‘Ma thuốc độc’, lời đồn thổi hoang đường xuyên thế kỷ
Hà Tĩnh, Quảng Ngãi có lẽ là vùng đất mà những lời đồn về “ con ma thuốc độc” còn dai dẳng và để lại nhiều hậu quả nặng nề nhất. Hầu như ở huyện nào của 2 tỉnh này cũng có những câu chuyện đậm chất hoang đường.
Nhiều lời đồn đại chỉ là những câu chuyện huyễn hoặc, ma mị về “ ma thuốc độc” đang lẩn khuất đâu đó và trở thành “sát thủ” vô hình giết chết nhiều người.
Cũng chỉ vì “con ma” này, bao nhiêu người trở thành nạn nhân của nạn “mê tín dị đoan”. Đáng tiếc là nhiều người đến thời điểm này vẫn còn khá mê muội về câu chuyện viển vông, phi thực tế đã tồn tại suốt hàng trăm năm qua.
Ám ảnh truyền kỳ
Chuyện về “ma thuốc độc” được truyền qua nhiều đời như một truyền thuyết: Có người cho rằng ngày xưa, ở những vùng núi rừng, vùng sâu, vùng xa, ai muốn làm giàu thì bí mật nuôi một con chuột bạch, nhốt trong một chum hay ché bằng sành, giấu nơi thật kín.
Cứ một tuần gia chủ làm thịt một con gà cho chuột ăn! Sau ba tháng mười ngày, gia chủ lấy nước bọt của con chuột bí mật mang ra chợ cho vào hoa quả như chuối, mít, dứa, mận, hồng… Hoặc cho vào nước uống, thức ăn mà khách đang ăn!
Sau đó chỉ việc “khấn” họ tên, tuổi, quê quán… của người ăn quà… Về nhà, người ăn quà thì bị bệnh… “ma thuốc độc!”? Còn người bỏ thuốc độc thì được giàu to, nuôi heo chóng lớn, nuôi gà, vịt đẻ sai, trồng cây nhiều hoa trái…
Ngoài ra, cũng có những “phiên bản” khác về nguồn gốc của “ma thuốc độc”. Nhiều bậc cao niên am hiểu thì cho rằng: Thuốc độc được một số người lấy của người dân tộc về. Khi đã mang về “nuôi” trong nhà thì phải truyền lại cho con. Nếu thất truyền thì cả nhà phải chết như một sự bắt buộc.
Người ta nói rằng, những người nuôi thuốc độc trong nhà thì gia đình sống không có hậu, sau này đời con đời cháu không thể khá lên được.
Chuột bạch gắn liền với câu chuyện truyền kỳ về “ma thuốc độc” đã tồn tại suốt hàng trăm năm qua. Ảnh minh họa: Google
Cách chế “thuốc độc” xa xưa nhất được người ta đồn thổi rồi kể lại cho nhau là lên núi giết hổ rồi lấy râu nó cắm vào cây măng là có chất độc. Còn hiện nay khi hổ báo đã hiếm, người ta lại cho là thuốc độc được chế từ con chuột bạch và rắn độc. Vì thế mà người dân xa lánh, đề phòng những nhà có nuôi chuột và rắn độc.
Cũng liên quan đến “con ma” này, dân gian lại lan truyền chuyện con thuốc độc (trùng độc) là một cặp thỏ, bọ hung hoặc rắn nhỏ hoặc râu của hổ. Người ta tin rằng trùng độc này được nuôi trong ống tre, chum vại rồi lấy lông, phân của chúng bôi vào đồ ăn thức uống.
Người nào ăn phải độc sẽ đau bụng, nóng sốt, lâu dần rồi chết. Đã rất nhiều nhà khoa học phản bác chuyện dị đoan trên nhưng do hiểu biết hạn chế, nhiều người dân vẫn tin vào sự huyễn hoặc này.
Video đang HOT
Tuy chỉ là “truyền miệng”, thế nhưng “đồ thuốc độc” đã trở thành là thứ “thống lĩnh” vô hình đầy uy lực tồn tại suốt hàng trăm năm qua trong tâm trí của đồng bào thiểu số. Theo đó người có “đồ thuốc độc” thường có uy quyền, nên dân trong làng phải nghe theo những điều người có “đồ độc” nói, nếu trái lời sẽ bị hại chết.
