Ma trận lừa đảo: Sập bẫy cọc tiền resort
Dù công an, cơ quan chức năng thời gian qua liên tục đưa ra cảnh báo về các mánh khóe lừa đảo, nhưng với thủ đoạn tinh vi của các đối tượng, mỗi ngày nạn nhân vẫn bị sập bẫy.
Điển hình, thời gian vừa qua, xuất hiện tình trạng nhiều du khách bị lừa đảo khi đặt phòng resort tại TP.Phan Thiết ( tỉnh Bình Thuận), TP.Vũng Tàu… thông qua trang Facebook giả mạo các cơ sở lưu trú, sau khi khách thanh toán tiền cọc mới biết bị sập bẫy.
Hàng loạt fanpage giả, mạo danh S.C Resort Mui Ne đang tồn tại trên Facebook. ẢNH: KHƯƠNG NHA
Giăng bẫy trên mạng
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, các đối tượng sử dụng chiêu trò hết sức tinh vi, để nạn nhân sập bẫy, chúng lập các trang Facebook giả mạo mang tên resort như: S.C Resort Mui Ne, Le.V Resort, H.N Resort, C.T Mui Ne Resort, Cen. Resort, Du.P. Resort Mũi Né, Pre.P. Hotel Vũng Tàu…
Đối tượng lựa chọn các resort được khách hàng quan tâm, yêu thích để tạo sự tin tưởng, thậm chí bỏ tiền chạy quảng cáo trên Facebook để “tìm kiếm con mồi”, mỗi trang có hàng chục nghìn người theo dõi.
Nội dung tin nhắn giao dịch giữa chị L.T.Tr và đối tượng lừa đảo. ẢNH: NẠN NHÂN CUNG CẤP
Nhằm tạo lòng tin cho khách hàng, chúng sử dụng giao diện, hình ảnh, thông tin đăng tải giống hệt trang resort thật, thậm chí chỉnh sửa giấy phép kinh doanh của resort để tên trên giấy phép kinh doanh trùng với tên tài khoản nhận tiền lừa đảo của người đặt phòng.
Lần theo một trang giả mạo của resort ở Phan Thiết có tên “Le.V Resort”, PV ghi nhận sau khi giới thiệu các phòng đẹp tại resort, đồng ý giá thuê phòng với giá khá rẻ (rẻ hơn 30 – 40% giá phòng đặt thông qua resort), khách hàng sẽ bị dẫn dụ chuyển khoản với nội dung chuyển khoản có nhiều số, chữ, ký tự phức tạp.
Đối tượng liên tục hối thúc chị L.T.Tr chuyển lại tiền cọc để được nhận tiền hoàn về. ẢNH: NẠN NHÂN CUNG CẤP
Video đang HOT
Chỉ cần khách chuyển sai dù 1 ký tự thì đối tượng nói rằng đặt cọc không thành công và buộc khách tiếp tục chuyển khoản đúng nội dung ký tự đối tượng đưa ra, sau đó khách mới được nhận tiền hoàn về từ 5 – 7 phút. Tuy nhiên, nhiều khách chuyển khoản liên tục để đặt cọc nhưng không chỉ không đặt được phòng mà còn không nhận được tiền hoàn về, bị chặn liên lạc, thậm chí bị chửi nếu khách phát hiện trang lừa đảo.
Điển hình, chị N.T.Ng (ở TP.HCM) đặt phòng trên fanpage một resort ở Mũi Né để đi du lịch với gia đình, đối tượng đề nghị chị Ng. chuyển khoản 1 triệu đồng để đặt cọc với nội dung chuyển rất nhiều dãy số phức tạp. Sau đó, chị Ng. vừa chuyển khoản 1 triệu đồng thì fanpage giả mạo resort nói rằng chuyển khoản sai ký tự, đề nghị chị phải chuyển tiếp tiền cọc để được nhận tiền hoàn. Thay vì chỉ cần đặt cọc thuê resort số tiền 1 triệu đồng thì người này phải mất đến 8 triệu đồng mới biết rằng mình bị lừa.
