Mắc bệnh lupus ban đỏ như Kim Kardashian nguy hiểm thế nào?
Thông tin Kim Kardashian mắc bệnh lupus ban đỏ làm người hâm mộ vô cùng hoang mang, nhất là khi căn bệnh thường tập trung hướng đến đối tượng nữ trẻ tuổi.
Khi đi xét nghiệm, nữ diễn viên vô cùng đau lòng khi kết quả dương tính với kháng thể lupus.
Trong chương trình truyền hình Keeping Up with the Kardashian cuối tuần qua, Kim Kardashian chia sẻ cô xuất hiện những dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, hai tay sưng đau vào mùa hè năm nay.
Khi đi xét nghiệm, nữ diễn viên vô cùng đau lòng khi kết quả dương tính với kháng thể lupus. Cô hoang mang cho tương lai còn dài của mình cùng chồng và các con.
Ngoài Kim, một số ngôi sao Hollywood khác cũng đang phải chiến đấu với bệnh lupus ban đỏ như Selena Gomez hay giọng ca Un Break My Heart – Toni Braxton.
Năm 2017, Selena từng phải ghép thận vì biến chứng của bệnh lupus và Toni Braxton cũng nhiều lần nhập viện điều trị các cơn đau dữ dội.
Vậy bệnh lupus ban đỏ nguy hiểm đến mức độ nào? Liệu có cách phòng tránh hay không? TS Lê Hữu Doanh (Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) sẽ giải đáp mọi thắc mắc ngay sau đây!
Lupus ban đỏ là bệnh gì?
Theo TS Lê Hữu Doanh, bệnh lupus ban đỏ hay còn gọi là lupus ban đỏ hệ thống là bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh tổ chức liên kết tự miễn, bên cạnh những bệnh như viêm đa cơ.
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn đa cơ quan, tức là một khi bệnh nhân đã mắc bệnh thì sẽ kéo theo rất nhiều các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương.
Dấu hiệu, triệu chứng khi mắc bệnh lupus ban đỏ
Theo chuyên gia, những dấu hiệu đầu tiên hay gặp nhất của bệnh lupus ban đỏ chính là những tổn thương bên ngoài da.
Video đang HOT
“Bệnh nhân bị lupus ban đỏ có những tổn thương ngoài da đa dạng về hình thái dẫn đến nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý khác.
Tổn thương hay gặp nhất của bệnh lupus ban đỏ chính là những nốt phát ban hình cánh bướm, màu đỏ tươi, có thể hơi ngả tím, tập trung nhiều ở mặt và những khu vực trên cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng”, BS Doanh nói.
Chưa hết, lupus ban đỏ hệ thống còn có rất nhiều hình thái lâm sàng khác như tổn thương da ban cấp, mãn tính, viêm mạch. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị lupus ban đỏ hệ thống lại không có biểu hiện bên ngoài da.
“Những bệnh nhân này sẽ có biểu hiện bệnh ở cơ quan bên trong như thiếu máu, xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc rối loạn tâm thần. Nói như vậy tức là một số trường hợp sẽ có biểu hiện bệnh lupus ban đỏ hệ thống từ bên trong trước khi biểu hiện ngoài da.
Tuy nhiên, biểu hiện bên ngoài da là dễ gặp nhất và cũng dễ phát hiện, điều trị sớm nhất”, ông Doanh nói.
Nguyên nhân đích thực gây nên bệnh lupus ban đỏ hệ thống vẫn còn chưa rõ ràng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Theo BS Doanh, nguyên nhân đích thực gây nên bệnh lupus ban đỏ hệ thống vẫn còn chưa rõ ràng nhưng ban đầu có thể khẳng định là do một số gen liên quan, gặp môi trường thuận lợi sẽ phát bệnh. B
ệnh rất hay gặp ở nữ giới, chiếm tỷ lệ 9/1 (cứ 9 nữ mắc lupus ban đỏ thì có 1 nam mắc bệnh này), do đó cũng có thể là do liên quan đến hormones sinh dục nữ. Đặc biệt, bệnh hay gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ, một số trường hợp bệnh sẽ nặng lên ở thời kỳ mang thai.
Vị phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết thêm, căn bệnh này đang tập trung ở phụ nữ trẻ tuổi. Yếu tố môi trường, gen vẫn tiếp tục được nghiên cứu xem có phải là nguyên nhân dẫn đến điều này hay không.