Chính lời truyền ma mị về một “con ma” tồn tại vô hình đã biến những con người vốn bản tính hiền lành, chân chất trở thành kẻ nhẫn tâm sát hại và tước đi không biết bao nhiêu sinh mạng, kể cả người thân của mình.
Tại Hà Tĩnh, nỗi ám ảnh về “ma thuốc độc” đã tồn tại hàng trăm năm nay với những câu chuyện rất ly kỳ, không có căn cứ. Nhưng có điều khó hiểu không kém là ở một địa phương được mệnh danh là “đất học” này, giữa thế kỷ 21 mà vẫn có không ít người còn tin vào câu chuyện hoang đường.
Mưu lợi từ sự sợ hãi
Tin vào sự nhảm nhí về “ con ma thuốc độc” tồn tại vô hình, hàng loạt gia đình đổ xô đi mua thuốc xổ độc. Và lợi dụng sự cả tin, mê muội này mà nhiều “lang băm” phất lên nhanh chóng.
Lợi dụng điều này nên không ít Pa dâu (cách gọi tên của thầy bói, thầy cúng) đã cấu kết với nhau; hoặc với một số đối tượng khác trong làng, để kiếm lợi cho mình.
Dù sự việc đã trôi qua 5 năm nay, thế nhưng ông Phạm Văn Chốt (59 tuổi), ở thôn Nước Đang, xã Ba Trang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn nhớ như in vụ việc đã xảy ra với mình.
Đó là vào khoảng đầu tháng 8/2005, bỗng nhiên Phạm Văn Chiến và Phạm Văn Thọ là 2 thanh niên trong làng, đang khỏe mạnh lăn đùng đổ bệnh. Dù đã chạy chữa nhưng bệnh không dứt, nên Chiến và Thọ nghi ông Chốt bỏ “đồ thuốc độc” hại mình.
Một số Pa dâu, thầy cúng ở Sơn Hà bị C.A huyện này mời lên giáo dục
Để chắc ăn, Thọ và Chiến bán 1 con trâu đi tìm Pa dâu (thầy bói), thầy cúng để hỏi và “trừ” độc. Vài ngày sau thì họ rước về một Pa dâu tên là Phạm Văn Bách, ở xã Đức Phú, huyện Mộ Đức.
Sau khi xem qua một lượt, Pa dâu Bách bảo: Thằng Chiến với thằng Thọ muốn hết bệnh thì lo tiền cho tao cúng giải bệnh. Tuy hoàn cảnh khó khăn, nhưng Chiến cũng cố chạy vạy mượn được 2,8 triệu đồng, cùng 800.000 đồng Thọ vay được, cả 2 đưa cho Pa dâu Bách.
Ngoài 2 nạn nhân trên, Pa dâu Bách còn mò đến tận nhà ông Chốt bảo đòi 1 triệu đồng để chỉ chỗ có “đồ thuốc độc”. Phần lo sợ và cũng muốn chứng minh với dân làng là mình không có “đồ thuốc độc”, ông Chốt vội vã chạy đi mượn đưa đủ số tiền theo yêu cầu.
Tiền thì đã nhận đủ, thế nhưng Pa dâu Bách vẫn không thể chỉ được ra địa điểm có “đồ thuốc độc”; còn bệnh của Thọ và Chiến cũng không thuyên giảm.
Chỉ đến khi được C.A huyện mời lên, Padâu Bách mới thú nhận mọi việc với cơ quan C.A và dân làng. Nhờ vậy mà nỗi oan có “đồ thuốc độc” mới được giải, nếu không thì có lẻ giờ đây mình đã bị người dân trong làng đánh chết rồi, ông Chốt tâm sự.
“Lang băm” lừa đảo chữa bệnh “ma thuốc độc”
Vì mê tín vào một truyền thuyết xa xưa, nhiều người tốn tiền oan cho thầy pháp, chòm xóm nghi kỵ, xúc phạm lẫn nhau.Gần đây, nhiều người dân xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện một số triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, ít ăn và kém ngủ… nên một số phần tử xấu “bắn tin”: Có ma thuốc độc về quấy rầy sức khỏe bà con!?
Từ nguồn tin của kẻ xấu, hơn 150 người lũ lượt cơm đùm áo gói vượt hơn 10 cây số đến nhà Nguyễn Văn Long ngụ thôn 2, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh để nhờ “thầy” khám bệnh, “bắt con ma thuốc độc” ra khỏi người?!
