“Ma trận” khách sạn gắn “sao rởm” lòe khách
Các khách sạn (KS) có thể căn cứ theo tiêu chuẩn quốc gia về KS để xếp hạng mình thuộc loại sao nào, sau đó làm thủ tục để được Tổng cục Du lịch xem xét, công nhận hạng sao. Tuy nhiên, thực tế có nhiều KS tự gắn sao để nâng tầm, phớt lờ quy định của ngành.
Nhiều khách hàng, bước vào KS mới “tá hỏa” nội thất chỉ đáng nhà nghỉ nhưng gắn biển chình ình KS 3 sao trước cửa.
Khu vực phố cổ Hà Nội được mệnh danh là kinh đô của khách sạn tư nhân. “Đẳng cấp sao” được “nâng tầm” chủ yếu để …hút khách Tây
Treo đầu dê bán thịt… lừa
Theo tiết lộ của một quản lý khách sạn tại Hà Nội với PV Nguoiduatin.vn: “Khu vực phố cổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được mệnh danh là “kinh đô” khách sạn của Thủ đô. Hiện tại, chưa có con số thống kê cụ thể, tuy nhiên số lượng cũng lên đến vài trăm, trong đó chủ yếu là khách sạn tư nhân. Tuy nhiên, thực tế, số lượng KS từ 3 đến 5 sao chỉ đếm trên đầu ngón tay, bởi đạt được “đẳng cấp” đó không phải đơn giản. Khách sạn 1 sao có 10 buồng, 2 sao có 20 buồng, 3 sao có 50 buồng, 4 sao có 80 buồng, 5 sao có 100 buồng. Trong điều kiện, khu vực phố cổ đất chật người đông, để xây dựng được KS đạt chuẩn như vậy gia chủ không chỉ “lắm tiền nhiều của” mà còn phải “quan hệ” tốt, có “cây cao bóng cả “nâng đỡ”".
Vị quản lý này cho biết, “thủ thuật” để nâng tầm KS của gia chủ có vô vàn nhưng “bài ruột” là bắt tay, dàn xếp với các văn phòng tour. Khách đặt phòng tại khu vực phố cổ phần đông là khách theo đoàn, trước khi đến nơi họ đã book (đặt) phòng trước qua điện thoại hoặc qua mạng. Văn phòng tour chỉ cần “phím” cho khách sạn “mối ruột” của mình, “rào trước đón sau”, khách muốn ở mấy sao cũng có. Khách sạn chỉ cần điều động nhân viên bắn thêm 1 hay 2 sao nữa lên trước cửa là nghiễm nhiên đang từ 1, 2 sao chuyển thành 3, 4 sao oai vệ. Khi có lực lượng chuyên ngành đi kiểm tra, họ lại gỡ sao xuống và đâu lại vào đó.
Theo lời của vị quản lý này, thực chất các KS lợi dụng sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng, dùng chiêu bài nâng sao để đẩy giá phòng. Bởi, theo lẽ thường, sao càng lớn, nội thất càng hiện đại, phòng ốc tiện nghi hơn, lẽ dĩ nhiên giá phòng cũng phải cao hơn để xứng tầm. Thực tế, do giá thuê phòng KS bị “thả nổi”, lại chưa có quy định cụ thể về giá đối với từng hạng nên hầu hết các chủ KS đều áp dụng thủ thuật này để “chém” khách. Thậm chí, nhiều KS tự mở những trang web riêng để quảng cáo, khuyếch trương tên tuổi, thứ hạng. Không ít du khách nước ngoài chọn lựa KS và đặt tour qua mạng, khi đến nơi đã thất vọng trước tình trạng treo đầu dê bán thịt… lừa.
