Mã Mây
Phố dài 268 mét, đi từ phố Hàng Buồm đến phố Hàng Bạc. Mã Mây thời xưa là hai phố tên gọi khác nhau: Hàng Mây và Hàng Mã.
Về sau có thêm phố Hàng Mã gần chợ Đồng Xuân nên người ta gọi Hàng Mã mới là “Hàng Mã trên”, và Hàng Mã thuộc Mã Mây bây giờ là “Hàng Mã dưới”. Hàng Mây là đất của Giáp Hương Tượng thuộc phường Hà Khẩu cũ, tức là phần đất giáp Hàng Buồm; đình Hương Tượng ở số 64 phố Mã Mây thờ Nguyễn Trung Ngạn, còn có tên là Tử ý đại vương. Gọi là Hàng Mây vì ở gần bến sông, nơi thuyền bè đậu chở từ miền ngược về các thứ lâm sản: song mây tre nứa bán cho Hàng Mây và Hàng Mã; gỗ đem lên Bè Thượng; vỏ gió củ nâu đưa lên phố Thanh Hà.
Hàng Mã giáp với Hàng Bạc là đất thôn cũ Dũng Thọ, dân trong phố có nghề làm đồ Mã dùng cho các đám tang và cúng mã, cúng cầu mát, cùng với nghề làm vàng gộp dùng trong ngày giỗ ngày Tết và các đám cúng (khác với Hàng Mã gần Hàng Đồng là nơi làm đồ mã nhỏ và hoa giấy bày bàn thờ, Hàng Gai bán đồ chơi bằng giấy Tết Trung thu).
Thời thuộc Pháp, hai phố Hàng Mây – Hàng Mã nơi trên được gọi chung là Rue Des Pavillons Noirs (phố quân Cờ Đen). Có tên đó là vì năm 1882, ở Mã Mây những tháng tiếp theo quận Cầu Giấy, quân Pháp bị bao vây ở Đồn Thuỷ và trong Thành thì quân Cờ Đen hoành hành ở khắp các phố Hà Nội, một đơn vị của chúng đến đóng ở phố Mã Mây. Tuy nhiên người Việt Nam vẫn cứ tên cũ mà gọi hai phố này là phố Mã Mây.
Giai đoạn đầu sau khi chiếm Hà Nội (thập niên cuối thế kỷ 19) người Pháp đã có ý định mở mang khu vực này thành nơi kinh doanh của chúng. Chính quyền Pháp đặt nhiều công sở trong khu vực bến sông: Sở Thuế quan ở bờ sông ngoài cửa Ô Quan Chưởng (sau nhà đó dùng làm trường học Trường Ke); Sở Xen đầm ở Hàng Bè (số 55); Toà án ở Hàng Tre. Tại phố Mã Mây có nhiều di tích của sự mở mang đó: là nhà ngục(một dãy nhiều gian từ số 19 đến số 33 thuê của tư nhân; nhà chủ ngục người Pháp ở bên kia đường nhà số (20 – 21), trụ sở Hội Tam Điểm Bắc Kỳ (nhà số 37, sau dùng làm trường học trường Hàng Mã). Bọn con buôn Pháp cũng có đôi ba cửa hàng ở Mã Mây. Người Pháp có ý định mở mang khu vực này vì tiện có bến sông, lại gần phố người Tàu có nhiều cửa hiệu lớn.
Video đang HOT
Thời kỳ đầu thế kỷ 20, những thập niên trước và sau chiến tranh thế giới 1914 – 1918, quang cảnh phố Mã Mây vần giữ các hình ảnh một phố cổ của Hà Nội.
Đoạn phố Hàng Mây có những cửa hàng nhỏ bán thứ đồ gia dụng bằng song mây tre như quang thừng; họ bán những sợi mây sợi song làm nguyên liệu. Sau 1920 có một số ít nhà làm đồ hàng như ghế mây bàn mây, ghế xích đu theo kiểu đặt hàng của khách nước ngoài, thợ là người làng Sơn Đồng học lại được nghề làm ghế mây theo kiểu hàng Nhật có bày bán ở Bảo tàng khu Maurice Long khu Đấu Xảo.
Những năm cuối thế kỷ 19, tại đoạn phố này vì ở giáp phố Hàng Buồm – Chợ Gạo nên hãy còn một số tàn quân Cờ Đen không theo chủ tướng về nước. Đoạn phố Hàng Mã, giáp với Hàng Bạc, thì có nghề làm và bán đồ mã khá quan trọng: những đám ma lớn trong thành phố khi chưa có mốt rước cữu bằng xe song mã, vẫn rước bằng đòn rồng thì phải thửa nhà táng; nhà đám có sang hay không, cứ trông thứ hàng cầu kỳ này thì tốt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hàng Bồ
Hàng Bồ là một đường phố độ dài trung bình: 272 mét, đi từ phố Hàng Ngang đến phố Hàng Thiếc.
Phố này thuộc đất thôn Xuân Hoa (đoạn phía đông) và thôn Nhân Nội (đoạn phía tây), tổng Tiền Túc huyện Thọ Xương cũ.