Long “Lang băm” Long bốc thuốc trừ “ma thuốc độc” cho bà con, giá mỗi thang từ 20 ngàn đến 30 ngàn đồng.
Câu chuyên ly kỳ, mang tính chất huyền bí, mê tín dị đoan có thể được bắt đầu từ miệng của những người ác ý ở thôn Hưng Đạo, xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên, giáp danh với huyện Kỳ Anh.
Nhiều người sau khi dự đám cưới tại nhà ông Dương Đức Hải ngụ thôn Hưng Đạo, xã Cẩm Lạc về, ba ngày sau, một số người trong xóm có biểu hiện mỏi mệt trong người, có người ho, có người tức ngực, khó thở… Không hiểu từ đâu, một nguồn tin như sét đánh giáng xuống gia đình ông Hải: vợ chồng ông Hải bỏ thuốc độc cả xóm!? Ông Hải chỉ biết “chết đứng” trước lời đồn thổi, không sao thanh minh được miệng thế gian…
Nhiều người nghe danh tiếng “thầy lang” Nguyễn Văn Long nên đến nhờ cậy. Tại nhà thầy Long, sau khhi xem qua bệnh nhân, “lang băm” này giở áo lên, dùng tay vỗ vào bụng hoặc vào ngực ba cái làm “bệnh nhân” đau điếng; lấy kim khâu chích nhiều cái vào khắp cơ thể để… “đuổi tà”; vứt chiếc áo mà “bệnh nhân” đang mặc lên… bàn thờ gia tiên! Ít phút sau, Long lấy áo xuống và phán rằng: “Con bị ma thuốc độc ám hại. Ta sẽ ra tay cứu giúp con”.
Khám xong, Long “Lang băm” Long bốc thuốc trừ “ma thuốc độc” cho bà con, giá mỗi thang từ 20 ngàn đến 30 ngàn đồng!
Thầy” Long đã bị bắt, sau đó thừa nhận việc bốc thuốc chỉ là trò lừa bịp.
Chiêu lừa đảo của “lang băm” này cũng lộ diện. Sau đó chính “thầy dởm” này thừa nhận việc bốc thuốc chỉ là trò lừa bịp vì thấy người dân cứ nghĩ mình bị “đầu độc” nên bỏ tiền nhờ cứu giúp.
Lời đồn đại về sự tồn tại “ma thuốc độc” xét về mặt khoa học, cũng không có bằng chứng nào chứng minh có căn bệnh này. Và, để hóa giải lời truyền xuyên thế kỷ về căn bệnh “ hoang tưởng” của người dân là cả một bài toán đầy nan giải.
Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những giọt nước mắt sau đêm 'ngủ thăm'
Ngủ thăm vốn là một truyền thống tốt đẹp và lâu đời của người dân tộc Thái ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Tuy nhiên, trong một số năm gần đây, phong tục ấy đang bị một số đối tượng lợi dụng khiến phát sinh nhiều tiêu cực...
Vừa ngủ vừa... xin đồ!
Đối với người Thái ở Mường Lát, Thanh Hóa, ngủ thăm là phong tục thể hiện khát vọng tự do yêu đương, được tự do lựa chọn người bạn đời của mình. Khi trai gái đến tuổi trưởng thành, người con trai thường đến nhà người con gái để xin phép gia đình "tìm hiểu" người con gái mình đem lòng yêu. Sau quá trình tiếp xúc, nếu cả hai nảy sinh tình cảm, người con trai sẽ xin phép gia đình người con gái được ngủ thăm. Tục ngủ thăm cũng quy định nghiêm ngặt: Hai người tuyệt đối không được quan hệ tình dục trước hôn nhân, nếu ai vi phạm sẽ bị phạt nặng, đuổi ra khỏi làng. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân địa phương, một vài năm gần đây, nét đẹp truyền thống của tục ngủ thăm đã bị biến tướng.
Đêm xuống nhanh, cảnh rừng tĩnh mịch nhưng trên những con đường đất, đá, đoạn qua trung tâm xã Mường Lý, từng nhóm thanh niên ăn mặc bảnh bao ngồi đốt thuốc tán gẫu. Trong các căn nhà sàn, mấy cô thiếu nữ trong trang phục truyền thống có, âu phục có ngấp nghé bên cửa nhà, buông những câu đùa với đám thanh niên. Họ nhanh chóng làm quen, đùa giỡn với nhau rủ nhau đi chơi hoặc mời người con trai vào nhà trò chuyện.
