Ma mãnh để cướp trắng
Mang danh là một nước lớn đang trỗi dậy nhưng Trung Quốc lại thường xuyên sử dụng những hành vi bất chính hòng thâu tóm biển Đông.
Ngày 5.12, tờ The Wall Streel Journal dẫn lời ông Ngô Sĩ Tồn, người phụ trách các vấn đề đối ngoại của tỉnh Hải Nam, kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải (biển Đông – NV), chỉ ra mục đích chính của việc Trung Quốc (TQ) tự trao quyền triển khai cảnh sát biển để kiểm tra, bắt giữ tàu thuyền ở khu vực biển Đông. Ông này huỵch toẹt rằng việc làm trên chỉ nhằm vào tàu cá Việt Nam. Như vậy, một lần nữa TQ lộ rõ mưu đồ sử dụng bạo lực thông qua các lực lượng “dân sự” để cướp trắng biển Đông.
Tàu hải giám TQ – Ảnh: Europapress.es
Tàu “dân sự” có vũ khí hạng nặng
Thời gian qua, Bắc Kinh vẫn khăng khăng khẳng định TQ sẽ “trỗi dậy hòa bình”, “không chạy theo bá quyền và bành trướng”. Đây cũng là điều mà Tân Hoa xã ngày 6.12 dẫn lời Tổng bí thư Đảng Cộng sản TQ phát biểu. Dường như, quan điểm của TQ về sự “trỗi dậy hòa bình” là không triển khai quân đội mà dùng sức mạnh cướp biển đảo là được. Với quan điểm ngang ngược này, Bắc Kinh triển khai “tàu dân sự” được trang bị vũ khí đủ thể loại để thâu tóm biển Đông.
Vũ khí trên một tàu “dân sự” của TQ – Ảnh: Zzofa.cn
Video đang HOT
Không giống như trò đánh úp hồi năm 1947 và 1974 để cướp trắng các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam, TQ giờ đây ma mãnh hơn. Điển hình như việc sử dụng cảnh sát biển để kiểm tra và bắt giữ tàu thuyền trên biển Đông. Vốn dĩ, cảnh sát biển còn gọi là hải cảnh nằm trong lực lượng gồm 5 nhóm tàu tuần tra “dân sự” là hải giám, ngư chính, hải cảnh, hải tuần, hải quan – mà TQ đang phát triển để kiểm soát biển Đông. Mang danh nghĩa là lực lượng “dân sự” nhưng nhiều tàu trực thuộc lại được vũ trang hạng nặng.
Nói có sách, mách có chứng
Nhiều diễn đàn mạng TQ không ngần ngại khoe ra nhiều hình ảnh được cho là chụp lại những tàu ngư chính có trang bị súng cỡ nòng lớn, như các tàu: Ngư chính 310, 311, 44601, 44602, 9102… và tàu hải giám. Ngoài ra, theo chuyên trang quốc phòng Sinodefence.com, tàu Ngư chính 311 được nâng cấp từ tàu hải quân lớp Đại Lãng với bãi đáp trực thăng cỡ lớn cùng kho chứa 2 trực thăng Z-9. Vốn dĩ, dòng Z-9 có phiên bản Z-9B là trực thăng tấn công đa nhiệm, trang bị nhiều hỏa lực cực mạnh. Theo đó, bình thường thì tàu Ngư chính 311 được vũ trang “kha khá”, khi cần lại trở thành chiến hạm thứ thiệt. Hồi tháng 6 năm ngoái, tàu này cùng với tàu Ngư chính 303 từng yểm trợ tàu cá để ngang nhiên phá cáp tàu thăm dò Viking 2 của Việt Nam. Vụ việc xảy ra khi tàu Viking 2 đang hoạt động hợp pháp trong khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Như vậy, TQ thực chất đã điều động tàu vũ trang để tham gia phá hoại tàu thăm dò Việt Nam đang hoạt động hợp pháp. Đồng thời, hồi tháng 7, tàu Ngư chính 310 được vũ trang đã tham gia hộ tống 30 tàu cá TQ đi đánh bắt phi pháp ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Về phần hải giám, vào ngày 26.5.2011, 3 tàu của lực lượng này đã lao vào phá cáp tàu thăm dò Bình Minh 2 của Việt Nam. Vụ việc cũng xảy ra ngay tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Giống như tàu ngư chính, tàu hải giám TQ cũng chẳng phải tàu dân sự thông thường. Hồi tháng trước, tờ Hoàn Cầu thời báo đưa tin Bắc Kinh sẽ chuyển đổi một số lượng tàu hải quân cho lực lượng hải giám. Mặc dù Bắc Kinh cho rằng số tàu trên nhằm đối phó với Nhật Bản về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng lâu nay tàu hải giám TQ thường xuyên hoạt động cả trên biển Đông lẫn biển Hoa Đông. Cuối tháng 6, TQ điều động 4 tàu hải giám mang số hiệu 83, 84, 66 và 71. Trong số này, tàu Hải giám 66 từng tham gia “đụng mặt” với tàu thăm dò Nhật Bản vào ngày 16.3 tại khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Như vậy, khó ai dám tin rằng số tàu hải quân mang danh hải giám với vũ khí hạng nặng lại không quậy phá ở biển Đông.
