Cậu bé ấy tên là Lê Quang Trọng (sinh ngày 12/1/2019 ở tổ dân phố Liên Hiệp 1A, phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) bị bệnh bướu mô liên kết đầu mặt cổ.
Mắc căn bệnh nan y bé Trọng cầu cứu.
Bé Quang Trọng là con thứ 2 của vợ chồng anh Lê Văn Bình và chị Lê Thị Tường Vi. Ngay từ lúc sinh ra, gia đình đã thấy bé có một vùng da ở phía sau đầu có nổi mẩn đỏ và một cục u bằng đầu ngón tay. Gia đình cũng bế bé đi tới nhiều bệnh viện, nhưng có lẽ bé còn quá nhỏ để làm các xét nghiệm, thủ thuật nên chưa có chẩn đoán chính xác.
Bé Quang Trọng được đưa về nhà, nhưng cha mẹ luôn phập phồng nỗi lo. Trong thời gian 3 tháng đầu, khối u cứ ngày một lớn thêm. Lúc đó, bác sĩ chẩn đoán có thể là u máu. Khối u không chịu dừng lại ở đó và càng ngày càng lớn thêm to bằng nắm tay phía sau đầu. Bé Quang Trọng rất hay nóng sốt và khối u làm bé đau đớn quấy khóc.
Khối u hành khiến bé rất hay khóc.
Sau một thời gian dài không tìm ra được bệnh, đến T6/2019, sau kết quả sinh thiết tại BV Nhi Đồng 1, bác sĩ đã có bằng chứng đó là căn bệnh bướu mô liên kết.
Bé Lê Quang Trọng được chuyển đến BV Ung Bướu TP.HCM để tiếp tục điều trị. Tại đây, bé được điều trị bằng nhiều toa hóa chất. Mỗi một đợt thuốc truyền vào cơ thể là một lần khó khăn đối với bé. Có lẽ bệnh tật giày vò và tác dụng phụ của thuốc khiến cơ thể non nớt của bé chịu không nổi. Bé khóc suốt ngày đêm, chỉ khi nào mệt quá thiếp đi mới không nghe thấy tiếng khóc.
Một lọ thuốc 4 triệu đồng
Lại thêm một khó khăn nữa đối với gia đình anh Lê Văn Bình. Cậu con trai mang bệnh hiểm nghèo đã làm cả gia đình suy sụp vì tính mạng của con luôn trong tình trạng báo động. Giờ họ lại đang lo lắng không biết kiếm đâu ra tiền để điều trị giữ mạng sống cho con.
Số tiền cha mẹ kiếm được không đủ mua thuốc cho con.
Video đang HOT
Dù bé Quang Trọng còn đang trong độ tuổi hưởng bảo hiểm y tế 100%, tuy nhiên, bé vẫn phải dùng tới thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế. Một lọ thuốc có giá 4 triệu đồng không hề rẻ đối với nhiều người chứ không riêng gia đình anh Bình.
Chắt chiu, vay chỗ nọ, mượn chỗ kia để mua cho con từng lọ thuốc. Mới lo được lọ thuốc này rồi lại chuẩn bị đến lọ thuốc khác, vòng quay quá nhanh khiến gia đình bế tắc.
Xin hãy cứu con!
Hai vợ chồng anh Bình và chị Vi có thu nhập chỉ ở mức tạm đủ sống nếu cuộc sống gia đình bình yên.
Anh Bình làm phụ xe tải chở hàng, lương mỗi tháng chỉ được 4,5 triệu đồng, chị Vi làm phụ cho tiệm tóc, lương được 2 triệu đồng/tháng. Với khoản thu nhập như vậy họ có hai đứa con nhỏ, lúc khỏe mạnh cũng chỉ đảm bảo cho cuộc sống hằng ngày.
Nhiều tháng nay, gia đình họ liên tục phải di chuyển, chữa bệnh cho con nên đã phải vay mượn lên tới 50 triệu đồng. Đây là một số tiền không hề nhỏ so với thu nhập của gia đình. Việc chữa bệnh của bé Quang Trọng vẫn đang cần phải tiếp tục, nhưng khoản tiền để chữa bệnh cho con đã không còn.
“Vợ chồng chúng tôi cũng đã tìm đủ mọi cách để cứu con. Người thân bạn bè cho đồng nào dành hết để chữa bệnh cho cháu. Thậm chí vợ chồng vay không đủ, phải nhờ cả người thân vay giùm chỉ mong sao cứu được cháu, chăm sóc để cháu giảm bớt đau đớn. Nhìn con khóc ngằn ngặt cả ngày chịu không thấu. Người lớn còn biết chứ trẻ em không biết gì đau chỉ biết khóc thôi, tội nghiệp con lắm. Thật sự lúc này chúng tôi chỉ biết cầu mong sao cho cháu gặp thầy gặp thuốc để bệnh lui. Chúng rôi rất sợ…”, chị Vi bỏ lửng câu nói.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp anh Lê Văn Bình (tổ dân phố Liên Hiệp 1A, phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. ĐT: 0772 517 959)
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.192 bé Lê Quang Trọng
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Theo vietnamnet
Ly giấy, tô sành được dùng nhiều trong bệnh viện
Nhân viên y tế trong các bệnh viện ở TP.HCM đang dần sử dụng ly giấy, tô sành để thay thế đồ nhựa dùng một lần.