Tương tự, chị L.B.N (ở TP.HCM) đặt phòng trên fanpage “Le.V Mui Ne Resort” cho 2 ngày 2 đêm vào ngày 9 – 11.11 với giá 5,2 triệu đồng. Để tạo niềm tin cho chị L.B.N, đối tượng nhắn qua fanpage sẽ giảm giá 20% cho chị còn hơn 4,1 triệu đồng 2 đêm và đề nghị chị N. phải đặt cọc 30% là 1,248 triệu đồng với nội dung chuyển khoản rất phức tạp là “TT XE BK 4142O24H”.
Chị L.B.N mất tiền cọc vì thủ đoạn lừa đảo quá tinh vi. ẢNH: NẠN NHÂN CUNG CẤP
Hay chị L.T.Tr (ở TP.HCM) chuyển tiền 1,3 triệu đồng để đặt phòng thông qua fanpage “Le.V Mui Ne Resort”, tuy nhiên sau khi chuyển tiền cọc thì đối tượng nói rằng đặt phòng không thành công vì chị Tr. ghi sai nội dung chuyển khoản “TT BK 4l4W8GHP2O24″ trên phiếu đặt phòng, khi chị Tr. ghi thêm tên của mình cùng nội dung chuyển khoản phía resort yêu cầu nhưng cũng không được chấp nhận và đề nghị chị Tr. tiếp tục đặt cọc để nhận tiền hoàn về…
Resort lên tiếng thì bị đe dọa
Anh N.Đ (một quản lý của resort ở TP.Phan Thiết) bức xúc về việc khách hàng của mình rất nhiều người bị lừa, mất tiền, khách hàng gọi đến resort hỏi thông tin đặt phòng hoặc có mặt tại resort mới biết bị lừa. Các đối tượng còn cố tình dùng hình ảnh, clip của một resort ở tỉnh thành khác có bãi biển đẹp hơn để giới thiệu cho khách, nhằm thu hút khách sớm đặt cọc. Chúng còn trả tiền quảng cáo, tạo nhiều tài khoản Facebook ảo vào tương tác liên tục trong fanpage resort giả mạo để tăng thu hút, khiến nạn nhân rất tin tưởng đó là fanpage thật của resort.
Anh Ph. mất 12 triệu đồng vì đặt qua fanpage giả The Cl. resort Mui Ne. ẢNH: NẠN NHÂN CUNG CẤP
“Các khách bị lừa chia sẻ ban đầu họ nghi ngờ, nhưng kiểm tra fanpage thì thấy bài đăng nhiều like, nhiều tương tác của khách khen về dịch vụ, chất lượng resort khiến họ tin tưởng. Nhưng đa số khách chỉ nghi ngờ sau khi chuyển khoản cọc, tiếp tục đề nghị chuyển tiền tiếp vì nói sai cú pháp, nội dung rất vô lý”, anh Đ. nói.
Anh Đ. cho biết việc đối tượng tạo fanpage rất dễ dàng, sau đó mua like. Doanh nghiệp rất bức xúc khi bị lấy hình ảnh của resort gắn vào trang giả mạo để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng. Qua trao đổi với các khách hàng, dường như họ rất ngại làm đơn đến công an vì nghĩ số tiền bị chiếm đoạt ít. Nhưng mỗi ngày có hàng chục người bị lừa trên mỗi trang giả mạo như vậy thì số tiền cộng lại rất lớn.
Anh Đ. chia sẻ, đến bạn làm nghề marketing đặt phòng resort lâu năm cũng từng đặt phòng cho khách qua fanpage giả mạo, bị lừa chiếm đoạt 27 triệu đồng. Để nhận diện các fanpage của các resort thật, giả, anh Đ. lưu ý khách hàng nên xem ở phần giới thiệu của trang, thường trang giả chỉ vừa mới lập vài tháng, thường xuyên đổi tên và vị trí truy cập không chỉ ở VN mà có trang còn ở Campuchia, Philippines.
