Mắc bệnh tim không có nghĩa là phải ngừng uống rượu
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Washington phát hiện ra rằng, ngay cả khi đã bị chẩn đoán suy tim, uống rượu vừa phải không làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Uống một ít rượu, bia không ảnh hưởng tiêu cực tới tim mạch.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học cho rằng, trong mọi trường hợp, uống rượu vừa phải không có tác dụng tiêu cực đối với những người thích rượu, và có vẻ như đây là tin tốt cho những người thích thư giãn với một ly cocktail.
Trước đây, khi bị chẩn đoán mắc bệnh suy tim là một điều nghiêm trọng và những người nhận được thông tin đó từ bác sĩ thông thường sẽ rà soát lại lối sống, và trong nhiều trường hợp, sẽ thay đổi một số thói quen của họ. Đối với những tín đồ của rượu, việc giảm mạnh tiêu thụ rượu bia hoặc bỏ hoàn toàn là điều bắt buộc.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên JAMA Network Open cho thấy, việc các con nghiện quyết định cai rượu chẳng liên quan gì tới cơ may cải thiện triển vọng sống sót của mình.
Video đang HOT
Do suy nghĩ đã từng tồn tại lâu nay rằng, uống quá nhiều rượu có liên quan tới chứng suy tim, nên những phát hiện mới này có vẻ ngược đời. Thực tế, dường như việc uống điều độ là chìa khóa, thậm chí bệnh nhân vẫn uống rượu mà không lạm dụng quá mức có thể hoàn toàn chấp nhận được ngay cả sau khi được chẩn đoán suy tim. Đó là tin tốt lành cho những người thích uống rượu một cách có trách nhiệm.
Bác sĩ David L. Brown, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Bệnh nhân của tôi, những người mới được chẩn đoán mắc bệnh suy tim thường hỏi tôi rằng họ có nên ngừng uống rượu mỗi đêm hay không? Và theo như quan niệm cũ, chúng ta đã biết rằng tác dụng có hại của việc uống quá nhiều là có thể góp phần gây ra bệnh suy tim. Nhưng đến bây giờ, tôi đã có một câu trả lời thú vị dành cho họ” .
Brown Brown giải thích: “Những người cao tuổi mắc bệnh suy tim mà chưa bao giờ uống rượu không nên bắt đầu uống rượu. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những người đã từng uống một chút rượu trước khi bị chẩn đoán suy tim có thể tiếp tục uống mà không cần lo ngại rằng thói quen đó sẽ gây tác hại. Mặc dù vậy, trước khi đưa ra quyết định đó họ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ”.
Nghiên cứu trên đã xem xét tỷ lệ sống sót của gần 6.000 người được chẩn đoán mắc bệnh suy tim ở các nhóm người khác nhau dựa trên mức độ uống rượu thường xuyên của họ.
Những người uống khoảng 10 lần/ tuần (với định lượng hơn 1 lon bia, một cốc nhỏ rượu vang hoặc 45ml rượu mạnh) dường như có lợi nhất, nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, chỉ số mẫu của nhóm này quá ít để khẳng định rằng đây là liều lượng uống lý tưởng.
H.K
Theo BGR
Không có mức uống rượu an toàn
Nghiên cứu mới tại Mỹ chỉ ra bất cứ lượng rượu nào cũng gây hại cho cơ thể.
Rượu gây bệnh ung thư, tim mạch, tai nạn giao thông và trầm trọng hóa chứng lao phổi. Ước tính mỗi năm, thế giới có tới 2,8 triệu ca tử vong bắt nguồn từ rượu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin uống rượu vừa phải tốt cho cơ thể. Gần đây, một nghiên cứu đã chỉ ra uống rượu hoàn toàn không cải thiện sức khỏe mà ngược lại còn gây hại, bất kể lượng hấp thụ là bao nhiêu.
Trên tờ Nhật báo Y khoa Lan cet, bác sĩ Max Griswold, thuộc Viện Đánh giá và Nghiên cứu Y tế Đại học Washington (Mỹ) cho biết nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tăng cao một cách nhanh chóng khi uống nhiều rượu hơn. Thông qua dữ liệu từ 1.000 cuộc nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu do bác sĩ Griswold dứng đầu còn phát hiện tác dụng của rượu rất nhỏ so với tổn hại nó gây ra.
Ảnh: Independent.
Vào năm 2016, rượu đứng thứ bảy trong số các yếu tố gây tử vong hàng đầu ở những người từ 15 đến 49 tuổi, gồm tử vong do chấn thương, tự ngược đãi bản thân và bệnh lao phổi diễn tiến. Ở độ tuổi cao hơn, tiêu thụ rượu phần lớn dẫn đến ung thư. Trong đó, một nghiên cứu chuyên biệt được công bố vào thứ Năm qua ghi nhận, nam giới uống trung bình bảy ly rượu mỗi ngày lúc trẻ có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt sau này cao gấp ba lần.
Nguyên nhân được cho là rượu phá hủy các tế bào giúp cơ thể phát triển. Bà Emma Allot, giáo sư ngành dinh dưỡng tại Đại học Bắc Carolina (Chapel Hill) khẳng định, tuyến tiền liệt dễ bị ảnh hưởng bởi các chất gây ung thư có trong rượu vì nó là cơ quan phát triển nhanh trong giai đoạn dậy thì.
Theo đội nghiên cứu Đại học Washington, cần xem lại lập luận trước đây rằng uống rượu vừa phải tốt cho sức khỏe bởi không hề có bất kỳ mức tiêu thụ rượu nào được đánh giá là an toàn. Kết quả này trái ngược hoàn toàn với nhiều cẩm nang sức khỏe khuyên uống hai ly mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh.
Các tác giả đồng thời nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong công cuộc hạn chế sử dụng rượu. Theo bà Emmanuela Gakidou, giáo sư ngành Sức khỏe Toàn cầu thuộc đội ngũ nghiên cứu, các chính sách, chương trình chăm sóc sức khỏe và cai rượu cần được xem xét lại. Giới chức cũng cần đánh thuế, kiểm soát nguồn cung, khung giờ bán và quảng cáo rượu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng Hiệp hội Tim mạch Mỹ đều khuyến cáo mức an toàn cho việc tiêu thụ rượu ở nam là hai ly và ở nữ là một ly mỗi ngày. Tuy nhiên, hai tổ chức này không khuyến khích sử dụng rượu. Theo định nghĩa, một ly rượu tương đương 120 ml.
Phúc Lương
Theo Vnexpress
Tin vui bất ngờ cho những người thích uống cà phê kiểu Ý Ba tách cà phê pha theo kiểu Ý mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Shutterstock Trang EurekAlert.org báo cáo về một nghiên cứu mới, đã phát hiện cà phê pha theo kiểu Ý: pha ở nhiệt độ và áp suất rất cao và không pha phin, làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt xuống 53%...