Ma trận sách sức khỏe
Tranh thủ ngày cuối tuần, chị Mai Anh (ngụ quận 5) ghé Nhà sách Phương Nam trên đường Ba Tháng Hai (quận 10, TPHCM) tìm mua sách về ung thư.
Đến kệ sách trưng bày dòng sách sức khỏe, chị trở nên lúng túng và hoang mang, không biết phải chọn cuốn sách nào, bởi có rất nhiều cuốn sách về ung thư cũng như các loại bệnh khác. Đây chính là thực tế chung của dòng sách sức khỏe trên thị trường xuất bản hiện nay.
Bệnh gì cũng có sách
Không riêng gì chị Mai Anh, bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu cũng đều có cảm giác hoang mang và lúng túng trước “ma trận” sách sức khỏe. Sách về sức khỏe nam giới, nữ giới, trẻ em, về Đông y, Tây y… đều có tất. Thậm chí, chỉ riêng một căn bệnh cũng có hàng loạt sách liên quan. Điều đáng nói là những cuốn sách này được viết hoặc biên soạn bởi nhiều đối tượng tác giả khác nhau, từ bác sĩ, chuyên gia cho đến những tác giả nghiệp dư.
Độc giả lúng túng trước “ma trận” sách sức khỏe
Khi căn bệnh ung thư ngày càng phổ biến ở Việt Nam, rất nhiều đơn vị trong nước cũng nhanh chóng thực hiện và xuất bản sách về căn bệnh này. Chỉ cần gõ từ khóa “sách ung thư” vào thanh tìm kiếm của Google, trong 0.26 giây đã cho ra 132 triệu kết quả. Mặc dù nhiều là vậy nhưng sách về ung thư vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Mới đây, thương hiệu sách Sống và NXB Dân Trí vừa giới thiệu đến độc giả cuốn sách Ung thư không phải là chết của tác giả Nguyễn Lê, nguyên là bác sĩ chuyên khoa gan mật truyền nhiễm (Bệnh viện 103, Học viện Quân Y). Sách là tự truyện của một bác sĩ mắc căn bệnh ung thư gan nguyên phát.
Video đang HOT
“Thông qua cuốn sách, tôi muốn truyền tải thông điệp về cách nhìn nhận bệnh ung thư, quả đáng sợ nhưng không hẳn là chết, cũng như nghị lực, cảm hứng sống cho người bệnh. Bởi vì, ung thư gan là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất, nhưng tôi vẫn có thể vượt qua và hơn 10 năm vẫn sống khỏe thì những người bệnh khác cũng có thể như vậy, thậm chí có thể có cơ hội nhiều hơn. Ngoài ra, bằng những trải nghiệm, kiến thức của mình, tôi cũng mong muốn người bệnh và người nhà của bệnh nhân có thêm những hiểu biết, kinh nghiệm để chống chọi hiệu quả với bệnh”, tác giả Nguyễn Lê chia sẻ về lý do ra đời cuốn sách.
Nhưng không phải cuốn sách sức khỏe nào trên thị trường cũng xuất phát từ trải nghiệm của chính tác giả như vậy.
Chỉ là nguồn tham khảo
Sách nhiều, bệnh gì cũng có nhưng thực tế không phải cuốn sách nào cũng đáng tin, cũng có thể thay bác sĩ. Mặc dù được tái bản nhiều lần nhưng bộ sách Nhân tố Enzym của tác giả Hiromi Shinya, nguyên Trưởng khoa Nội soi dạ dày của một bệnh viện lớn ở Mỹ, lại khiến không ít độc giả thất vọng.
Theo độc giả Nguyễn Liên, tác giả chỉ dùng một phần đúng của khoa học để suy ra nhận định của mình. “Cả cuốn sách, tác giả luôn nhắc về nghiên cứu trên nhiều bệnh nhân mà không hề dẫn chứng. Như vậy không xác thực. Tôi cũng không hiểu bằng chứng nào tác giả viết rằng lipid của loài động vật thân nhiệt cao khi vào cơ thể người liền bị đông lại”, độc giả Nguyễn Liên cho biết.
