Mắc bệnh này ăn cá chép có thể chết người
Cá chép là món ăn ngon, bổ, nhưng với một số người mắc bệnh hoặc đang điều trị thuốc đông y có cam thảo, ăn cá chép có thể gây độc cho cơ thể, thậm chí chết người.
Ảnh minh hoạ: Internet
Cá chép là một loại thực phẩm thường dùng trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt với giá trị dinh dưỡng cao, giàu hương vị.
Đặc biệt, với đặc thù thịt béo, dày, ít xương, mùi vị ngọt, thớ thịt trắng, cá chép được chế biến thành rất nhiều món ăn như: Hấp, nấu canh, rán hay om … Trong y học cổ truyền, thịt, đầu và vây loại cá này đều có tác dụng như một loại thuốc quý chữa nhiều bệnh.
Theo Đại tá Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam trong Đông y, thịt cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng lợi tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh; bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy. Cá chép còn được coi là thuốc tốt chữa bệnh phụ nữ.
Do cá chép có tính dương thì vậy không nên ăn cùng thịt gà do thịt gà cũng có tính ấm. Không nên ăn cá chép cùng với thịt chó vì có thể sinh ra độc tố không có lợi cho sức khỏe. Người đang uống thuốc đông y có thành phần cam thảo tuyệt đối không nên ăn cùng cá chép có thể sinh ra độc tố gây chết người.
Cá chép nhiều tác dụng là thế, tuy nhiên, không phải ai cũng được phép sử dụng thoải mái loại cá này. Dưới đây là một số trường hợp không nên ăn cá chép vì có thể mang hoạ:
Do cá chép có tính dương thì vậy không nên ăn cùng thịt gà do thịt gà cũng có tính ấm. Không nên ăn cá chép cùng với thịt chó vì có thể sinh ra độc tố không có lợi cho sức khỏe. Người đang uống thuốc đông y có thành phần cam thảo tuyệt đối không nên ăn cùng cá chép có thể sinh ra độc tố gây chết người. Ảnh minh hoạ: Internet
Người bị bệnh gan, thận
Thịt cá chép rất giàu chất đạm, người bị bệnh gan lại cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm ăn vào cơ thể hàng ngày không vượt quá ngưỡng cho phép. Vì vậy người bị bệnh gan, cần tuyệt đối không nên ăn cá chép.
Video đang HOT
Ngoài ra, đối với những người đang mắc bệnh về sỏi thận, bệnh về đường tiểu (sỏi) cũng không nên ăn cá chép. Bởi những bệnh nhân này, cần phải kiểm soát lượng axit uric, nếu axit này tăng quá cao sẽ là nguyên nhân cho quá trình hình thành sỏi.
Mặt khác, cá chép lại là một trong những thực phẩm giàu kali nên những bệnh nhân mắc các vấn đề về thận (suy thận) tốt nhất không nên ăn để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.
Bệnh nhân có bệnh xuất huyết, ra máu
Thành phần dinh dưỡng có trong cá chép giàu chất axit eicosapentaenoic, thành phần này sẽ gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, chống lại bệnh huyết khối và những triệu chứng liên quan đến xuất huyết.
Các bệnh nhân có các bệnh liên quan đến xuất huyết như dị ứng, cơ thể thiếu vitamin C xuất phát chủ yếu do cơ chế ra máu bất thường, biểu hiện các dạng khác nhau của chứng ra máu… Khi bị các bệnh này, thì bệnh nhân không nên ăn cá chép.
Theo các bác sĩ, cá chép có khả năng gây mẫn cảm đối với những người bị dị ứng cao hơn những loại cá khác, khiến cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Ảnh minh hoạ: Internet
Người bị bệnh Gút (Gout)
Theo các chuyên gia, những người bị bệnh Gout cần tuyệt đối không nên ăn cá chép. Bởi cá chép là một trong những thực phẩm có chứa lượng Purine (đây là nguyên nhân gây nên bệnh Gout).
Do đó, những người đang trong giai đoạn điều trị bệnh Gout cấp tính cần tránh xa, không ăn cá chép để bảo đảm sức khỏe.
Người bị dị ứng với cá chép
Tuy thành phần dinh dưỡng trong cá chép khá cao, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thực phẩm này, và những người có thể trạng dễ bị dị ứng là một trong số đó.