Qúa đà, tự gắn đến …7 sao
Cách đây không lâu, đoàn thanh tra của Sở VH-TT&DL Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện một số KS quảng cáo vượt quá tiêu chuẩn xếp hạng sao của KS này. Trong “danh sách đen” này có KS Anh Quân Strong (Hà Đông) và “ông lớn” Grand Plaza (Trần Duy Hưng, Cầu Giấy). Theo lãnh đạo Sở VH-TT&DL, KS Anh Quân Strong đã tự ý phong thành 4 sao trong khi thực tế chỉ đạt tiêu chuẩn 2 sao. Cũng vì tự ý tăng hạng, tự gắn biển… 7 sao cho dù Tổng cục Du lịch chưa cấp tiêu chuẩn KS vượt quá 5 sao, KS Grand Plaza lập tức bị ngành chức năng “thổi còi”. Sau khi được Tổng cục Du lịch thẩm định và đồng ý cấp chứng nhận đạt chuẩn 5 sao, KS này đã gỡ bỏ 2 ngôi sao trên biển hiệu nhưng trong các ấn phẩm quảng cáo và trên mạng internet, Grand Plaza Hà Nội vẫn tự đánh giá đạt tiêu chuẩn… 7 sao.
Video đang HOT
Năm 2010, Hà Nội chỉ nâng hạng 3 sao cho 1 khách sạn Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch (Bộ VHTT&DL), tính đến tháng 9/2011, cả nước có 12.500 cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn, nhà nghỉ) với 250.000 phòng. Trong đó, KS 3 sao là 271, KS 4 sao là 127, còn 5 sao thật hiếm hoi, chỉ với 53 KS. Riêng năm 2010, ngành du lịch Hà Nội cũng chỉ nâng hạng 3 sao cho KS Cầu Giấy và 2 sao cho KS Quan Hoa.
Ông Nguyễn Phú Đức, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, hiện nay trên thế giới, nhiều nơi cũng quảng cáo KS 6 sao hay 7 sao, tuy nhiên đó chỉ là sao tự phong chứ không phải được công nhận theo tiêu chuẩn. Hầu hết chỉ công nhận 5 sao và quốc tế cũng chỉ có tiêu chuẩn 5 sao.
Dưới góc độ chuyên gia, ông Vũ Ân Dân, trưởng Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội cho rằng, xét ở góc độ khác vẫn tồn tại một số trường hợp đặc biệt. Đứng trên phương diện của một chủ KS, xây dựng một KS với chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn 2, 3 sao nhưng do quy mô không đủ để được cấp hạng nên họ nghĩ rằng, nếu đem đến đăng ký sao ở các cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không được phong hạng. Trong trường hợp này, họ nghĩ ra một cách lách luật là tự treo mình thành KS 3 hoặc 4 sao để khẳng định thương hiệu. Về mặt chất lượng thì hoàn toàn đảm bảo, tuy nhiên về mặt pháp lý rõ ràng là họ chưa được đủ số sao cần thiết.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, do lực lượng thanh, kiểm tra mỏng, phạt chủ yếu chỉ là nhắc nhở và cảnh cáo đã khiến cho các KS vẫn tìm cách “lách luật”. Mức xử phạt cho hình thức này chỉ từ 200.000 đến 1 triệu đồng còn quá nhẹ so với mức “siêu lợi nhuận” mà “thủ thuật” này mang lại cho họ.
Theo Nguoiduatin
Loạn trong mê hồn trận hàng Trung Quốc
Chỉ cần ra chợ đầu mối, vào khu bán đồ chơi trẻ em trên phố Lương Văn Can, Hàng Mã đến khu chợ đầu mối lớn như chợ rau quả Long Biên, rồi chợ Đồng Xuân (Hà Nội), người tiêu dùng không gặp một chút khó khăn nào để tìm được món hàng mình cần. Nhưng điều oái oăm nằm ở chỗ: Hàng thì có đầy, nhưng chủ yếu đều là ... made in China!