Nhà thiếu nữ tên V. nằm trên một sườn đồi chênh vênh. Khi chúng tôi đến, V đang xem phim cùng cả gia đình. Cô có làn da trắng, môi đỏ, tóc dài, nói chuyện có duyên trông rất ưa nhìn, vừa học xong lớp 12, không thi đại học vì nhà nghèo. Cuộc nói chuyện của chúng tôi đầu tiên còn dè dặt, đến 10h đêm thì người thanh niên đi cùng chúng tôi đã "xiêu xiêu" nên nhấm nháy với V xin được ở lại và cô gái này nhanh chóng gật đầu đồng ý.
Tôi trở về nhà trọ, đang say giấc nồng thì anh đã đập cửa thình thịch. Anh kể hổn hển: "Khiếp thật. Đầu tiên cô ấy ngủ bên trong, tôi ngủ ngoài nhà. Nhưng được một lúc, cố ấy mò ra "gợi tình", không những thế còn hỏi xin điện thoại, đồng hồ, dây chuyền... Tôi hoảng quá nên quyết bỏ về đấy".
Lời ru buồn dưới chân núi Sài Khao
Ông Vi Đình Thướng, Bí thư xã Mường Lý cho biết: "Tôi cũng là một người Thái, tôi lấy được vợ là nhờ ngủ thăm. Trước kia ngủ thăm mang một nét văn hóa đặc trưng, rất tốt đẹp, nhưng bây giờ giới trẻ ngủ thăm kiểu khác. Chẳng thế, nhiều cô gái mới chớm độ xuân thì đã không thể cầm lòng, sẵn sàng hiến dâng đời con gái cho bạn trai để ôm nỗi uất hận trong lòng..."
Trường hợp Hà Thị S ở bản Nàng là một ví dụ. S sinh năm 1987, cũng như bao cô con gái khác, khi đến tuổi xuân thì, vì niềm khát khao có một người bạn tình lý tưởng, S. đã nhận lời yêu và ngủ thăm với một người con trai ở cùng huyện. Hàng đêm, sau cả ngày đi làm nương, làm rẫy về, chị lại được nằm bên cạnh người yêu để tâm sự. Thời gian đầu, gia đình còn theo dõi việc con gái ngủ thăm, về sau vì thân thiết với người con trai kia nên gia đình cũng lơ là đi.
Sau một lần không cầm lòng, cô đã dâng hiến cho người yêu. Nhưng khi biết bạn gái đã có thai, người đàn ông phụ bạc kia không những không cưới cô làm vợ mà còn chửi bới, sỉ nhục: "Cô ngủ thăm được với tôi thì cũng ngủ được với thằng khác". Cô sinh con một mình trong tủi nhục rồi bỏ làng, gửi lại con cho mẹ đẻ để xuống TP Thanh Hóa phục vụ cho quán cơm phở. Thấy hoàn cảnh đáng thương, ông Đinh Công Đại, Chủ tịch xã Mường Lý đã nhận đứa con của cô về nuôi nấng. ông Đại bảo: "Đến nay bé được hơn 3 tuổi rồi. Thỉnh thoảng mẹ nó có về thăm con một lúc rồi lại đi ngay".
Vì sự biến tướng của tục ngủ thăm, nhiều cô gái đã ôm nỗi uất hận trong lòng (Ảnh: minh họa)
Ông Lương Văn Bường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết: "Những năm gần đây, do ảnh hưởng của những luồng văn hoá từ bên ngoài nên tục ngủ thăm của người Thái ở Mường Lát đã bị biến tướng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh nạn tảo hôn, sinh con trước tuổi, ly hôn và nghèo đói. Vì vậy, sắp tới, ngoài những biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân, chúng tôi sẽ vận dụng linh hoạt, kết hợp nhiều biện pháp cứng rắn hơn để dần xoá bỏ thực trạng đau lòng này".
Theo Đời sống và Pháp luật
Bi kịch sau đêm Noel "dạt nhà"! Giờ đây, Thủy đã không còn khả năng lập gia đình (Ảnh: minh họa) Sau đêm Noel, ngoài thông tin về những con số giật mình về những vụ tai nạn giao thông, ông bạn là bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện phụ sản Trung ương "lắc đầu thè lưỡi" bảo một chuyện mà mọi người ít quan tâm là có...