“Thời gian qua, các resort chính chủ thường xuyên đăng tin cảnh báo lừa đảo trên trang nhưng mỗi ngày vẫn rất nhiều người bị lừa, mất tiền. Các đối tượng không chỉ giả danh resort lừa tiền khách hàng, mà khi chủ resort bị mạo danh lên tiếng thì bị chúng đe dọa”, quản lý resort D. lo lắng.
Giả cả tài khoản ngân hàng
Cụ thể, anh Đ.Q.Ph (ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cũng bị lừa 12 triệu đồng khi đặt phòng qua Facebook tên: “The Cl. resort Mui Ne”, với 9.300 lượt thích. Sau khi đặt phòng 2 đêm cho gia đình nghỉ dưỡng, đến ngày lưu trú, cả gia đình anh Ph. từ TP.HCM đến The Cl. resort Mui Ne (P.Hàm Tiến, TP.Phan Thiết) mới biết bị lừa đảo.
Trường hợp anh Ph., chủ resort này khẳng định anh Ph. đặt cọc trang Facebook giả và resort cũng nhận được thông tin hơn 80 khách hàng bị lừa bằng thủ đoạn tương tự như anh Ph.
Đại diện resort cho biết rất bức xúc khi bị lấy hình ảnh gắn vào trang giả mạo để lừa đảo khách hàng, doanh nghiệp này làm việc với Công an tỉnh Bình Thuận và cung cấp danh sách cho công an để điều tra.
Tên số tài khoản nhận chuyển tiền của trang giả mạo này cũng mang tên “The Cl. resort Mui Ne” nên anh Ph. tin tưởng. ẢNH: NẠN NHÂN CUNG CẤP
“Chính vì tên tài khoản giống y chang tên resort nên tôi mới hoàn toàn tin tưởng, chuyển tiền. Tôi không hiểu sao đối tượng có thể mở tài khoản ngân hàng đứng tên resort vậy được. Tôi đã nộp đơn đến Công an Bình Thuận để điều tra làm rõ, để người khác không bị sập bẫy của các đối tượng nữa”, anh Ph. bức xúc.
Về vấn đề này, thiếu tá Võ Ngọc Toản (giảng viên Trường ĐH An ninh) phân tích để nhận diện và giải quyết vấn nạn lừa đảo trực tuyến đã và đang là việc hết sức nan giải đối với cơ quan chức năng thời gian qua, khi mà các đối tượng lừa đảo liên tiếp “update” chiêu trò mới, tinh vi, khó nhận diện. Trong khi đó, tâm lý của người bị lừa đảo qua mạng bao giờ cũng tiếc và tiếp tục chuyển vì tin theo lời đối tượng sẽ được hoàn lại số tiền cũ, nạn nhân cũng mong lấy về số tiền đã bị lừa. Nhưng càng chuyển thì nạn nhân chẳng những không lấy lại được tiền nguy cơ cao lại bị vướng vào cạm bẫy lừa đảo đang tiếp tục được các đối tượng giăng ra.
Theo thiếu tá Võ Ngọc Toản, khi đã bị lừa đảo, người dân cần thực sự bình tĩnh, việc nghĩ đến đầu tiên không phải là tìm cách lấy lại tiền mà phải tìm cách thoát ra nhanh nhất có thể vòng vây lừa đảo, và tìm cách gửi thông điệp cảnh báo đến cơ quan chức năng để ngăn không cho các đối tượng tiếp tục thực hiện với các nạn nhân tiếp theo…
Nhiều tiểu thương ở Huế bị sập bẫy lừa tinh vi
Lợi dụng việc mua bán, trao đổi hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các đối tượng tội phạm đã sử dụng những thủ đoạn hết sức tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tiền đặt mua hàng.
Do mất cảnh giác nên tiểu thương ở chợ Đông Ba (TP Huế) và một số chủ cửa hàng tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã sập bẫy lừa của các đối tượng.