Đồ chơi TQ độc hại tràn ngập phố phường
Trên phố Lương Văn Can, cơ man nào là đồ chơi trẻ em với đủ các thể loại rực rỡ sắc màu và thay đổi xoành xoạch theo các ngày lễ quan trọng (như trung thu, Quốc tế thiếu nhi, Noel, Tết, vv...) và các đồ chơi ăn theo các bộ phim nổi tiếng (như Kungfu Panda, Rôbốt trái cây, vv...).
Điều đáng chú ý là đại đa số đồ chơi bày bán trên phố này đều có chữ TQ in trên vỏ và giá cả rất "mềm mại".
Đồ chơi trên phố Hàng Mã, Lương Văn Can ngập tràn hàng hóa TQ (Ảnh: C.Q)
Rất nhiều bậc phụ huynh biết thông tin về hàng hóa TQ độc hại, đặc biệt là đồ chơi trẻ em, nhưng phần vì không mua được những hàng hóa an toàn (do giá cao không có đủ tiền, do không biết địa chỉ, vv...), phần vì dễ dãi nên đã nhắm mắt mua cho con chơi những món đồ mà không ai đảm bảo về chất lượng cũng như các chỉ số an toàn cho trẻ.
Điều nguy hiểm là khi chơi, trẻ em thường ngậm đồ chơi vào miệng. Nếu trong đồ chơi có chất độc, nó sẽ ngấm trực tiếp vào cơ thể bé và âm thầm gây bệnh.
Một trong những vụ việc liên quan đến đồ chơi trẻ em gây xôn xao dư luận xảy ra vào cuối năm 2010 khi công ty TUV Rheinland Việt Nam - đơn vị 100% vốn nước ngoài chuyên kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm độc lập, có trụ sở tại TP.HCM - công bố kết quả kiểm nghiệm, 100% mẫu đồ chơi đĩa bay xuất xứ từ Trung Quốc đang bán trên thị trường VN chứa chất ththalates (gây ảnh hưởng đến gan, thận, gây hại đến thai nhi, gây đột biến...) vượt tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí có mẫu cao gấp 5.000 lần!
Tuy nhiên, thông tin này không đủ sức "gây sốc" nữa, bởi dư luận đã nhiều lần nghe về những thông tin tương tự.
Trong khi đó, cơ quan quản lý Việt Nam đã đưa ra 8 bộ tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đối với đồ chơi trẻ em. Trong đó, bộ tiêu chuẩn "Yêu cầu giới hạn mức xâm nhập của các độc tố" đã quy định cụ thể mức độ xâm hại vào máu của các độc tố do sử dụng đồ chơi cho mỗi ngày.
Nhưng cho đến nay, chưa có một điều tra quy mô nào về độ vệ sinh, an toàn của đồ chơi trẻ em trên thị trường Việt Nam có phù hợp với các tiêu chuẩn mà VN đưa ra hay không.
70% mẫu đồ chơi trẻ em được lấy mẫu tại Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Hồng Kông chứa chất độc Cơ quan chức năng VN chưa có một thống kê nào về tỷ lệ đồ chơi xuất xứ nước ngoài (đặc biệt là đồ chơi TQ) chứa chất độc hại. Tuy nhiên, cơ quan chức năng TQ thì đã kịp làm điều này (tất nhiên là theo bộ tiêu chuẩn của TQ). Báo Thanh Niên trong một bài viết xuất bản vào ngày 14/6/2011 cho biết: Cuối tháng 5/2011, Tổng cục Thanh tra giám sát chất lượng và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) cho biết gần 10% trong tổng số 242 mẫu đồ chơi trẻ em mà cơ quan này lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên tại nước này có dấu hiệu không an toàn. Có tới 20 đồ chơi trong số này không đạt tiêu chuẩn cho phép, trong đó có 3 sản phẩm bị nhiễm kim loại nặng như chì, crom. Cũng trong tháng 5, Hòa Bình Xanh (Greenpeace) - một tổ chức bảo vệ môi trường hàng đầu thế giới - thông báo các cuộc kiểm tra độc lập của họ đã phát hiện khoảng 70% mẫu đồ chơi trẻ em được lấy mẫu tại Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Hồng Kông có chứa chất phthalate (chất được dùng làm tăng độ dẻo, bền của đồ nhựa có khả năng gây biến đổi hoóc-môn, ảnh hưởng đến hệ sinh sản, gây dị tật ở cơ quan sinh dục trẻ em... Mỹ, Canada, châu Âu và nhiều nước đã cấm sử dụng chất này trong sản xuất chất dẻo). Có 19/21 mẫu xét nghiệm cho thấy hóa chất phthalate chiếm hơn 10% trong sản phẩm, thậm chí có một sản phẩm chứa đến 43%!