Bệnh lupus ban đỏ có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện kịp thời
Mặc dù đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong tính mạng như trường hợp nêu trên nhưng BS Doanh khẳng định, đây là bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời.
Điều đầu tiên là chúng ta cần chú ý tránh nắng bằng cách sử dụng kem chống nắng, hạn chế ra nắng để phòng tránh bệnh lupus ban đỏ.
“Khi bệnh nhân xuất hiện một tổn thương đáng nghi ngờ thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để chẩn đoán rõ bệnh.
Căn bệnh này đôi khi âm thầm bên trong, dai dẳng nhiều năm nên bạn cần đến những nơi điều trị có chuyên môn để khống chế bệnh, phát hiện những tai biến và tư vấn cho người bệnh tốt hơn”, BS Doanh cho biết.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh lupus ban đỏ hệ thống?
Để phòng tránh bệnh tự miễn nói chung, bệnh lupus ban đỏ hệ thống nói riêng có thể nói tương đối khó.
“Điều quan trọng là khi bạn xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt ở nhóm phụ nữ mang thai bị huyết áp cao, viêm cầu thận, phù nề, xuất hiện những ban đỏ bất thường ở da thì cần đi khám ngay tại cơ sở chuyên gia để chẩn đoán, xét nghiệm chính xác”, ông Doanh khuyến cáo.
Thêm vào đó, bệnh lupus ban đỏ hệ thống thường bị nặng lên khi tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng. Vì vậy, điều đầu tiên là chúng ta cần chú ý tránh nắng bằng cách sử dụng kem chống nắng, hạn chế ra nắng.
“Bệnh lupus ban đỏ hệ thống đôi khi liên quan đến tâm lý lo âu khi người bệnh bị tổn thương não, dây thần kinh nên việc chăm sóc, tư vấn cũng như sự chăm sóc, động viên, chia sẻ với người bệnh rất quan trọng để họ có lòng tin tuân thủ điều trị, tạo tâm lý ổn định”, ông Doanh nói.
Theo Helino
Vĩnh Phúc: Cần lắm sự sẻ chia cứu cô học trò nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo
Không may mắc bệnh hiểm nghèo, từ một học trò xinh xắn, năng động, giờ đây cô bé Nguyễn Thị Mai - học sinh lớp 12A3 trường THPT Vĩnh Yên, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) giờ phải nằm bất động trên giường bệnh, sự sống đang phải nhờ đến sự hỗ trợ của các thiết bị y tế.
Nguyễn Thị Mai khi đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
Mai là chị cả trong một gia đình đông anh chị em ở phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, bố mẹ làm nghề buôn bán nhỏ ở chợ Ngã ba Tam Dương, hiện mẹ em lại mang bầu 5 tháng. Ngoài việc học tập, Mai là trụ cột hỗ trợ và giúp đỡ bố mẹ mọi việc nhà, chăm sóc hai em nhỏ. Ở trường, em được các thầy cô giáo quan tâm, bạn bè quý mến bởi tính trung thực, tinh thần đoàn kết, hòa nhã, nhiệt tình tham gia nhiều hoạt động của lớp, của trường. Năm học lớp 11, Mai gây ấn tượng với các thầy cô giáo khi em nhặt được 1 triệu đồng tại sân trường và đã lên nộp cho Ban Giám hiệu để trả lại người đánh mất. Em tâm sự với bạn bè về ước mơ của mình là sau này được trở thành một cô giáo giỏi.
Nhưng số phận nghiệt ngã, em mắc phải căn bệnh hiểm nghèo Lupus ban đỏ - một loại bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch nguy hiểm và hiện chưa có một phác đồ điều trị hiệu quả đối với căn bệnh này. Sau hơn 2 tháng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh không có chuyển biến tích cực nên em được chuyển xuống Bệnh Huyết học và Truyền máu Trung ương. Tại đây, tình trạng bệnh của em trở nên nghiêm trọng hơn khi các triệu trứng: co giật, mất nhận thức, cấm khẩu, liệt dây thần kinh ngoại biên phải thở bình oxy. Ngay lập tức, các bác sỹ tiến hành lọc máu gấp và chuyển sang điều trị tại phòng Hồi sức tích cực của Bệnh Viện Bạch Mai.
Mỗi ngày phải thực hiện lọc máu một lần. Chi phí mỗi lần lọc máu, tiêm truyền là hơn 30 triệu đồng. Đến nay, sau 20 ngày điều trị chi phí đã lên tới gần 1 tỉ đồng, gia đình đã không còn đủ khả năng tài chính để chữa bệnh cho con.
