Mã số công dân vướng người đồng tính
Trong 12 số, 3 số đầu là mã tỉnh nơi công dân sinh ra, số thứ 4 là giới tính (nam hoặc nữ).
ảnh minh họa
Bộ Công an chọn Hải Phòng là nơi đầu tiên triển khai cấp mã số định danh cá nhân, dự kiến bắt đầu từ tháng 10.
Ông Trần Hồng Phú (Phó Cục trưởng Cảnh sát Đăng ký, quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (C72), Tổng cục 7, Bộ Công an) cho biết, số định danh cá nhân sẽ là dãy số có 12 chữ số trên chứng minh nhân dân (CMND) mới. Dãy số này bảo đảm đủ cấp cho toàn bộ công dân suốt 5 thế kỷ. Trong 12 số này, 3 số đầu là mã tỉnh nơi công dân sinh ra, số thứ 4 là giới tính (nam hoặc nữ).
Bộ Công an có thẩm quyền cấp cho công dân ra đời trước ngày 1/1/2016. Những công dân sinh ra từ ngày 1/1/2016 sẽ do Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Bộ Công an triển khai cấp.
Ngày 25/9, tại hội thảo khoa học về mã số định danh cá nhân do Tổng cục 7 tổ chức, ông Hồ Chí Hùng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình), băn khoăn việc dãy số định danh mới chỉ nhằm phân biệt công dân nam, nữ mà chưa tính đến những người đồng tính, song tính, chuyển giới.
Video đang HOT
Đồng tình, ông Bùi Xuân Huấn (Cục phó Tin học nghiệp vụ – Bộ Công an), cho rằng việc bảo đảm quyền lợi cho nhóm người chuyển giới không đơn giản bởi số định danh theo quan điểm của Bộ Công an là con số không đổi, được cấp cho công dân từ khi sinh ra tới khi chết.
Trả lời về vấn đề này, đại tá Vũ Xuân Dung (Cục trưởng C72) cho biết, đến nay, pháp luật Việt Nam chưa công nhận và cho phép chuyển đổi giới tính. Hơn nữa, số định danh được cấp cho công dân ngay từ khi sinh ra, khi đó chỉ có giới tính là nam hoặc nữ, việc thay đổi giới tính chỉ được phát hiện khi công dân lớn lên. “Nếu sau này pháp luật cho phép được chuyển đổi giới tính thì thông tin về họ sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia”, ông Dung nói.
Không đồng tình, ông Hồ Chí Hùng cho rằng với một CMND có dãy 12 số (có số phân biệt nam, nữ) thì khi ra đường hoặc thực hiện các giao dịch dân sự, người chuyển giới sẽ gặp vô vàn khó khăn, phiền phức, thậm chí có thể xảy ra xung đột. “Vậy thì cần phải xem xét trong dãy số đó có nên quy định về giới tính hay không?”, vị này bày tỏ.
Theo Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, dân số Việt Nam sẽ đạt mốc 90 triệu người từ ngày 1/11 tới. Với tốc độ tăng dân số hiện nay, tới năm 2020, dân số Việt Nam sẽ đạt mốc ổn định khoảng 105 triệu người. Với dãy 12 chữ số mà Bộ Công an đang định dùng làm số định danh cá nhân đủ để bảo đảm cấp trên 500 năm vẫn dư thừa.
Theo ông Nguyễn Công Khanh (Cục trưởng Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực – Bộ Tư pháp), khó khăn lớn nhất là cách thức để thu thập dữ liệu về công dân đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Qua khảo sát, Bộ Tư pháp phát hiện nhiều nơi hầu như không lưu trữ được thông tin về cư trú của công dân. “Mã số định danh cá nhân này có thể kết nối được với các ngành như thuế, bảo hiểm, lao động… để giảm tải giấy tờ cho công dân không? Nếu chỉ bảo đảm được yêu cầu quản lý của Bộ Công an và Bộ Tư pháp thì không đạt yêu cầu”, ông Khanh nhận định.
Từ kinh nghiệm cấp mã số thuế cho 31 triệu người (và sắp tới sẽ cấp cả mã số cho người phụ thuộc), bà Nguyễn Thị Thuận, Cục phó Công nghệ thông tin – Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính), cho rằng việc cấp mã số công dân thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào phương pháp triển khai và hạ tầng kỹ thuật, công nghệ ở các địa phương, xã, phường.
“Muốn giảm được giấy tờ công dân thì việc kết nối thông tin giữa mã số định danh với các ngành như thuế, ngân hàng, lao động… hết sức quan trọng. Khi đã kết nối rồi thì mã số thuế thu nhập cá nhân, mã số của người phụ thuộc sẽ phải bỏ”, bà Thuận nói.
Ông Trần Văn Vệ (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 7) cho biết Tổng cục 7 sẽ triển khai thí điểm việc cấp mã số định danh cá nhân, quản lý dân cư trên toàn Hải Phòng, làm cơ sở trước khi mở rộng ra cả nước.
Theo ông Vệ, việc xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia phải lấy thất bại của Hà Nội làm bài học. Đó là việc Công an Hà Nội thuê tư vấn người Nhật Bản thực hiện một dự án hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư ở 4 quận nội thành nhưng sau nhiều năm thực hiện, đến nay “chưa đâu vào đâu” và coi như thất bại.
Theo Người lao động
CA được nổ súng: Chặt chẽ vẫn lạm quyền
"Mỗi viên đạn được bắn ra khỏi nòng không chỉ có trách nhiệm giải trình mà còn gắn với lương tâm. Nếu người thực thi công vụ cố tình vi phạm thì quy định có chặt chẽ đến mấy cũng vẫn xảy ra lạm quyền".
