Mắc bệnh lạ, cô gái 26 năm ròng phải đội mũ bảo hiểm không gian
Một người phụ nữ ở Morocco được chẩn đoán có gene hiếm khiến cô bị dị ứng với tia UV đã phải đội mũ bảo hiểm khi đi ra ngoài từ khi mới 2 tuổi.
Fatima bên chiếc mũ rất giống mũ bảo hiểm không gian
Theo Ladbible, từ 26 năm trước, cha mẹ của Fatima Ghazaout đã phát hiện cô con gái 2 tuổi của mình có nhiều vết tàn nhang trên da và đưa cô tới khám bác sỹ. Fatima được chẩn đoán mắc chứng rối loạn di truyền khô da sắc tố (Xeroderma Pigmentosum).
Với những người mắc bệnh tương tự Fatima, bệnh nhân dễ dàng bị cháy nắng kể cả trong những ngày trời âm u, dễ dàng mọc tàn nhang và có những dấu hiệu khô, lão hóa da thậm chí các dấu hiệu nguy hiểm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bởi không chịu được ánh nắng mặt trời, ngày của Fatima lại bắt đầu khi mặt trời đã khuất hẳn. Cô hiếm khi ra ngoài khi mặt trời chưa lặn và đã tránh ánh nắng trong hơn 20 năm qua bằng cách luôn đeo găng tay và đội mũ bảo hiểm trông tương tự những phi hành gia của NASA.
Fatima bên trang phục chống nắng đặc biệt của mình
Fatima phải bôi kem có mức chống nắng rất cao, lên tới 90 SPF liên tục sau mỗi giờ và phải gắn lớp lọc tia UV lên cửa sổ nhà mình.
Cô gái 28 tuổi này từng gặp khó khăn khi phải chấp nhận điều kiện sức khỏe đặc biệt của bản thân khi còn bé. Fatima phải nghỉ học hồi năm 13 tuổi bởi sức khỏe cô quá yếu khi phải đi ra nắng để tới trường.
Video đang HOT
Tới năm 16 tuổi, cô bé Fatima đã nghiên cứu sâu về căn bệnh của mình và hiểu rằng nó có thể dẫn tới tử vong trước khi cô tới tuổi trưởng thành. Dù rất sợ hãi nhưng Fatima cho hay càng hiểu thêm về bệnh của mình, cô càng mạnh mẽ hơn.
Tính đến hiện tại, Fatima đã trải qua 55 cuộc phẫu thuật để loại bỏ những vùng bị ảnh hưởng bởi bệnh khô da sắc tố trên mắt, lưỡi, mũi và đầu.
Cô gái 28 tuổi tràn đầy lạc quan và kiên cường.
Hiện giờ, Fatima dành nhiều thời gian và tâm sức để giúp nâng cao nhận thức về căn bệnh khô da sắc tố mà cô đang mắc phải. Cô hy vọng rằng, bằng cách chia sẻ câu chuyện của mình, cô có thể khiến những người đồng cảnh ngộ hiểu rằng họ hoàn toàn có thể sống trọn vẹn dù mang bệnh hiếm gặp.
“Tôi muốn nói với mọi người rằng hãy sống như thể mỗi ngày đều là ngày cuối cùng dù chuyện gì có xảy ra đi nữa. Cuộc sống rất ngắn ngủi và chúng ta nên sống một cách trọn vẹn”, cô gái kiên cường chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn
Đứng thẳng rời viện sau 28 năm luôn trong tư thế gập đôi người
Một nam bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp nghiêm trọng đến nỗi suốt 28 năm phải ở tư thế gập đôi người cuối cùng cũng đứng thẳng được trên đường rời bệnh viện.
Li rời xe lăn, đứng thẳng trên đôi chân của mình
Theo Ủy ban Y tế Thành phố Thâm Quyến, Li Hua 46 tuổi đã rời Bệnh viện Đa khoa Đại học Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông, phía Nam Trung Quốc vào ngày 13/6 vừa rồi sau 1 năm điều trị với 4 ca phẫu thuật thay đổi cuộc đời.