Thực phẩm, trái cây: Không biết đường nào mà lần
Tương tự như đồ chơi trẻ em, những mặt hàng như thực phẩm, trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc cũng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người tiêu dùng Việt Nam.
Chợ Long Biên - một trong những chợ đầu mối rau quả lớn nhất Hà Nội - là nơi tập hợp rất nhiều loại hoa quả, trái cây được vận chuyển về từ Móng Cái (Quảng Ninh) và cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Điều đáng chú ý là hoa quả ở chợ này đều có dán nhãn mang chữ TQ, bán với giá rẻ bất ngờ.
Người tiêu dùng hoang mang vì không biết sản phẩm nào là an toàn, đạt chuẩn (Ảnh: C.Q)
Không những có một nguồn gốc "không đáng tin cậy", các loại hoa quả ở đây còn được bọc kín trong túi nilon nhưng khi mở ra vỏ vẫn căng mọng, tươi rói.
TS Vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng, nếu có bọc túi nilon thì quãng đường vẫn chuyển từ Tân Thanh về Hà Nội cũng đã đủ để khiến hoa quả thối, hỏng vì sức nóng trong thùng xốp. Đó là chưa kể quãng thời gian trước đó dành cho việc hái quả, vận chuyển từ vườn ra chợ đầu mối rồi lại tiếp tục vận chuyển qua biên giới để về VN.
Thế nhưng, điều lạ lùng là hoa quả vẫn giữ được độ căng mọng, đẹp mắt.
Ông Khải đánh giá chỉ cần quan sát bằng mắt thường và suy luận một chút thì cũng có thể thấy đây là những loại quả "không bình thường".
Tương tự với thực phẩm tươi sống, thậm chí cả các "đặc sản" của Việt Nam cũng có nguồn gốc xuất xứ từ TQ. Trong các chợ bán đồ tươi sống, rất nhiều loại nấm, rau củ quả được quảng cáo là hàng VN nhưng trên bao bì nhan nhản chữ TQ.
Báo chí đã nhiều lần phản ánh tình trạng các loại đặc sản ghi nhãn mác của Việt Nam (như ô mai, mứt, ...) nhưng thực chất nguồn gốc xuất xứ lại là từ TQ mà ra! Tại một địa danh du lịch như Đà Lạt, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lâm Đồng - bà Phan Thị An - đã khẳng định trên báo chí rằng "90% các loại "đặc sản Đà Lạt" thực chất là hàng "made in China". Chỉ 10% còn lại mới thực là đặc sản made in Đà Lạt".
Trước tình trạng hỗn loạn này, người tiêu dùng như bị dẫn vào ma trận, không biết đường nào mà lần!
Theo VietNamNet
Cảnh giác mánh lừa 'việc làm thêm cho sinh viên' Dip he, cac trang tim ngươi trưc tuyên, cac tơ rơi, thông bao tuyên sinh viên lam thêm thưc sư nơ rô. Đa phân trong đo la thông tin ao va nhưng chiêu lưa tinh vi nup danh "nha tuyên dung" vơi mưc lương thương rât cao. Ma trân viêc lam Đoc lươt qua môt tơ bao chuyên đăng tin rao văt, tôi...