Ngoài ra, cảnh sát biển TQ cũng đang được bổ sung những loại tàu chiến vũ trang hạng nặng. Theo nghiên cứu của Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, TQ đang tăng cường lớp tàu 718 được vũ trang hiện đại cho lực lượng hải cảnh của nước này.
Với tất cả những thực tế trên, TQ đang dùng sức mạnh thông qua tàu “dân sự” để thâu tóm biển Đông. Đây cũng là điều mà chuyên gia Swee Lean Collin Koh, Trường Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (Singapore) nhận định với Thanh Niên. Đồng thời, ông Koh cũng nhận định: “Trung Quốc thiết lập Bộ Chỉ huy quân sự TP.Tam Sa cũng như tổ chức tuần tra hải quân nhằm dự phòng cho mọi trường hợp căng thẳng leo thang”.
Đủ trò bẩn
Không chỉ dùng sức mạnh, Bắc Kinh còn đẩy người dân lên phía trước để phục vụ cho mưu đồ cưỡng đoạt biển Đông. Hồi tháng 7 vừa qua, 30 tàu cá TQ được sự hộ tống của tàu Ngư chính 310, đi đánh bắt phi pháp ở khu vực quần đảo Trường Sa. Sau khi quay về, số tàu cá trên “than khóc” rằng bị “làm khó” bởi tàu công vụ Việt Nam. Bằng cớ này, Bắc Kinh tuyên bố tăng cường tàu hỗ trợ để các tàu cá đi “làm ăn”. Đến đây thì đã rõ, động tác trên chỉ là một kịch bản bẩn thỉu mà TQ vẽ ra để lấy cớ gây hấn, tăng cường tàu vũ trang.
Mới đây nhất, bất chấp việc người dân có thể gặp khó khăn, TQ lại phát hành hộ chiếu mới được in hình bản đồ “đường lưỡi bò”. Đây là bản đồ do TQ đơn phương vẽ nên, chưa được cộng đồng thế giới công nhận. Vì thế, nhiều nước không còn cách nào khác là phải đóng dấu lên tờ thông hành rời chứ không đóng dấu vào hộ chiếu. Kết quả là khi trình ra tấm hộ chiếu trên, người dân TQ như tự giới thiệu rằng “chúng tôi đến từ một nước tham lam”. Tuy nhiên, nhà cầm quyền TQ bỏ mặc những điều này để làm mọi cách, miễn sao đạt được ý đồ bá quyền.
Trung Quốc lại xây dựng trái phép ở biển Đông
Báo China Daily vừa đưa tin Cục Hải dương nhà nước TQ thông báo đã thành lập một trạm dự báo và giám sát môi trường biển tại cái gọi là TP.Tam Sa. Theo đó, 20 nhân viên sẽ vận hành trạm mới, quản lý việc xây dựng các trạm giám sát biển ở đảo Phú Lâm, vốn thuộc Hoàng Sa và Trường Sa. Động thái này của TQ rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Đây cũng là động thái mới nhằm hợp lý hóa “TP.Tam Sa” mà TQ ngang nhiên lập ra hồi tháng 7 để tự cho mình có quyền quản lý cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo TNO
Trung Quốc với bài "mưa dầm thấm đất"
Bắc Kinh không chỉ muốn đặt sự đã rồi nhằm thâu tóm biển Đông mà còn cố ý hủy hoại nỗ lực của cộng đồng quốc tế.
Những ngày qua, việc Trung Quốc (TQ) in "đường lưỡi bò" vào hộ chiếu mới của nước này không chỉ hứng chịu sự chỉ trích dữ dội từ các bên tranh chấp tại biển Đông mà còn khiến cộng đồng quốc tế quan ngại. Đây là diễn biến mới nhất sau một chuỗi các hành động của Bắc Kinh nhằm hợp thức hóa bản đồ phi pháp này.