Tác giả, bác sĩ Nguyễn Lê nhận định, sách vở chỉ là lý thuyết, câu chuyện của mỗi người cũng chỉ là tham khảo, thực tế mỗi người bệnh là một vấn đề riêng biệt. Chính vì vậy, người bệnh hay người nhà bệnh nhân cần tăng cường tìm hiểu những kiến thức về bệnh, để có thể tự giúp mình, tự theo dõi, tự điều chỉnh và để trao đổi cùng bác sĩ điều trị. Mỗi một giai đoạn bệnh, mỗi cơ địa là khác nhau. Cho nên, sách cũng chỉ là nguồn tham khảo và rút ra những điều cần thiết cho riêng mình, chứ không thể áp dụng được hoàn toàn cho tất cả.
“Quan trọng là tìm kiếm được điều phù hợp nhất cho chính bản thân cơ địa và bệnh lý của mỗi người. Điều này không hề dễ. Nếu người bệnh cảm thấy có những thông tin, nhận thức mình chưa chắc, chưa rõ ràng nên trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để có thêm lời khuyên cho chính xác. Nhất thiết phải trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia, không nên hỏi lung tung”, tác giả Nguyễn Lê nói thêm
“Điều quan trọng ở đây là bạn phải hiểu về con người của mình, biết mình muốn gì, đang tìm gì để lựa chọn cuốn sách phù hợp. Có 2 kênh để độc giả có thể lựa chọn những cuốn sách thực sự bổ ích và có giá trị, chính là tác giả và nơi làm sách. Bạn cần tìm hiểu tác giả là ai, có uy tín không, đã từng đọc chưa và có yên tâm về họ không. Thêm một kênh nữa là những người trực tiếp làm sách hay các đơn vị làm sách”, Tiến sĩ xã hội học và tâm lý học Phạm Thị Thúy cho biết.
QUỲNH YÊN
Theo SGGP
Rước họa do điều trị bệnh trĩ bằng thuốc "truyền miệng"
Dù y học hiện đại đã có thể điều trị bệnh trĩ hiệu quả, nhưng một số người vẫn chọn phương pháp "truyền miệng" để rồi rước họa vào thân.
Sự thật về phương pháp chữa bệnh "truyền miệng"
Bệnh nhân (BN) Nguyễn Văn Long, 65 tuổi, ở Quảng Ninh cho biết: "Bệnh trĩ hành tôi đến mất ăn mất ngủ đã rất lâu rồi. Tôi đã chữa thuốc nam, thuốc bắc, thuốc quảng cáo trên tivi, rồi tây y... mất khoảng 500 triệu đồng nhưng chỉ cầm cự được một thời gian.
Cách đây 2 tháng, tôi đến Bệnh viện 108 khám thì các bác sĩ kết luận trĩ độ 3 và khuyên phẫu thuật sớm nhưng nghe nhiều người dọa đau nên tôi sợ không dám mổ".
Bác sĩ Lê Mạnh Cường tư vấn cho người bệnh. Ảnh : L.H
Trong lúc đang do dự có nên mổ hay không thì ông Long nghe mách có phương thuốc gia truyền của ông Quốc (người Việt gốc Hoa) tại phường Hà Khẩu, Hạ Long đã tiêm cho nhiều người trĩ nặng đều khỏi. Đặc biệt, khi "thầy thuốc" cho xem clip có được "thần dược gia truyền" phải kỳ công vào rừng đào rễ cây thuốc như thế nào, bào chế chiết xuất ra sao; rồi cam kết rằng thuốc này tiêm đến đâu, búi trĩ sẽ teo mà không đau đớn nên ông Long và cô em gái cùng 2 điều dưỡng viên gần nhà ông đã tin tưởng. "Khi "thầy thuốc" bảo năm ngoái có bệnh nhân bị trĩ độ 4 kèm bệnh tiểu đường, sau khi tiêm 14-15 mũi chỉ mất 18-20 triệu đồng đã khỏi, và còn hứa khi nào khỏi mới lấy tiền nên tôi mừng lắm", ông Long kể.
Sau 2-3 mũi tiêm thấy đỡ đau, ông Long mừng thầm nhưng đến mũi tiêm thứ 5 thì thấy người như sốt, hậu môn đỏ rộp, vón cục. 11 ngày sau, búi trĩ lở loét, không đại tiện được nên ông không dám ăn uống gì, người gầy rộc từ 80kg còn 71kg trong vòng nửa tháng.
Sau khi lên Hà Nội thăm khám, ông Long được biết, vết thương của mình đã hoại tử do nhiễm trùng, nếu không mổ nhanh thuốc đọng vón cục sẽ ăn vào trực tràng, nguy hiểm đến tính mạng.
