Mắc bệnh phụ khoa… vì chồng
Cứ hết đợt đặt thuốc, quan hệ lại với chồng, chị Linh (27 tuổi, Hà Nội) lại thấy ngứa, đau vùng kín. Đi khám mới biết chị bị viêm nhiễm âm đạo tái phát vì chồng chị cũng mang bệnh.
Hồi đầu đi khám, bác sĩ phát hiện chị bị viêm âm đạo do nấm, cho đặt thuốc và dặn đưa chồng đi khám. Nhưng thuyết phục thế nào chồng cũng không đi với lý do “anh có thấy ngứa ngáy gì đâu”. Nghĩ có thể do cơ địa mình yếu nên mới bị bệnh nên chị cũng không ép chồng đi khám nữa.
Sau lần đặt thuốc đấy, quan hệ lại với chồng được một thời gian, chị lại thấy vùng kín bị ngứa, đau, sưng đỏ. Chị lại tiếp tục đặt thuốc, kết hợp chữa cả Đông y cho dứt hẳn. Thế nhưng vẫn không ăn thua, đến lần đặt thuốc thứ 3 không chịu được nữa chị mới nhất quyết bắt chồng đi khám. Lúc đấy mới ngã ngửa, chồng cũng bị nấm nhưng không có biểu hiện bệnh.
Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà (Hà Nội), trường hợp trên có thể là do người chồng cũng bị nấm nhưng khối lượng ít, nên không gây bệnh mà chỉ biết khi đi khám. Hơn nữa nếu cơ thể khỏe mạnh có thể tự tiêu diệt vi khuẩn nấm.
Những trường hợp chị em bị bệnh lây qua đường tình dục mà đối tác không bị như chị Linh không phải hiếm gặp.
Video đang HOT
Thấy cửa mình nổi những hạt li ti, sau lớn lên thành chùm và lan ra rất nhiều, không đau nhưng ra huyết trắng và có mùi hôi, Như (24 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội) đi khám thì biết mình bị sùi mào gà. Nhưng cô không dám nói với bạn trai mà âm thầm tự đi chữa.
Bác sĩ Dung cho biết, có thể bạn trai của Linh cũng bị sùi mào gà nhưng cũng giống như cô, họ tự đi chữa mà không cho cô biết. Hoặc có thể họ mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện bệnh nên vẫn có thể lây cho cô.
Cũng theo bác sĩ, những bệnh như: lậu, giang mai, sùi mào gà, nấm, HIV… đều là bệnh lây chủ yếu qua đường tình dục. Vì thế, khi đã có quan hệ, nếu một người mắc thì khả năng đối phương cũng mắc là rất cao. Chẳng hạn với bệnh lậu, nếu quan hệ tình dục một lần với người bệnh thì nam giới có 25% khả năng lây, ở nữ giới khả năng đó là 50%.
Chị em cũng dễ mắc các bệnh này hơn nam giới do đặc điểm bộ phận sinh dục. Mỗi tháng người phụ nữ trải qua vài ngày hành kinh, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Âm đạo chị em lại nằm sâu trong cơ thể, có hình kiểu xếp nếp trong khi dương vật của nam giới nằm bên ngoài, có thể lộn ra để rửa sạch, bác sĩ Dung giải thích.
Tuy nhiên, không phải ai mang virus, mầm bệnh cũng biểu hiện bệnh ra bên ngoài. Rất nhiều người mang virus sùi mào gà nhưng lại không có nốt sùi. Hoặc có người sức đề kháng tốt thì cũng không biểu hiện thành bệnh nhưng vẫn có khả năng lây bệnh.
“Vì thế mới có chuyện, ba anh chàng cùng “chơi” chung với một cô gái nhưng chỉ một người bị lây bệnh qua đường tình dục còn hai người kia thì không thấy có gì bất thường. Rất có thể một hoặc cả hai người này đã nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng. Nếu họ quan hệ với người yêu hay với vợ thì người phụ nữ có thể bị lây bệnh mà không biết”, bác sĩ Dung nói.
