Mã Masan và Vingroup bị khối ngoại bán ra sau ‘thương vụ nghìn tỷ”
Ngày 3/12, nhà đầu tư phản ứng không mấy tích cực với hai mã cổ phiếu MSN và VIC sau thông tin bất ngờ về thương vụ mua bán sáp nhập mảng kinh doanh bán lẻ của hai gã ‘khổng lồ’ này.
Ngày 3/12, thị trường chứng khoán đón nhận thông tin bất ngờ về thương vụ mua bán sáp nhập của hai gã “khổng lồ” Vingroup và Masan Group. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Ngày 3/12, thị trường chứng khoán đón nhận thông tin bất ngờ về thương vụ mua bán sáp nhập của hai gã “khổng lồ” là Vingroup và Masan Group. Tuy nhiên, phản ứng của nhà đầu tư với hai mã chứng khoán MSN và VIC lại không mấy tích cực.
Cụ thể, nối dài chuỗi giảm giá kéo dài từ ngày 15/11, mã MSN tiếp tục bị các nhà đầu tư “đè bán.”
Kết thúc đợt giao dịch buổi sáng, cổ phiếu MSN giảm 0,7% về mức 68.300 đồng/cổ phiếu, đáng nói khối ngoại đã bán ra thành công của 413.000 cổ phiếu trong tổng số 560.000 cổ phiếu giao dịch trên thị trường.
[Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động của VinCommerce]
Video đang HOT
Về mã VIC, diễn biến cũng tương tự với áp lực bán từ khối ngoại xuất hiện ngay từ sớm. Song, so với MSN, thì VIC có phần may mắn hơn khi lực cầu thẩm thấu đã xuất hiện vào cuối giờ và giúp cho cổ phiếu này tạm dừng đà giảm giá, tạm chốt mức tham chiếu 115.000 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, trong tổng số 220.000 cổ phiếu được giao dịch trong đợt này thì nhà đầu tư nước ngoài bán ra là 132.000 cổ phiếu.
Trái với những động thái trên, nhìn chung thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực từ mãnh lực dòng tiền. Trên sàn HoSE, chỉ số VN-Index tăng 0,04% và tạm dừng ở mức 959,67 điểm, khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng là 112 triệu đơn vị, giá trị tương ứng lên tới 2.495 tỷ đồng.
Trong rổ cổ phiếu tính VN30, các mã trụ cột như BID, CTG, DPM, HPG, VCB… được nhà đầu tư “mạnh tay” mua vào và đồng loạt tăng giá chốt phiên buối sáng bằng sắc xanh./.
Theo Linh Chi (Vietnam )
Không phải ông Phạm Nhật Vượng, đây mới là 'ngôi sao' trên TTCK Việt tuần qua
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, 23-27/09/2019, dù chỉ với 2 phiên VIC tăng giá nhưng ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - vẫn kịp tích lũy thêm 746 tỷ đồng trong tuần vừa qua khi cổ phiếu VIC tăng 400 đồng (0,34%) lên 119.800 đồng/cp.
Ông Phạm Nhật Vượng vẫn có thêm hơn 700 tỷ đồng dù VIC có một tuần giao dịch trồi sụt thất thường.
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, 23-27/09/2019, dù chỉ với 2 phiên VIC tăng giá nhưng ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - vẫn kịp tích lũy thêm 746 tỷ đồng trong tuần vừa qua khi cổ phiếu VIC tăng 400 đồng (0,34%) lên 119.800 đồng/cp. Với mức giá này, tổng giá trị cổ phiếu VIC do ông Vượng nắm giữ là 223.450 tỷ đồng và đương nhiên vẫn là người giàu nhất Việt Nam.
Trong khi đó, vợ ông, bà Phạm Thu Hương - Phó Chủ tịch HĐQT Vingroup, người giàu thứ 5 trên sàn chứng khoán - cũng có thêm hơn 60 tỷ đồng trong tuần vừa qua, qua đó nâng giá trị cổ phiếu VIC của bà Hương lên 18.096 tỷ đồng.
