Mặc áo ngực sai cách có phải là nguyên nhân gây ung thư vú?
Thường xuyên mặc áo ngực không đúng kích cỡ trong một thời gian dài có thể gây nên một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ.
Nhiều người vẫn cho rằng, mặc áo lót sai kích cỡ có thể gây nên một số bệnh về vú, thậm chí là ung thư vú. Trên thực tế, mặc đồ lót có kích cỡ không phù hợp trong thời gian dài đúng là có thể khiến ngực bị chèn ép, gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng vẫn chưa có đủ bằng chứng chứng minh liệu nó có thể gây ung thư vú hay không.
Tạp chí chính thức của Hiệp hội nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu khẳng định không có mối liên hệ nào giữa bệnh ung thư vú và áo lót.
Một nghiên cứu khác từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng không có mối tương quan nào giữa bệnh ung thư vú với các thói quen mặc áo ngực như kích cỡ áo, thời gian mặc, kích thước, áo cũ hay mới, có gọng hay không có gọng, …
Thực tế, mặc áo ngực không phù hợp nói chung không thể gây nên các bệnh như tăng sản tuyến vú hay ung thư vú mà nồng độ hormone cao và căng thẳng mới chính là thủ phạm gây ra những bệnh này.
Trong nhịp sống hiện đại, nhiều chị em thường xuyên phải bận rộn công việc, đi sớm về khuya, ăn uống thất thường,… đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ phì đại tuyến vú ngày nay.
Tuy vậy, cũng cần phải biết rằng mặc áo ngực không phù hợp cũng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Ví dụ như mặc áo ngực quá chật có thể gây ngứa da, thậm chí là viêm da tiếp xúc.
Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, chất liệu sợi hóa học trong miếng đệm lót áo ngực dễ cọ sát vào núm vú, gây viêm da và các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ.
Nếu dây áo ngực quá chật cũng có thể gây chèn ép cơ cổ, các mạch máu và dây thần kinh ở vùng cổ và ngực gây ra hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ, các triệu chứng như tê bì chi trên, đau cổ, chóng mặt, buồn nôn, …
Video đang HOT
Chức năng chính của áo ngực là nâng đỡ và bảo vệ bầu ngực vì vậy cần phải lựa chọn những loại áo vừa vặn và thoải mái. Áo lót có gọng tuy giúp làm đẹp dáng ngực nhưng có thể mang đến một số tác hại cho sức khỏe.
Khi vòng thép cọ sát và chèn ép bầu ngực dễ gây nên hiện tượng da mẩn đỏ và đau đớn. Một sốt ít nếu bị dị ứng với niken hay kim loại khác khi mặc áo ngực có gọng có thể bị viêm da tiếp xúc.
Vì vậy, đối với một số nhóm đặc biệt như trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai hay những người có tiền sử dị ứng cần cân nhắc khi lựa chọn mặc áo lót có gọng.
Ở những độ tuổi khác nhau cũng có những tiêu chí lựa chọn áo ngực khác nhau cho phù hợp. Đối với trẻ em gái vừa mới lớn, nên chọn những loại áo ngực mềm mại, rộng rãi, thoải mái, chất liệu co dãn và thấm hút mồ hôi.
Đối với phụ nữ mang thai, kích thước vòng 1 thường xuyên thay đổi và trở nên đầy đặn hơn, tốt nhất nên chọn áo ngực cúp 3/4 hoặc 4/4, có dây áo rộng, chất liệu thấm mồ hôi, bên cạnh đó các bà bầu cũng nên thường xuyên thay đổi kích cỡ áo ngực tùy theo sự thay đổi của bầu ngực.
Trong thời gian cho con bú, nên chọn loại áo cài cúc trước để tiện mặc và cho con bú.
Ngoài ra, chị em phụ nữ tốt nhất không nên mặc áo ngực quá 8 tiếng một ngày. Đặc biệt là vào buổi tối, khi đi ngủ cần cho ngực được tự do thoải mái để đảm bảo lượng bạch huyết được lưu thông bình thường.
Những người dễ mắc ung thư thường có 4 dấu hiệu đơn giản trên cơ thể, điều cuối cùng phụ nữ dễ gặp nhất
Ung thư không phải là căn bệnh xuất hiện trong thời gian ngắn. Căn bệnh này có một quá trình phát triển dài và chậm chạp nhưng vì chủ quan nhiều người đã bỏ qua nó.
Ở giai đoạn tổn thương tiền ung thư , cơ thể thường xuất hiện với những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với bệnh vặt, khiến nhiều người chủ quan, không thăm khám kịp thời.