Sáng 13-8, PV Pháp Luật TP.HCM ghé vào căn tin Bệnh viện (BV) quận 2, TP.HCM mua hủ tiếu mang đi. Từ nước lèo đến hủ tiếu, rau, gia vị đều được đựng trong bịch nylon. "Vậy cho tiện, dùng xong quăng thùng rác, khỏi phải rửa. Tôi cũng đang tính thay hộp nhựa, bịch nylon bằng thứ khác vì BV cứ nhắc nhở hoài" - bà bán hàng nói.
Đâu đâu cũng thấy ly nhựa, bịch nylon
Tại BV Ung bướu TP.HCM, nhiều thùng rác chất đầy hộp, ly nhựa, bịch nylon... Một người tay xách ly nhựa đựng nước uống, bánh canh trong bịch nylon từ ngoài đi vào nói: "Mấy thứ này tôi mua bên ngoài, dùng xong quăng thùng rác, tiện lắm".
PV vào căn tin BV gọi ly cà phê, thấy cà phê được đựng trong ly thủy tinh kèm theo ống hút trong khi khách mua mang đi vẫn dùng ly, hộp nhựa và bịch nylon để đựng. "Trước đây khách uống tại chỗ thì cũng dùng ly nhựa. Nay do BV yêu cầu hạn chế sử dụng đồ nhựa nên căn tin chuyển sang dùng ly thủy tinh. Căn tin cũng đang nghiên cứu và sớm thay đồ đựng bằng nhựa, đồ sành" - người phụ trách căn tin cho hay.
Ghé vào khu vực nội soi tại BV Nhân dân Gia Định TP.HCM, PV ghi nhận tất cả bệnh nhân trước khi thực hiện nội soi phải uống 3-4 chai nước nhựa loại 500 ml. Do bệnh nhân đông nên chai nhựa bỏ đầy thùng rác. "Nước uống đựng trong chai nhựa bán sẵn trong căn tin, rất tiện lợi. Mang nước từ nhà theo chi cho lỉnh kỉnh, cầm mỏi tay" - một bệnh nhân nói. Người khác ngồi cạnh thêm vào: "Tôi có nghe nói chương trình giảm thiểu chất thải nhựa. Nếu BV lắp máy nước uống kèm ly giấy thì hay quá, chúng tôi không phải tốn tiền mua nước nữa".
Trong các bệnh viện, đâu đâu cũng thấy ly, chai, hộp nhựa đựng đồ ăn, thức uống. Ảnh: TRẦN NGỌC
Ly giấy, thủy tinh sử dụng nhiều hơn
Thay vì mời khách nước uống đựng trong chai nhựa như những lần trước, lần này BS Trần Văn Khanh, Giám đốc BV quận 2, rót trà mời khách vô ly sành. "BV đang thực hiện chương trình giảm thiểu chất thải nhựa nên hạn chế tối đa nước uống đóng chai nhựa" - BS Khanh nói.
BV Gia Định đã có kế hoạch và sẽ sớm đặt máy nước uống, ly giấy tại các phòng, khoa, khu vực nội soi để phục vụ bệnh nhân. Sắp tới BV sẽ đựng thuốc trong bao giấy hoặc bao từ chất liệu mây tre lá, thân thiện với môi trường.
BS NGUYỄN ÁNH TUYẾT, Phó Giám đốc BV Nhân dân Gia Định
Tại một phòng họp của BV, mọi người đều uống nước bằng ly giấy. Theo BS Khanh, các cuộc họp sẽ xài ly giấy, các khoa, phòng đều bố trí máy nước uống và buộc nhân viên dùng ly thủy tinh, sành sứ. BV còn yêu cầu nhân viên mang cơm từ nhà phải đựng trong cà men hoặc hộp thủy tinh. Nếu mua cơm tại căn tin BV thì mang theo tô sành để đựng. "Riêng với bệnh nhân, chúng tôi đang tuyên truyền hạn chế tối đa dùng đồ nhựa. Bốn căn tin cũng được yêu cầu thay đổi dần và hiện đã có một căn tin thực hiện" - BS Khanh cho biết thêm.
Tại BV Ung bướu TP.HCM, BS trưởng khoa ngoại 1 Nguyễn Văn Tiến mời khách bằng nước lọc rót từ bình thủy tinh. "Trước đây tiếp khách bằng nước đựng trong chai nhựa vừa gọn vừa tiện, khách uống không hết thì mang theo. Nay BV yêu cầu giảm thải nhựa dùng một lần nên có thay đổi" - BS Tiến nói. Cũng theo BS Tiến, BV yêu cầu tất cả nhân viên không được dùng đồ nhựa đựng thức ăn, đồ uống. Cạnh đó, đề nghị căn tin nhanh chóng thay thế đồ nhựa, khuyến cáo người bệnh và thân nhân hạn chế dùng đồ nhựa dùng một lần.
Ngày 29-7, Bộ Y tế ban hành Chỉ thị 08 về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức thực hiện kế hoạch trên bằng cách hạn chế, tiến tới chấm dứt sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc nylon khó phân rã. Tiến tới thay thế bằng các vật dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường.
Theo kế hoạch, sáng thứ Sáu (16-8), Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến "Triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế".
TRẦN NGỌC
Theo PLO
Thêm Trung tâm điều trị oxy cao áp hiện đại tại Hải Phòng Sáng 4-8, tại Hải Phòng, Viện Y học biển Việt Nam đã tổ chức Hội thảo phát triển y học cao áp, khánh thành và đưa Trung tâm điều trị oxy cao áp mới, hiện đại vào hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác điều trị bệnh cho nhân dân bằng phương pháp mới này. Cắt băng khánh...