Phố Hàng Bồ có hai đoạn: một đoạn ngắn ở phía đông; từ ngã tư Hàng Đào - Hàng Ngang đến ngã tư Hàng Cân - Lương Văn Can; một đoạn dài ở phía tây, đây mới là đoạn chính của phố Hàng Bồ. Đoạn ngắn giáp Hàng Đào - Hàng Ngang trước kia có tên là phố Hàng Dép.
Mặt phố bên trái, số lẻ, là những căn nhà hẹp và bé, xây áp vào tường nhà của phố Hàng Đào, lòng nhà chỉ đủ chỗ cho mấy bà bán hàng ngồi, trên tường chung quanh chỗ ngồi treo la liệt guốc dép: guốc gỗ mộc, guốc gỗ sơn, guốc Sài Gòn, dép quai ngang, déo cong, dép hạ. Chỗ này chỉ bày hàng bán, tối đóng cửa, người bán hàng về nhà riêng, phần đông ở Nội Miếu hay phía sau Hàng Bạc cạnh hồ Sao Sa. Những năm về sau guốc dép ít người mua, mấy cửa hàng nhỏ hẹp bán giày dép này có lẫn cả cửa hàng chữa đồng hồ, cắt tóc, dù là cửa hàng gì thì cũng chỉ đủ chỗ cho bày một chiếc tủ kính nhỏ của thợ đồng hồ hay chiếc ghế bành gỗ và cái gương treo tường trên một giá con bày dao kéo lược.
Mặt phố bên phải, số chẵn, có nhiều cửa hàng diện tích rộng hơn phía bên số lẻ, những căn nhà tựa lưng vào ngôi nhà phố Hàng Ngang, không đủ đất làm sân sau. Đoạn phố này có những cửa hàng bán giày, những chủ cửa hiệu làm đồ da kiểu mới phục vụ khách hàng ăn mặc theo mốt mới. Cửa hàng kê tủ kính ra trước cửa, bày bán các loại giày phụ nữ.
Ở chỗ này có cửa hàng đóng và bán giày tây da đủ loại. Xen lẫn với những cửa hàng giày dép, ở cả hai mặt phố giáp ngã tư Hàng Cân có những cửa hàng không lớn lắm, những nhà sản xuất và bán các loại hương nén, hương vòng.
Cứ đến những ngày giáp Tết, chỗ đầu Hàng Bồ này, dọc mấy bức tường cạnh của ngôi nhà Hàng Ngang, trông sang dãy cửa hàng của người Tàu sản xuất, tranh và pháo nhập của Hương Cảng. Người Việt Nam ta không chuộng tranh Tàu nên tranh chỉ bán cho người Tàu là chính, còn ta chỉ đứng xem. Do tính chất nhỏ hẹp của cửa hàng buôn bán, đoạn phố Hàng Bồ có tên Hàng Dép thời ấy không có nhiều sự thay đổi. Những cửa hàng nhỏ tồn tại mãi sau này mới có một số nhà làm lại, có gác to rộng hơn trước (đoạn gần ngã tư Hàng Cân).
Đoạn phố Hàng Bồ phần phía Tây có đặc điểm là có nhiều hiệu lớn. ở đoạn này thay đổi nhanh chóng, chỉ trong vòng vài chục năm đầu thế kỷ 20, từ một phố mang tên Hàng Bồ, tức là có nhiều nhà làm nghề đan bồ, nứa bán, một phố có nghề thủ công nhỏ như những phố cạnh đó, sau dần trở thành một phố có nhiều cửa hiệu buôn lớn. Khác với phố Hàng Cân, Thuốc Bắc, ở phố Hàng Bồ có nhiều lô đất trên là nhà cũ được người có tiền mua lại, gộp mấy mảnh với nhau để xây dựng những ngôi nhà lớn.
Khi người Pháp mới đánh chiếm Hà Nội, phố Hàng Bồ vốn có đông gia đình người Việt Nam ngụ đã lâu đời. Họ là những gia đình giàu có. Sau này có nhiều người Việt Nam ở nơi khác và thêm người Tàu gốc Thiều Châu tỉnh Phúc Kiến mua nhà mở cửa hiệu lớn và buôn bán nhiều mặt hàng khác nhau. Một nét đặc biệt mà những người thường tham gia thơ trên mục Cười của 24H hẳn rất thích, đó là trước năm 1945, cứ vào dịp gần tết là các ông đồ lại bày mực tàu giấy đỏ viết chữ cho dân treo ngày tết.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hàng Bè Phố dài 172 mét, đi từ phố Hàng Mắm đến phố Hàng Dầu. Thôn Nam Hoa thuộc tổng Hữu Túc là tên cũ đất phố Hàng Bè bây giờ; thôn Nam Hoa sau đổi tên là Nam Phố và tổng Hữu Túc cũng đổi là tổng Đông Thọ. Hàng Bè còn một ngôi đình ở chỗ số nhà 29 gọi là đình Ngũ...