Mới đây, tờ Sohu (Trung Quốc) đã đưa tin về một trường hợp bệnh như thế. Bệnh nhân là anh Xiao Wu, 35 tuổi. 1 năm về trước, anh Wu thường xuyên bị đau ở bụng trên. Anh nghĩ rằng đó là triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa do ăn uống thất thường, vì vậy đã đi mua thuốc dạ dày.
Thời gian gần đây, cơn đau bụng mỗi ngày trở nên dữ dội hơn và ngày càng thường xuyên hơn. Khi sự thèm ăn của anh giảm đi nhiều, đồng thời cân nặng cũng tụt dốc không phanh. Anh Wu đã đi khám ở bệnh viện, anh vô cùng sốc khi biết mình đã mắc ung thư dạ dày giai đoạn giữa.
(Hình minh hoạ).
Theo bác sĩ: Ung thư không phải là căn bệnh xuất hiện trong thời gian ngắn. Căn bệnh này có một quá trình phát triển dài và chậm chạp. Trong thời gian ủ bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều trạng thái bệnh lý.
Giống như trường hợp của anh Xiao Wu, trước khi biết mình mắc bệnh ung thư, cơ thể anh đã có dấu hiệu cảnh báo vùng bụng trên tương đối rõ ràng. Bác sĩ chăm sóc cho anh Xiao Wu khuyến cáo mọi người phải đặc biệt chú ý đến các tổn thương tiền ung thư phổ biến sau đây.
1. Viêm loét dạ dày lâu ngày không khỏi: Ung thư dạ dày
Trước khi tiến triển thành ung thư, bệnh nhân thường mắc bệnh viêm loét dạ dày lâu ngày không khỏi. Đặc biệt, bệnh nhân thường bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Nhiễm H. pylori lâu ngày có thể dẫn đến viêm và làm thay đổi tiền ung thư niêm mạc dạ dày.
Các bệnh nhân ung thư dạ dày thường có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn những người không bị ung thư dạ dày.
Trong thực tế, các bệnh nhân ung thư dạ dày thường có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn những người không bị ung thư dạ dày. Vì vậy nếu bản thân bị viêm loét dạ dày trong thời gian dài, xét nghiệm phát hiện nhiễm HP thì bạn không nên chủ quan về tình trạng sức khỏe của mình.
2. Những người hay bị dị ứng: Ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt
Các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện điều tra trên gần 40 nghìn người có bệnh hen suyễn và dị ứng với một số loại thuốc hoặc hóa chất. Kết quả cho thấy những người này có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn những người không dị ứng.
Cụ thể: Tỷ lệ mắc ung thư vú ở nữ giới có tiền sử bị dị ứng cao hơn 30% so với người bình thường. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới có tiền sử bị dị ứng cao hơn 40% so với người bình thường.
3. Thiếu vitamin C: Ung thư thực quản, dạ dày
Môt sô nghiên cứu cho thấy một người bị thiếu vitamin C sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản lên 2 lần và ung thư dạ dày lên 3.5 lần.
Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư da , ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư phổi của những người thiếu vitamin E đều tăng.
4. Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng cũng như sự cân bằng hormon trong cơ thể phụ nữ. Kết quả là chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ không được bình thường như trước đây. Dấu hiệu có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm...
Ngoài ra, phụ nữ có dấu hiệu ung thư cổ tử cung sẽ có dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, màu sắc lạ (màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu) và có mùi khó chịu... Tuy nhiên, những bệnh lý khác ở vùng kín như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng... cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường ở dịch âm đạo. Vì vậy, bạn phải đi khám phụ khoa mới có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.
Có cần thiết phải điều trị các tổn thương tiền ung thư không?
Không phải tất cả các tổn thương tiền ung thư đều sẽ phát triển thành bệnh, tuy nhiên nếu như chúng ta điều trị các tổn thương này hiệu quả thì đảm bảo rằng ung thư sẽ không thể hình thành.
Trong giai đoạn phát triển tổn thương tiền ung thư sang bệnh ung thư, cơ thể có thể bị tổn thương hệ miễn dịch. Vì vậy, theo các chuyên gia ngay khi bạn phát hiện ra các tổn thương tiền ung thư, không nên trì hoãn điều trị mà hãy tích cực hợp tác với bác sĩ. Chỉ khi tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc thì chúng ta mới có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư trong tương lai.
Tác hại không thể ngờ tới của việc "nóng máu" Đừng nóng giận thường xuyên nếu không muốn mắc những căn bệnh này. Những người nóng tính là những người dễ cáu giận, hay quát nạt và mặt lúc nào cũng cau có. Làm việc với những người này rất dễ xảy ra xích mích vì tính cách của họ. Vậy bí quyết nào có thể "làm mát" những cái đầu dễ nổi...