Theo các bác sĩ, cá chép có khả năng gây mẫn cảm đối với những người bị dị ứng cao hơn những loại cá khác, khiến cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy, ai dễ mẫn cảm, dị ứng cũng nên “xem xét” thật kĩ lưỡng trước khi ăn loại ca này.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Hải kim sa: Cây mọc dại chữa từ sỏi thận đến viêm gan
Cây này mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở bụi rậm, bờ rào... Khi dùng làm thuốc, cắt toàn cây dùng tươi hay phơi khô.Toàn cây hải kim sa sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt, đái ra cát sạn....
Hải kim sa còn có tên "bòng bong", "dương vong", "thạch vĩ dây"... Đông y gọi là "hải kim sa" vì cây này có rất nhiều bào tử lóng lánh như những hạt cát vàng. Tên khoa học: Lyofodium japonium (Thunb) SW.Hải kim sa có vị ngọt, tính hàn; quy kinh: vào kinh bàng quang và tiểu trường. Tác dụng: tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và phần huyết, thông lâm, lợi thấp. Chủ trị: tiểu ra mủ, tiểu buốt, sỏi đường tiểu.
Chữa ăn uống khó tiêu, bụng trướng đầy do thấp trệ: hải kim sa 30g, bạch truật 8g, cam thảo 2g; sắc nước uống mỗi ngày một thang ( Tuyền Châu bản thảo).
Toàn thân phù thũng, bụng trướng, nằm không thở được: hải kim sa 15g, hạt bìm bìm (khiên ngưu tử) 30g - một nửa để sống một nửa sao chín, cam toại 15g; tất cả nghiền thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 8g bột thuốc sắc với một bát nước, uống vào trước bữa ăn hàng ngày ( Y học phát minh).
Chữa viêm gan: hải kim sa 15g, nhân trần 30g, xa tiền thảo 20g; sắc nước uống mỗi ngày một thang ( Giang Tây thảo dược).
Đi lỵ ra máu: dây và lá bòng bong 60 - 90g, sắc kỹ với nước, chia thành 2-3 lần uống trong ngày ( Phúc Kiến dân gian thảo dược).
Chữa đái ra dưỡng trấp trắng: hải kim sa 40g, hoạt thạch 40g, cam thảo 10g; tất cả đem tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g; dùng nước sắc với khoảng 20g mạch môn (củ tóc tiên) hoặc 10g cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo) để chiêu thuốc ( Thế y đắc hiệu phương).
Chữa tiểu tiện lẫn sỏi sạn: hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, kim tiền thảo 60g, xa tiền thảo (cỏ mã đề) 12g; sắc kỹ với nước, chia 3 phần uống trong ngày ( Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Chữa tiểu tiện xuất huyết:
- Hải kim sa tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, hòa với nước đường cùng uống ( Phổ tế phương).- Hải kim sa (chỉ dùng dây), biển súc (dân ta còn gọi là cây càng tôm, cây xương cá; tên khoa học: Polygonum aviculare L., họ rau răm) - mỗi thứ 15 - 20g, sắc nước uống ( Tứ Xuyên Trung thảo dược).
Hải kim sa chủ trị tiểu ra mủ, tiểu buốt, sỏi đường tiểu
Trà lợi tiểu - dùng trong các trường hợp tiểu tiện khó khăn: hải kim sa 60 - 90g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống thay trà trong ngày ( Phúc Kiến dân gian trung thảo dược).
Chữa viêm tuyến vú: hải kim sa 25- 30g, sắc kỹ với nửa phần nước nửa phần rượu, chia 3 phần uống trong ngày ( Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Phụ nữ ra nhiều bạch đới: dây bòng bong 1 lạng, cắt thành những đoạn nhỏ, nấu kỹ với thịt lợn nạc thành món hầm; bỏ bã thuốc, ăn thịt và uống nước canh ( Giang Tây dân gian thảo dược nghiệm phương).
BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ
( Đơn vị điều trị ban ngày - Cơ sở 3, BV. Đại học Y Dược TP.HCM)/SKDS
Theo doisongphapluat
Hàng trăm công nhân hoàn cảnh khó khăn được khám và tư vấn miễn phí bệnh gan Ngày 25/5, 150 công nhân có hoàn cảnh khó khăn đã được khám, tầm soát bệnh lý, tư vấn phác đồ điều trị bệnh về gan miễn phí tại một bệnh viện trên địa bàn. Cụ thể, các công nhân đã được các y, bác sĩ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá chức năng gan,...