Sau các cuộc phẫu thuật, anh Li cuối cùng cũng có thể trở thành người chăm sóc mẹ già Tang Dongchen 71 tuổi chứ không còn phải để mẹ chăm sóc mình. Báo giới cho biết từ năm 40 tuổi, bà Tang đã trở thành người chăm sóc con toàn thời gian và đến nay đã hơn 30 năm.
Tình trạng của nam bệnh nhân trước khi phẫu thuật
Anh Li đến từ Vĩnh Châu thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, được biết đến với biệt danh "người đàn ông gấp khúc" vì một căn bệnh hiếm gọi là viêm cột sống dính khớp. Căn bệnh này bắt đầu ảnh hưởng đến cột sống và các khớp lớn trên cơ thể anh ở tuổi 18.
Cuối cùng, anh Li bị gù lưng đến nỗi khuôn mặt áp vào hai chân, chỉ để lại một khoảng cách vỏn vẹn 5cm giữa cằm và đùi để hít thở.
Bác sĩ Tao Huiren chia sẻ với các nhà sản xuất phim tài liệu địa phương Ergeng TV:
"Li Hua bị bệnh viêm cột sống dính khớp. Biến dạng cột sống nghiêm trọng có thể gây áp lực lên tim và phổi, dẫn đến mất chức năng nội tạng và cuối cùng là tử vong. Từ góc nhìn y tế, cảm giác sẽ giống như leo lên đỉnh Everest".
Cột sống của anh bị biến dạng nghiêm trọng
Giáo sư Tao Huiren và nhóm của ông đã dành 2 tuần để lập kế hoạch điều trị và 3 tháng để chuẩn bị cho ca phẫu thuật của Li. Bốn ca phẫu thuật thuộc loại rủi ro cao đã diễn ra trong khoảng thời gian từ 15/8 đến 31/10 năm ngoái, khiến Li có nguy cơ trở thành một người tàn phế hoặc thậm chí tử vong trên bàn mổ.
Các ca phẫu thuật tiến hành theo mục đích bẻ gãy xương của Li từng phần rồi làm thẳng chúng ra. Trong đó, ca lâu nhất kéo dài tới 10 tiếng 25 phút.
"Tất nhiên tôi lo lắng nhưng không còn cách nào khác sau hơn 30 năm đau khổ. Tôi bắt đầu chăm sóc con trai từ khi tôi ở độ tuổi 40. Bây giờ tôi đã 71 tuổi.
Trước đây, tôi từng nghe người ta nói rằng bệnh viện này có thể chữa được cho con tôi, vì vậy tôi đã mang nó đến đây. Tôi vốn đã tiêu hết tiền nhưng không hiệu quả. Nếu con tôi không được chữa khỏi và tôi qua đời, ai sẽ thay tôi quan tâm nó", bà Tang mẹ của Li thổ lộ.
Anh Li trước khi mắc bệnh
"Tôi rất hạnh phúc khi có thể ngủ trong trạng thái nằm thẳng trở lại. Tôi đã không ngủ trên lưng mình trong hơn 20 năm qua. Lần đầu tiên nhìn thấy mẹ sau phẫu thuật, tôi đột nhiên nhận ra bà đã bao nhiêu tuổi trong khi chăm sóc tôi suốt những năm qua.
Đối với tôi, giáo sư Tao là vị cứu tinh. Sẽ không có cách chữa trị cho tôi nếu không có ông ấy", Li cho biết.
Mẹ già đã dành nửa đời người chăm sóc Li
Thiếu nữ mỗi lần ngủ gần 2 tháng Suốt thời gian ngủ vài chục ngày, Sharik Tovar, 17 tuổi, được mẹ bón thức ăn lỏng vài tiếng một lần. Khi tỉnh dậy, cô gái thường mất trí nhớ. Sharik Tovar có đợt ngủ dài tới hai tháng và thường ăn trong tình trạng ngủ lơ mơ. Ảnh: Caracol. Sharik Tovar, 17 tuổi, sống ở thị trấn Acacías, mắc hội chứng Kleine-Klevin,...