Những ngày đầu tháng 12/2024, một số tiểu thương ở chợ Đông Ba đã làm đơn trình báo gửi đến Công an TP Huế về việc bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền với hình thức đặt mua hàng hóa, trong đó có tiểu thương bị lừa mất hàng chục triệu đồng. Bà L.T.T.A, tiểu thương kinh doanh thực phẩm đông lạnh nhập khẩu tại chợ Đông Ba, cho biết, vào ngày 1/12 vừa qua, bà nhận được cuộc gọi qua Zalo của một đối tượng tự xưng tên Bùi Bảo Anh. Đối tượng này tự giới thiệu hiện đang công tác tại một cơ quan Nhà nước đóng tại TP Huế.
Một đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet bị Công an tỉnh Thừa Thiên Huế bắt giữ.
Qua trò chuyện, đối tượng cho bà A biết anh ta cần đặt số lượng lớn (800 hộp) thực phẩm gồm chân, đùi, sườn gà cho đơn vị. Sau khi kết thúc cuộc gọi, đối tượng chuyển qua tài khoản Zalo bà A những hình ảnh giấy tờ được làm giả như giấy ra vào cổng cơ quan, phiếu xuất hàng, nhập kho có chữ ký, con dấu đỏ. Tiếp đó, đối tượng liên lạc với bà A và thông báo đơn mua hàng số lượng lớn đã được lãnh đạo cấp trên phê duyệt rồi hẹn thời gian giao hàng.
"Để tạo sự tin tưởng, đối tượng yêu cầu tôi cung cấp họ tên, năm sinh, biển số phương tiện đi giao hàng để làm giấy ra vào cổng cơ quan. Người này dặn dò tôi phải chuẩn bị thực phẩm chất lượng ngon và hứa hẹn sau khi giao hàng xong thì ngoài tiền đặt hàng sẽ chuyển thêm vài triệu đồng cho tôi để cảm ơn. Anh ta liên tục nhắn tin, gọi điện qua Zalo thúc giục tôi chuẩn bị thực phẩm khiến tôi mất tập trung và do chủ quan nên tôi đã bị lừa", bà A kể lại.
Để thực hiện hành vi lừa đảo bà A, đối tượng tiếp tục gọi điện đặt thêm 600 hộp thịt gà. Biết cửa hàng của bà A không có loại thực phẩm này nên đối tượng gửi cho bà A một tờ hóa đơn giả trên đó có ghi thông tin địa chỉ nơi cung cấp thịt gà. Ngày 2/12, đối tượng tiếp tục gọi điện, nhắn tin cho bà A và cho biết cần số thực phẩm trên được giao nhanh, nếu không sẽ hủy đơn hàng.
Lúc này, do đang là thời điểm buổi trưa, chưa đến giờ nhân viên ngân hàng làm việc nên bà A đã chuyển thêm tiền vào tài khoản ngân hàng cá nhân để có đủ 54 triệu đồng rồi chuyển khoản đặt mua 600 hộp thịt gà theo tài khoản mà đối tượng cung cấp. Sau khi bà A chuyển tiền, đối tượng liền xóa Zalo, cắt đứt liên lạc. Khi bà A gọi điện liên hệ đầu mối cung cấp thịt gà để yêu cầu hủy đơn hàng và xin nhận lại tiền đặt cọc thì các đối tượng yêu cầu bà A phải chuyển thêm 27 triệu đồng. Lúc này bà A mới biết đã bị các đối tượng lừa đảo liền trình báo sự việc đến cơ quan Công an.
Trung tá Châu Phúc Thắng, Trưởng Công an phường Đông Ba cho biết, sau khi nhận được trình báo của các tiểu thương, Công an phường đang tích cực phối hợp với Đội Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Huế để xác minh thông tin, điều tra làm rõ vụ việc. "Thủ đoạn các đối tượng lừa đảo tiểu thương chợ Đông Ba tuy không mới nhưng lại rất tinh vi. Các đối tượng đã liên tục nhắn tin, gọi điện, sử dụng hình ảnh giấy tờ làm giả của các cơ quan, đơn vị để gửi cho tiểu thương nhằm tạo sự tin tưởng. Vì chủ quan, mất cảnh giác nên đã có tiểu thương bị lừa chuyển khoản tiền đặt mua hàng hóa với số tiền lớn", Trung tá Châu Phúc Thắng nhận định.
