Mắc bệnh lậu sau khi ‘yêu’ ở tiệm massage
Hai tuần sau khi quan hệ không an toàn với nhân viên tại tiệm massage, người đàn ông được chẩn đoán nhiễm lậu cầu.
Bác sĩ Vũ Đức Công, chuyên khoa Nam học tại TP.HCM cho biết anh H. (ngụ TP.HCM) đến khám với triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt kèm chảy mủ, chảy dịch vùng niệu đạo.
Qua thăm khám và kết quả xét nghiệm, anh H. được xác định nhiễm lậu cầu, nguyên nhân có thể xuất phát từ việc quan hệ không an toàn.
Bên cạnh đó, trong quá trình khai thác bệnh sử cũng như các yếu tố liên quan, vợ anh H. cũng có triệu chứng tương tự kèm theo cảm giác hơi đau tức nhiều vùng âm đạo, bàng quang.
Vi khuẩn lậu cầu lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Ảnh: Cidrap .
Bác sĩ Công khuyên bệnh nhân đưa vợ đi khám phụ khoa để tránh ảnh hưởng đến thai nhi vì người vợ đang mang thai. Kết quả qua thăm khám phụ khoa cho thấy vợ bệnh nhân cũng nhiễm lậu cầu.
Nhờ phát hiện sớm nên bệnh tình của hai vợ chồng anh H. được kiểm soát bằng điều trị nội khoa và dần hết triệu chứng sau một tuần dùng kháng sinh đặc hiệu.
Video đang HOT
Bác sĩ Công cho biết trường hợp của anh H. không phải chuyện hiếm gặp ở các cặp vợ chồng khi đang trong giai đoạn mang thai, ở cử. Thực tế, nếu người vợ không rơi vào nhóm thai kỳ có nguy cơ như hở eo cổ tử cung, nhau tiền đạo, nhau bám thấp…, chuyện chăn gối vẫn nên tiếp tục duy trì đến 6 tháng đầu thai kỳ.
Lậu cầu là bệnh lý chủ yếu lây truyền qua đường tình dục do Neisseria gonorrhoeae gây nên. Vi khuẩn này có xu hướng lây nhiễm ở những vùng niêm mạc trên cơ thể như niệu đạo, âm đạo, hậu môn, mắt…
Phụ nữ mang thai nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sinh non hoặc trong quá trình sinh nở, trẻ dễ bị lậu cầu mắt.
Các bác sĩ khuyến cáo để phòng bệnh lậu cầu, vợ chồng nên quan hệ chung thủy và luôn lắng nghe đối phương. Khi có dấu hiệu nhiễm trùng ở vùng sinh dục, cả hai nên kiêng quan hệ và sớm đến các cơ sở y tế để kiểm tra phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Cụ bà bỏ quên ống thông niệu quản 9 năm trong người
Cụ bà 86 tuổi "ngại" đi tái khám, lâu dần quên mất trong cơ thể mình vẫn còn 1 ống thông niệu quản (sonde JJ) và cuộc hẹn rút ống sonde với bác sĩ.
Ngày 4/3, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, các BS của BV vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to bằng quả trứng trên bệnh nhân bỏ quên ống thông niệu quản (sonde JJ) 9 năm trong người.
Hình ảnh ống sonde JJ và sỏi bàng quang trong người bệnh nhân.
Theo đó, cụ bà H.T.H. (SN 1935, ngụ Đồng Tháp) được BV tuyến trước chuyển đến BVĐKTƯCT với chẩn đoán: nhiễm trùng niệu sỏi bàng quang còn ống sonde JJ đã bị đứt.
Bệnh nhân được tán sỏi niệu quản trái qua nội soi cách đây 9 năm tại một BV ở TP Hồ Chí Minh. Sau tán sỏi có đặt ống sonde JJ, BS dặn trở lại bệnh viện tái khám để rút ống sonde JJ.
Các BS lấy ống sonde JJ và sỏi bàng quang ra khỏi người bệnh nhân.
Tuy nhiên, bệnh nhân "ngại" đi tái khám, lâu dần quên mất trong cơ thể mình vẫn còn 1 ống sonde JJ và cuộc hẹn rút ống sonde JJ với BS. Từ đó, bệnh nhân thường xuyên đau hạ vị, tiểu gắt nhiều năm, tiền sử đái tháo đường týp 2 sáu năm.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu phát hiện còn ống sonde JJ niệu quản trái bị đứt ở vị trí bàng quang tạo thành sỏi bàng quang kích thước rất lớn (52x34mm) phần đầu trên ống thông có sỏi nhỏ bám.
Các BS phẫu thuật cho bệnh nhân.
Ê kíp BSCK2 Nguyễn Phước Lộc BS Hoàng Duy Tân BS Lý Thị Băng Thanh thực hiện phẫu thuật lấy thành công sỏi bàng quang kích thước 5x4x5cm có đầu ống sonde JJ nằm bên trong rút thành công ống sonde JJ. Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ khô, sinh tồn ổn định.
Sức khỏe bệnh nhân hiện đã ổn định.
Theo BSCK2 Nguyễn Phước Lộc, ngày nay, ống sonde JJ được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của nội soi tiết niệu, sonde JJ được đặt để dẫn lưu niệu quản trong nhiều trường hợp sau mổ sỏi đường tiết niệu, tán sỏi thận qua da, sau tán sỏi niệu quản qua nội soi...
Tuy nhiên, thời gian rút sonde do BS chỉ định và thời gian đặt sonde JJ lưu trong niệu quản tùy theo loại, thường chỉ lưu được tối đa là 3, 6 tháng hoặc 1 năm.
"Người bệnh khi được điều trị ở bệnh viện cần chú ý tuân thủ lời dặn của BS và tái khám đúng hẹn, không chủ quan với sức khỏe của bản thân nhằm tránh các biến chứng đường tiết niệu do để ống thông quá lâu", BS Lộc khuyến cáo.
Hệ lụy nguy hiểm của bệnh lậu Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea, song cầu trong tế bào. Vi khuẩn lậu có thể sinh sôi nảy nở nhanh trong môi trường nóng và ẩm ướt của đường sinh sản như cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và cả đường tiết niệu (niệu đạo). Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đồng thời đang trong top đầu...