Thiếu tướng Trần Văn Vệ (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH Bộ Công an) nói với PV hôm qua, xung quanh Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Trong Pháp lệnh quản lý vũ khí, vật liệu nổ đã quy định 7 trường hợp được phép nổ súng, vậy việc xây dựng một quy định khác liệu có cần thiết không, thưa Thiếu tướng?
Theo tôi là rất cần thiết, bởi Pháp lệnh mới quy định một số trường hợp mang tính chất chung, chưa đáp ứng được hết những tình huống dẫn đến nổ súng. Do đó, khi xây dựng Pháp lệnh quản lý vũ khí, chúng tôi cũng đề xuất Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cần ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể để phục vụ cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Việc Bộ Công an xây dựng dự thảo Nghị định trên nhằm tạo hành lang pháp lý cho CBCS làm nhiệm vụ độc lập tự bảo vệ tính mạng của mình, người khác và tài sản quốc gia.
Thiếu tướng Trần Văn Vệ (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH Bộ Công an)
Vì sao khi xây dựng Pháp lệnh không quy định luôn?
Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có hàng nghìn tình huống dẫn đến việc lực lượng chức năng phải nổ súng, hoặc có thể nổ súng. Nhưng trên thực tế hiện nay nhiều CBCS có tâm lý "ngại" sử dụng súng, vì khi viên đạn ra khỏi nòng sẽ gắn với trách nhiệm giải trình rất khắt khe nổ súng trong trường hợp không cần thiết sẽ phải chịu kỷ luật hoặc xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Mặc dù bây giờ mới là dự thảo Nghị định, nhưng khi quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được ban hành, người thi hành công vụ sẽ xác định rõ hơn trường hợp nào được phép nổ súng.
Về dự thảo Nghị định, có những ý kiến lo ngại sẽ xảy ra tình trạng lạm quyền, vì trên thực tế đã xảy ra việc người thi hành công vụ nổ súng trong trường hợp không cần thiết, như vụ cảnh sát bắn chết con bạc ở Bắc Giang, CSGT bắn thủng đùi người vi phạm giao thông ở Thái Nguyên...
Đúng là thực tế có cán bộ nổ súng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc nổ súng vào trường hợp không phải tội phạm, song theo tôi đây chỉ là những trường hợp hy hữu.
Tôi ở địa phương lên (Thiếu tướng Trần Văn Vệ nguyên là Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình - PV), từng tham gia chỉ đạo thi hành án tử hình, có cán bộ thi hành án run, bắn trượt... vì thế mới nói, nổ súng bắn người đâu có dễ, nên không lo xảy việc lạm quyền.
Khi quyết định nổ súng vào tội phạm còn phải cân nhắc nhiều điều, ngoài quy định còn là lương tâm con người với nhau... Nếu người thi hành công vụ cố tình vi phạm thì dù có quy định chặt chẽ đến mấy cũng vẫn xảy ra việc lạm quyền. Tôi nghĩ dự thảo Nghị định sẽ được quy định chặt chẽ, đảm bảo không trái Pháp lệnh cũng như không để kẽ hở dẫn đến việc lạm quyền.
Khống chế đối tượng vi phạm có hành vi chống đối cảnh sát
Thiếu tướng nói có cả nghìn tình huống dẫn đến việc nổ súng, vậy phải chăng việc nổ súng phụ thuộc chính vào ý thức, nhận thức của CBCS tại hiện trường?
Đúng, nhưng phải có hướng dẫn cho CBCS biết tình huống nào nổ súng là đúng luật, để dám làm và được làm. Như đối tượng đe dọa trực tiếp tính mạng của mình mà không còn biện pháp chống trả nào khác thì được nổ súng. Ví dụ trường hợp báo Tiền Phong nêu, có một nhóm đối tượng lao thẳng ô tô vào một Đội phó Cảnh sát hình sự quận Hai Bà Trưng, dùng dao tấn công các cán bộ còn lại... Trong trường hợp này, cảnh sát được phép nổ súng trực tiếp vào đối tượng để bảo vệ tính mạng của mình và những người khác.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện nay lực lượng bị chống đối nhiều nhất là CSGT, vậy lực lượng này sẽ có quyền hạn tới đâu trong việc nổ súng?
Bất kể là lực lượng nào cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật, nếu trường hợp đối tượng tấn công không gây nguy hiểm cho tính mạng CBCS hoặc người khác thì không được bắn.
Cảm ơn Thiếu tướng!
Bắn hay không, phải quy định cụ thể
"Cần có những quy định cụ thể, như ngăn chặn đối tượng giết người, cướp của bỏ chạy thì nên cho phép công an có thể bắn ngay. Đây là những đối tượng đặc biệt nguy hiểm, không thể vừa đuổi theo vừa hô, vừa bắn chỉ thiên, như thế tội phạm có thể chạy thoát và tiếp tục gây nguy hiểm cho người khác. Còn những trường hợp vi phạm hành chính (như vi phạm giao thông) thì không thể cho phép dùng súng. Thậm chí người vi phạm giao thông bỏ chạy cũng không nên truy đuổi, bởi có thể gây nguy hiểm cho người khác".
(Ông Vũ Quốc Việt, nguyên Vụ trưởng Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp)
Theo 24h
Giám đốc lừa đảo bằng giấy tờ giả Cơ quan CSĐT - CAQ Hoàng Mai, Hà Nội vừa bắt giữ Phạm Văn Quang (1967) có HKTT ở TP Nam Định, tỉnh Nam Định, hiện trú ở TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, đối tượng này đã bị CAQ Hoàn Kiếm truy nã về hành vi trên... Đầu năm 2011, sau...