Mắc bệnh phụ khoa vì xài băng vệ sinh tiết kiệm
Không chỉ dùng băng vệ sinh (BVS) rởm mà dùng băng vệ sinh không đúng cách cũng có thể khiến chị em bị bệnh phụ khoa nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Thạc sĩ – bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM đã cho biết như trên.
Mắc bệnh vì… tiết kiệm
Một trong số những người “suýt chết” vì dùng băng vệ sinh không đúng cách là chị Trần Thị Kim, 38 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình.
Vì lượng máu ra trong kỳ kinh mỗi tháng rất ít nên chị Kim thường xuyên dùng một chiếc BVS từ sáng tới chiều cho…tiết kiệm. Ai ngờ, một ngày chị Kim cảm thấy vùng kín rất ngứa ngáy, nổi mẩn, thậm chí có mùi.
Hốt hoảng tới bệnh viện khám, chị Kim được bác sĩ chẩn đoán bị viêm nhiễm âm đạo nặng, nếu không kịp thời đi khám để chữa trị dứt bệnh sẽ tiến triển, nguy cơ gây ung thư, nhiễm trùng máu, tử vong…
Chị em cần tinh tế khi lựa chọn và sử dụng BVS.
Một trường hợp khác là chị Mai Thu Thủy, 35 tuổi, ngụ tại quận 2 cũng là nạn nhân của việc sử dụng BVS không đúng cách.
Chị Thủy có thói quen dùng BVS hằng ngày liên tục.
Theo chị Thủy, dùng như vậy rất tiện, khi nào BVS dơ thì lột ra, bỏ đi, đỡ phải thay quần lót.
Tuy nhiên, cũng vì thói quen này khiến “cô bé” của chị Thủy bị ra huyết trắng, tiểu rắt.
Video đang HOT
Khi đi khám, chị Thủy mới biết mình vị viêm âm đạo do quá lạm dụng BVS.
Thông thường, BVS hằng ngày được dùng khi các chị em đi công tác ngắn ngày để dễ dàng vệ sinh.
Tuy nhiên, nếu dùng BVS hằng ngày, ngày này qua tháng khác sẽ không tốt mà còn phản tác dụng bởi BVS có tính hút ẩm cao làm thay đổi môi trường âm đạo, khiến nhóm vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh.
Viêm nhiễm nặng vì ham của rẻ
Khác với chị Thủy và chị Kim, chị Nguyễn Thị Trang, ngụ tại quận 8 bị bệnh phụ khoa sau một lần mua BVS trôi nổi.
Nhà chị Trang ngay gần khu chợ tự phát góc giao lộ đường Nguyễn Văn Linh với đường Phạm Hùng.
Thấy BVS đổ đống bày bán dưới đất, toàn các thương hiệu nổi tiếng, thể loại mà giá chỉ bằng 2/3 nên chị Trang mua cả lố về dùng dần.
Ngay sau lần đầu tiên chỗ kín của chị Trang nổi ngứa dữ dội, các nốt ban sần nổi lên như nấm lan ra tới cả vùng hậu môn.
Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh, chị Trang nghi ngờ mớ BVS mới mua, bèn lấy một cái xé ra xem thử thì thấy lớp bông bên trong không trắng mịn mà có màu cháo lòng. Đem so sánh bao bì của chiếc BVS mới mua với gói BVS cũ chị Trang phát hiện cũng cùng một thương hiệu nhưng gói BVS mới có màu lợt hơn.
Khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán chị bị dị ứng có thể do dùng BVS kém chất lượng. Ngoài ra, BVS đó còn có thể không đạt tiêu chuẩn vệ sinh khi sản xuất, có sẵn vi khuẩn gây bệnh, khi gặp môi trường lý tưởng là máu đã sinh sôi nảy nở, chui ngược vào âm đạo làm viêm nhiễm phụ khoa.
Chị gái của chị Trang sau khi dùng ké một loại BVS nhét âm đạo (tampon) cũng bị viêm ngứa tương tự.
Bác sĩ Tuyết cho biết, phòng khám của Bệnh viện Từ Dũ cũng từng gặp nhiều trường hợp bị bệnh phụ khoa do sử dụng BVS không đúng cách, BVS nhái. Chủ yếu những bệnh nhân này đều là phụ nữ ở tầng lớp trí thức.
Theo bác sĩ Tuyết, BVS được chia ra làm 2 loại là BVS miếng và BVS nhét âm đạo (tampon).
Loại BVS tampon có ưu thế hút mạnh, không bị hăm nhưng chỉ những phụ nữ từng giao hợp mới dùng được.
Đối với BVS dù loại nào, khi dùng chị em cũng phải tuân thủ các quy tắc về vệ sinh như mấy tiếng thay băng một lần, tùy lượng máu mà chọn loại BVS có độ dày, mỏng phù hợp.
Riêng đối với loại BVS tampon, vì nhét vào âm đạo nên không thay đúng thời gian, để quên sẽ rất dễ gây viêm nhiễm.
“Trên thế giới đã từng ghi nhận trường hợp sốc nhiễm trùng huyết do vi khuẩn streptococcus vì dùng tampon không đúng cách.”, bác sĩ Tuyết nói.
Từ đó, bác sĩ Tuyết khuyên các chị em nên tìm hiểu để biết cách sử dụng BVS đúng cách, mua và lựa chọn các hãng BVS uy tín ở những nơi phân phối chính thức để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo Thanh Huyền (Vietnamnet)
Phòng ngừa bệnh nhiễm não mô cầu ở trẻ em
Vi khuẩn gây bệnh rất nguy hiểm cho trẻ nên các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điểm mà chúng tôi đề cập dưới đây để có biện pháp phòng ngừa.