Với các đại gia còn lại trong top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, cả 3 người gồm: bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch HDBank (HDB), Tổng Giám đốc Vietjet Air (VJC); ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank (TCB), cổ đông lớn của Masan Group (MSN); và ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch MSN, Phó Chủ tịch TCB - đều ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về giá trị tài sản do cổ phiếu giảm giá.
Với "Madame" Thảo, việc cổ phiếu TCB tăng 1,13% giúp giá trị cổ phiếu TCB do bà nắm giữ tăng thêm xấp xỉ 11 tỷ đồng, đạt 958 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc cổ phiếu VJC chỉ có duy nhất một phiên tăng giá trong cả tuần qua khiến giá cổ phiếu này giảm 1% (còn 136.600 đồng/cp), qua đó giá trị cổ phiếu VJC do bà Thảo nắm giữ giảm 283,1 tỷ đồng, còn 27.622 tỷ đồng.
Tính chung trong tuần qua, khối tài sản của người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán (thông qua HDB và VJC) còn lại 28.580 tỷ đồng, giảm 272 tỷ đồng so với tuần trước.
Trong khi đó, ông Hồ Hùng Anh chỉ có thêm xấp xỉ 2 tỷ đồng từ việc giá cổ phiếu TCB tăng nhẹ, nhưng việc MSN "giảm nhẹ" 0,99% cũng đã khiến giá trị cổ phiếu MSN do ông nắm giữ "bốc hơi" 198 tỷ đồng.
Sau khi "bù trừ" cho nhau, tổng tài sản của ông Hồ Hùng Anh còn lại 20.547 tỷ đồng, giảm 196 tỷ đồng sau một tuần giao dịch.
Người cuối cùng trong danh sách này, ông Nguyễn Đăng Quang cũng ghi nhận mức sụt giảm 201 tỷ đồng trong khối tài sản của mình từ sự sụt giảm về giá đối với MSN. Hiện tổng giá trị cổ phiếu TCB và MSN do ông Quang nắm giữ là 20.241 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nếu tính trên bình diện rộng hơn, ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vicostone (VCS) mới là "ngôi sao" trên thị trường trong tuần qua. Với ba phiên tăng giá, một phiên đứng giá và một phiên giảm giá, VCS kết thúc tuần ở mức giá kỷ lục 105.600 đồng/cp, tăng 9% so với tuần trước.
Với mức giá này, tổng giá trị cổ phiếu VCS do ông Hồ Xuân Năng nắm giữ đã tăng thêm 1.051 tỷ đồng chỉ sau một tuần giao dịch, đạt con số 12.765 tỷ đồng. Như vậy, doanh nhân gốc Nam Định đã tiến thêm hai bậc sau hai tuần để đứng ở vị trí thứ 7 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Chủ tịch Vicostone Hồ Xuân Năng đang có những bước tiến dài trong việc tích lũy tài sản.
Bất chấp việc thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng trong kỳ đánh giá mới nhất và tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi (nâng hạng) của FTSE, VN-Index vẫn có phiên giao dịch cuối tuần tăng 7,09 điểm (0,72%) đóng cửa ở mức 997,84 điểm.
Như vậy, thị trường tăng điểm trong tuần thứ ba liên tiếp khi kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 7,48 điểm ( 0,8%).
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Tỷ phú giàu nhất Việt Nam kiếm thêm 4300 tỷ trong nháy mắt, vô tiền khoáng hậu Chủ tịch HĐQT Vingroup Phạm Nhật Vượng tích lũy thêm khối tài sản "siêu khủng" khi cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup tiếp tục xác lập đỉnh giá mới trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 29/07 Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đã tích lũy được khối tài sản trị giá 10 tỷ USD. Ảnh: Thanh niên. Kết thúc phiên 29/07,...