Nhìn cô gái nhỏ thân hình gầy gò nằm im lìm trên giường bệnh không ai không xót xa. Ngồi lặng lẽ chăm sóc con trên giường bệnh, chị Hiền- mẹ Mai như đứt từng đoạn ruột khi mỗi lần chứng kiến con gái đau đớn vì bị bệnh tật hành hạ. Bệnh tật của em Mai cần phải tiêu tốn rất nhiều tiền. Để điều trị cho con, gia đình Mai đã bán sạch tài sản gầy dựng được bấy lâu nay.
Từ khi con gái mắc bệnh, chị Hiền không thể làm được gì, vì phải túc trực ở bệnh viện chăm sóc con. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào tiền kiếm được ít ỏi của chồng. Con gái nằm viện suốt thời gian dài, nào tiền viện phí, thuốc thang, chi tiêu cho sinh hoạt đủ thứ tốn kém, nên tiền chạy chợ của chồng không thể đủ chi tiêu.
Nguyễn Thị Mai cô học trò nhỏ không may mắc căn bệnh hiểm nghèo
Cảnh nhà ngày càng khó khăn, càng ngày vợ chồng chị Hiền càng đuối sức, chẳng còn biết vay mượn thêm ai nữa vì đã mượn nợ quá nhiều mà chưa trả lại được cho ai cả. Tính mạng em Mai đứng trước nguy cơ đe doạ khi phải bỏ dở quá trình điều trị. "Dù có phải bán đất, bán nhà em vẫn phải làm để cứu con", chị Hiền cho biết.
Món quà lớn nhất đối với gia đình Mai trong lúc này là sự sẻ chia, chung tay của cộng đồng, thầy cô và bạn bè để em có thể chiến thắng bệnh tật, vượt qua khó khăn, tiếp tục thực hiện ước mơ làm cô giáo của mình.
Bản thân cô giáo Bùi Thị Thơm - Giáo viên chủ nhiệm của cháu cũng chia sẻ: "Mai là một học trò ngoan ngoãn, sống chan hòa với bạn bè, lễ phép nên được các thầy cô rất yêu quý. Sau khi biết tin, tôi và các bạn bè của cháu đã xuống thăm con tại bệnh viện thực sự rất ám ảnh khi thấy cháu chằng chịt dây dợ truyền và lọc máu. Khi ấy, con không thể nói được nữa, nước mắt tuôn trào vẫy tay chào cô và khác bạn khiến tôi không cầm được nước mắt".
Ngay sau khi biết tin, tập thể giáo viên, nhân viên, và học trò trường THPT Vĩnh Yên đã thực hiện chương trình quyên góp hướng đến học sinh Nguyễn Thị Mai ngay trong ngày mùng 4/9/2019, những mong sẽ chung tay chia sẻ bớt phần nào gánh nặng cho gia đình và cứu sống được Mai. Số tiền nhà trường kêu gọi ủng hộ được trong đợt I là 27 triệu đồng.
Rất mong những tấm lòng hảo tâm của cộng đồng cùng chia sẻ để cứu giúp cô học trò chăm ngoan, học giỏi chống chọi lại với căn bệnh hiểm nghèo để sớm được khỏe mạnh tiếp tục con đường học tập của mình.
Mọi sự ủng hộ xin được gửi về:
Cô giáo chủ nhiệm: Bùi Thị Thơm - Giáo viên Trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0388104189, số tài khoản: 42510000197999 - Ngân hàng BIDV Vĩnh Phúc.
Hoặc: Gia đình anh Thái Hiền (Bố mẹ em): Ngõ 4, thôn Đồng Nghĩa, phường Đồng Tâm - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0978209149.
Theo vanhien
Chỉ từ một nốt mụn thông thường, cô gái trẻ tá hỏa khi bác sĩ khẳng định bị ung thư da Ung thư da "đội lốt" dưới dạng một nốt mụn tưởng chừng vô thưởng vô phạt mới đây được giới chuyên gia lên tiếng nhằm cảnh báo mọi người không được chủ quan. Cô gái 24 tuổi bị ung thư da nhưng cứ tưởng chỉ lên mụn thông thường Gibson Miller (24 tuổi, một giáo viên dạy phổ thông đến từ Mỹ) chia...