Tuổi nào dễ mắc bệnh?
Hai nhóm tuổi dễ mắc bệnh: Nhiễm não mô cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hai nhóm tuổi thường dễ bị nhiễm não mô cầu là nhóm trẻ em từ 6 tháng - 3 tuổi và nhóm thanh thiếu niên từ 14 - 20 tuổi.
Yếu tố thuận lợi làm bệnh dễ lây lan: Vi khuẩn thường dễ lây lan và gây bệnh cho con người khi gặp những yếu tố thuận lợi sau đây:
- Khí hậu lạnh, khô làm cho vi khuẩn tăng sinh nhanh, gây bệnh cho con người. Ở các nước ôn đới, bệnh thường xảy ra vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Riêng ở các nước thuộc khu vực nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia... bệnh thường gia tăng đột biến khi có sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
- Mật độ dân cư đông đúc, chật chội như nhà trẻ, trường học, ký túc xá sinh viên, trại lính tân binh...càng dễ lan truyền dịch bệnh não mô cầu. Khu vực thành thị thường dễ bị bệnh hơn vùng nông thôn.
- Điều kiện sinh sống ẩm thấp, chật chội, kém vệ sinh cũng làm cho bệnh dễ lây lan.
- Thế giới đã ghi nhận một số trường hợp nhiễm não mô cầu có tiền căn tắm ở các hồ bơi cộng cộng.
Dấu hiệu gợi ý trẻ bị nhiễm não mô cầu
Vi khuẩn có thể tấn công và bất kỳ cơ quan nào của cơ thể để gây bệnh, dấu hiệu và triệu chứng đặc hiệu của bệnh tùy thuộc vào cơ quan bị vi khuẩn xâm chiếm như hệ hô hấp, hệ thần kinh trung ương, hệ tiết niệu sinh dục, máu, da... Hai bệnh cảnh thường gặp là viêm màng não và nhiễm trùng huyết do não mô cầu với những biểu hiện đặc hiệu như sau:
*Viêm màng não do não mô cầu:
Bệnh nhân thường bị sốt cao đột ngột 39oC - 40oC (trẻ đang chơi đùa bình thường đột ngột sốt rất cao phụ huynh cần chú ý).
Bệnh nhân than đau đầu dữ dội nhất là vùng trán và sau gáy, đau đầu làm trẻ quấy khóc rất nhiều, đặc biệt là tình trạng nôn, buồn nôn làm trẻ ăn uống khó khăn. Hoặc thậm chí trẻ bỏ ăn, bỏ bú, người mệt mỏi, lừ đừ.
Dấu hiệu cổ cứng thường đặc trưng cho tình trạng viêm màng não, trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi có thể xuất hiện dấu hiệu thóp phồng khá đặc trưng.
Tiêm chủng bằng vaccine là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả
*Nhiễm trùng huyết do não mô cầu:
Khởi bệnh thường đột ngột, bệnh nhân sốt cao 39 - 40 độ C, ớn lạnh, rét run nhiều lần, nhức đầu, nôn ói, đau khớp, đau cơ đặc biệt đau nhiều ở sống lưng và hai chân. Bệnh nhân có mạch nhanh, thở nhanh và có thể có huyết áp thấp.
Hình ảnh đặc sắc nhất là tử ban, xuất hiện trong khoảng 75% các trường hợp, trong vòng một hai ngày sau sốt. Tử ban có đặc điểm: Màu đỏ hoặc tím thẫm, bờ không tròn đều, kích thước thay đổi từ 1-2 mm đến vài cm, bề mặt bằng phẳng không gồ lên mặt da, có khi có hoại tử vùng trung tâm. Vị trí tử ban phân bổ khắp người, nhiều nhất ở vùng nách, hông, quanh khớp (khuỷu, gối, cổ chân). Đôi khi tử ban có dạng bóng nước (nốt phỏng) hoặc lan tràn rộng lớn như hình bản đồ.
Cả hai thể bệnh trên rất nguy hiểm, diễn tiến theo chiều hướng nặng rất nhanh, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ. Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm bệnh, phụ huynh không nên tự mua thuốc điều trị. Cách tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám, điều trị phù hợp nhằm bảo đảm sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Phòng ngừa bằng cách nào?
- Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ tốt như: Khuyến khích trẻ lớn và người lớn súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng, rửa tay sạch sẽ đúng cách, mang khẩu trang y tế khi đến nơi công cộng, che miệng khi ho, hắt hơi...
- Giữ vệ sinh nơi sinh sống: Tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, phân tán tập thể quá đông đúc để hạn chế sự lây truyền bệnh.
- Tiêm chủng bằng vaccine là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả và chủ động bằng thuốc chủng ngừa não mô cầu sẵn có tại Việt Nam.
Theo SKDS
4 bệnh dễ gây vô sinh nhất Tôi kết hôn đã lâu nhưng vẫn chưa có tin vui cho dù hai vợ chồng không kiêng cữ gì và rất cố gắng. Tôi đi khám thì được biết mình bị viêm nhiễm thôi. Chồng tôi rất thương tôi nên luôn động viên vợ chữa bệnh. Tôi biết chồng tôi chỉ động viên để tôi vui thôi chứ bệnh này dễ dẫn...