Bác sĩ khuyến cáo, nếu một trong hai người (vợ, chồng hoặc người yêu) mắc bệnh lây qua đường tình dục thì người kia cũng phải đi khám và chữa trị triệt để. Nếu chỉ chữa cho một người, còn người kia thì không điều trị gì thì chị em rất dễ bị tái phát.
Theo VnExpress
3 biện pháp đơn giản giúp XX trị viêm nhiễm "cô bé"
Tạp chí "American Family" Mỹ khẳng định, viêm nhiễm "cô bé" là lý do phổ biến nhất khiến cho hầu hết các XX phải ghé thăm bác sĩ phụ khoa hàng năm. Được biết những XX này đã tìm đến hơn 10.000.000 phòng khám phụ khoa/năm. Khoảng 30% trường hợp được chẩn đoán là viêm "cô bé" do nấm candida với các triệu chứng bao gồm ngứa âm đạo, bốc mùi hôi, xả dịch bất thường và đau khi XXX...
Chế độ ăn uống
Trong "Bách khoa toàn thư sức khỏe phụ nữ", Tiến sĩ Tori Hudson, tác giả cuốn sách đã cho rằng sức khỏe tổng thể của cơ thể ảnh hưởng nhiều đến các hệ sinh thái bên trong của "cô bé".
Trong đó, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng tạo nên sức khỏe của tất cả các mô trong cơ thể, bao gồm cả "cô bé". Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn gái nên tránh ăn nhiều thực phẩm chứa đường, carbohydrates tinh chế và rượu.
Bạn gái nên tiêu thụ toàn bộ thực phẩm, đặc biệt bổ sung thêm sữa chua không đường và tỏi trong chế độ ăn uống. Sữa chua có chứa lactobcillus - một vi khuẩn xuất hiện tự nhiên trong "cô bé" giúp tăng khả năng miễn dịch của âm đạo. Tỏi là thực phẩm rất hữu ích vì nó ức chế sự tăng trưởng của nấm men.
Các loại thuốc tự nhiên nhét vào "cô bé"
Có nhiều lựa chọn cho biện pháp nhét thuốc vào "cô bé" để giúp ích trong điều trị viêm nhiễm và nhiễm trùng vùng kín. Bạn có thể chèn một viên nang 600 mg acid boric 2 lần/ ngày trong 1-4 tuần cũng là cách hiệu quả giúp điều trị viêm nhiễm "cô bé".
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc nhét "cô bé" tự nhiên giúp điều trị nhiễm trùng và khôi phục chức năng bình thường của vùng kín bao gồm sử dụng dầu cây trà, tỏi, rễ nho, cây bạc hà...
Uống bổ sung Lactobacillus
Ngoài 2 cách trên, những bạn gái bị viêm nhiễm vùng kín có thể uống bổ sung Lactobacillus (khuẩn sữa) để tăng cường quá trình điều trị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng nấm men nhằm giúp hệ miễn dịch tổng thể khỏe mạnh.
Theo đó, Tiến sĩ Hudson đề xuất bạn gái nên uống Lactobacillus - một loại probiotic để ngăn ngừa và điều trị viêm nhiễm vùng kín. Được biết, chế phẩm sinh học này luôn có sẵn trên thị trường dưới dạng các viên nang hoặc thuốc dạng bột và bạn có thể mua về nhà để sử dụng.
Theo PLXH
Nấm âm đạo khi mang thai Ngay cả đối với những người trước đó không hề bị bệnh thì lúc mang thai, khả năng bị nấm âm đạo cũng rất cao do thay đổi cơ địa của sản phụ. Ngay khi vừa mang thai, dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy chính là cơ thể tiết ra khá nhiều khí hư, nhiều hơn so với bình thường. Những loại...