TS.BSCC Lê Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Hội Đại trực tràng học Việt Nam, Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, phụ trách Bệnh trĩ Hà Nội - số 1 cho biết, đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Đặc biệt, trong tháng 8 vừa qua, riêng cơ sở này đã mổ cho 5 trường hợp biến chứng nặng do dùng thuốc truyền tai. Nắm bắt tâm lý của người bệnh trĩ sợ mổ nên các "thầy thuốc dạo" đã dùng chiêu thức quảng cáo "có cánh" về các loại thuốc được gắn mác gia truyền và cam kết: đảm bảo 100% không tái phát, không khỏi không lấy tiền... Trong khi, người bệnh không hiểu thế giới hiện chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh trĩ, và các nhà khoa học giỏi nhất chuyên ngành hậu môn trực tràng đều không dám cam kết sau khi điều trị trĩ sẽ không tái phát. Bởi việc tát phát bệnh trĩ có liên quan tới rất nhiều nguyên nhân như sinh hoạt hằng ngày, chế độ ăn uống...
"Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, tôi thấy đáng tiếc cho nhiều BN do dùng thuốc không có nguồn gốc như bôi, uống, ngâm, tiêm hay điều trị theo cách dân gian, từ cơ sở có yếu tố nước ngoài... đã để lại những biến chứng nặng nề như: hẹp hậu môn, loét và hoại tử vùng hậu môn, đại tiện không tự chủ. Người bệnh phải trả giá quá đắt khi phải khắc phục bằng cách cắt bỏ vùng hoại tử, đồng thời bảo tồn tối đa phần lành nhưng sợ nhất là BN không còn tổ chức lành nữa, khi đó chỉ còn cách tạo hình lại", bác sĩ Cường cho hay.
Đừng để tiền mất tật mang
Trường hợp BN Đỗ Văn Thành, 70 tuổi ở Hà Nội, mắc bệnh trĩ đã 40 năm. Mỗi lần nghe từ "mổ trĩ" ông lại bị ám ảnh nên thấy chỗ nào chữa bằng thuốc nam, thuốc bắc là ông tìm đến. Cách đây 3 tháng ông bị ra máu vùng hậu môn và sụt cân nhiều, thấy người cháu họ nói khỏi trĩ sau lần đắp thuốc của thầy lang ở Thường Tín, Hà Nội nên vợ chồng ông hỏi địa chỉ đến luôn. Nhưng sau 1 tuần đắp thuốc, ông mất ăn mất ngủ, sụt 6-7kg, vết thương lở loét. Ông đến Bệnh trĩ Hà Nội - số 1 chụp chiếu, mới biết vùng hậu môn đã hoại tử, phải phẫu thuật ngay.
Theo bác sĩ Cường, hoại tử vùng hậu môn do hóa chất cực kỳ nguy hiểm và di chứng để lại rất nặng nề. Đến nay, sau phẫu thuật gần 3 tháng, kết hợp điều trị nhiều kỹ thuật cao, bệnh tình của ông Thành mới khắc phục được 70-80%, nhưng việc đại tiện vẫn ảnh hưởng do bó chít hậu môn. Còn BN Long, sau khi phẫu thuật phải điều trị liên tục 4-6 tuần mới mong phục hồi chức năng đại tiện. Bác sĩ Cường cho biết, việc kế thừa y học cổ truyền hay y học dân gian trong điều trị bệnh trĩ vẫn là ưu tiên số 1 nhưng phải là thuốc có nguồn gốc xuất xứ và được kiểm nghiệm của Bộ Y tế. Ngay cả phương pháp dân gian, mà dùng sai cũng có tác dụng ngược. Chẳng hạn, lá trầu không thuộc loại kháng sinh thực vật, đun sôi khoảng 2 lít nước với 10 - 15 lá, dùng nước này ngâm vùng hậu môn 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút thì rất tốt. Nhưng nếu BN ngâm nước lá quá đặc sẽ kích thích dưới da, làm cho viêm chợt, bỏng rộp./.
Lưu Hường/Báo VOV
Những vấn đề sức khỏe nam giới không nên bỏ qua Nam giới thường ít ốm nhưng lại có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn phụ nữ, nguyên nhân có thể là do họ bỏ qua những dấu hiệu ban đầu mà không đi khám. Đôi khi, ngứa đơn thuần chỉ là ngứa, đau cơ cũng chỉ là 1 cơn đau thông thường. Nhưng khi các triệu chứng kéo dài, hoặc bạn bắt...