Ngoài trường hợp của bà L.T.T.A, còn có nhiều tiểu thương khác ở một số ngôi chợ và chủ cửa hàng kinh doanh hàng hóa, thực phẩm ở địa bàn TP Huế cũng bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng thủ đoạn tương tự.
Anh Nguyễn Tuấn B., chủ một đơn vị chuyên tổ chức các sự kiện quy mô nhỏ ở Huế còn cho biết, mới đây có đối tượng tên Hoàng Huy kết bạn qua Zalo và đặt anh B đến trang trí, tổ chức tiệc sinh nhật. Sau khi cung cấp thời gian, địa điểm tổ chức tiệc cho anh B, đối tượng này cho biết muốn đặt thêm 50 hộp bánh loại cao cấp làm quà tặng cho bạn bè và gửi hình ảnh mẫu hộp bánh để nhờ anh B chuẩn bị, đồng thời cho số điện thoại người cung cấp loại bánh này.
"Do trước đó tôi đã bị lừa một lần cũng bằng hình thức nhờ đặt mua hàng như thế này nên tôi đã cảnh giác và không làm theo hướng dẫn của đối tượng. Nếu mình gọi điện đặt mua hàng cho đối tượng, sau đó chuyển khoản tiền hàng thì chắc chắn sẽ bị lừa ngay", anh B cho biết thêm.
Trao đổi với PV Báo CAND, Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội CSHS Công an TP Huế cho biết, thời gian qua, lực lượng Công an đã tích cực tuyên truyền, cảnh báo đến người dân ở trên địa bàn về các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản để giúp người dân nâng cao cảnh giác và chủ động phòng ngừa. Nếu như trước đây, các đối tượng tội phạm thường nhắm đến chủ nhà hàng, quán ăn, chủ cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng để gọi điện đặt tiệc, nhờ mua hàng hóa thì giờ đây, chúng chuyển hướng sang lừa các tiểu thương hoặc người kinh doanh các mặt hàng thực phẩm.
"Nắm bắt tâm lý các tiểu thương cần bán được số lượng lớn hàng hóa, nhất là vào thời điểm cuối năm như hiện nay nên các đối tượng đã sử dụng những phương thức, thủ đoạn tinh vi để đặt hàng, nhờ tiểu thương mua hàng, rồi lừa chuyển khoản đặt cọc tiền hàng và chiếm đoạt số tiền này. Dù thủ đoạn lừa đảo này đã được cảnh báo, song các đối tượng đã làm mới hình thức để dụ dỗ tiểu thương dẫn đến nhiều người bị sập bẫy lừa", Trung tá Lê Ngọc Minh chia sẻ.
Trước những thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản tinh vi mà các đối tượng tội phạm nhắm đến tiểu thương, chủ cửa hàng thực phẩm, cơ sở kinh doanh, quầy tạp hóa, ngoài tích cực điều tra làm rõ để nhanh chóng bắt được các đối tượng lừa đảo, hiện Công an TP Huế và Công an các địa phương đóng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tiếp tục tuyên truyền, cảnh báo đến người dân.
Cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần ghi nhớ, thực hiện "4 không, 2 phải", gồm: Không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn, các thông tin mà người lạ gửi đến; Không tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc; Không kết bạn với người lạ trên mạng xã hội; Không làm theo yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền. Ngoài ra, phải thường xuyên cảnh giác, chủ động bảo mật các thông tin cá nhân; Phải liên hệ với cơ quan Công an khi có nghi ngờ, khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo. Qua đó nhằm phòng chống và kịp thời ngăn chặn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet.
Thủ đoạn tinh vi của nhóm lừa đảo qua mạng xuyên quốc gia, rửa tiền gần 9 tỷ đồng Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, Nguyễn Phú Yên (SN 1984, ngụ ấp Long Châu, xã Long Khánh, huyện Bến Cầu, Tây Ninh) đã phân công đồng bọn quản lý chặt chẽ từng khâu, công đoạn lừa đảo, rửa tiền, trao đổi trái phép thông tin về tài khoản và chiếm giữ trái phép hàng tỷ đồng. Thoạt nhìn...