"Tằm ăn dâu"
Trả lời Thanh Niên, chuyên gia Swee Lean Collin Koh, thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, nhận xét: "Đây là một phần trong chiến dịch tổng thể gồm nhiều mũi nhọn của TQ nhằm nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Động thái trên chẳng hề lạ, vì trước đó TQ cố thiết lập một số biện pháp hàng hải mới để gây ảnh hưởng nhiều hơn đối với vùng biển tranh chấp". Quả thực suốt thời gian qua, Bắc Kinh đã tiến hành một loạt hành động phi pháp nhằm gia tăng khả năng kiểm soát trên biển Đông. Điển hình như đơn phương ban hành trái phép lệnh đánh bắt cá trên biển Đông, thiết lập cái gọi là "TP.Tam Sa", thiết lập trung tâm chỉ huy quân sự cho "TP.Tam Sa", tiến hành tuần tra hải quân ở vùng tranh chấp trên biển Đông.
Trung Quốc vừa phát hành hộ chiếu mới (bên trái) bên trong có in bản đồ "đường lưỡi bò"
- Ảnh: Guangzhou Daily
Tất cả chiêu thức này nằm trong một chiến lược lâu dài của TQ nhằm từng bước "đặt sự đã rồi", thiết lập quyền kiểm soát trên biển Đông rồi thâu tóm khu vực này. Đây là điều mà tướng (nghỉ hưu) Daniel Schaeffer thuộc Viện Nghiên cứu châu Á 21 (Pháp) từng đề cập. Trong tham luận trình bày tại Hội thảo Quốc tế về biển Đông lần thứ 4 diễn ra từ ngày 19 - 21.11 ở TP.HCM, ông Schaeffer nhận định TQ tỏ ra sẵn sàng "xuống thang" sau khi đẩy những bất ổn lên cao trào. Tuy nhiên, hành động xuống thang của Bắc Kinh không hề trả mọi thứ về nguyên trạng so với trước đó mà thực chất đã thay đổi theo hướng có lợi cho TQ. Điển hình như việc nước này tăng cường tàu công vụ ở bãi cạn Scarborough rồi tạm rút bớt, tướng Schaeffer cảnh báo: "Khi căng thẳng ở đó (Scarborough - NV) đã xuống thang thì truyền thông quốc tế ngừng quan tâm tới vụ việc và vì các lý do sâu xa, họ khiến cho mọi người tưởng rằng căng thẳng đã chấm dứt. Nhưng kết quả cuối cùng lại có lợi cho TQ, bởi vì sau vụ đụng độ, các tàu cá của Trung Quốc vẫn tiếp tục ở lại". Theo đó, quan ngại đặt ra là TQ về lâu dài sẽ gần như thay thế toàn bộ hộ chiếu mới, chứ không chỉ 6 triệu tấm như hiện nay, được in bản đồ "đường lưỡi bò". Khi đó, Bắc Kinh có thể ngụy tạo thêm một bằng chứng phi pháp về chủ quyền của họ trên biển Đông.
Thay đổi DOC
Không chỉ muốn thay đổi nguyên trạng, xa hơn, những động thái trên của TQ sẽ làm xói mòn các cam kết mà Bắc Kinh đã ký kết với cộng đồng quốc tế, điển hình là Tuyên bố chung về ứng xử các bên ở biển Đông (DOC). Trả lời Thanh Niên, chuyên gia Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (CSIS) tại Mỹ, cho rằng việc TQ in "đường lưỡi bò" vào hộ chiếu mới đã vi phạm nguyên tắc của DOC. Bởi hành động trên đã thay đổi nguyên trạng, mà các bên từng cam kết, trên biển Đông.
Không chỉ vi phạm cam kết, Bắc Kinh dường như đang muốn thay đổi cả DOC. Đây là điều mà học giả TQ từng úp mở gần đây. Trả lời phỏng vấn báo chí tại Hội thảo Quốc tế về biển Đông lần thứ 4, Giáo sư Tô Hạo thuộc Đại học Ngoại giao ở Bắc Kinh (TQ) bóng gió đặt vấn đề: "Theo như TQ thì do tình hình (trên biển Đông - NV) đã thay đổi, nguyên trạng không còn được giữ vững, chính vì thế mà chúng ta cần xem lại nhu cầu hình thành COC (Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông - NV). Nguyên trạng đã thay đổi thì liệu chúng ta có cần quay lại điểm xuất phát không".
Như thế, TQ dường như không hề có ý định tuân thủ những gì nước này từng cam kết và thậm chí còn muốn đảo ngược nhằm từng bước thâu tóm biển Đông.
Mỹ sẽ nêu vấn đề hộ chiếu với Trung Quốc
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington sẽ nêu những lo ngại với Bắc Kinh về bản đồ có "đường lưỡi bò" trên hộ chiếu mới của Trung Quốc gây "căng thẳng và lo âu" giữa các bên tuyên bố chủ quyền tại biển Đông. Website của Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lời phát ngôn viên Victoria Nuland ngày 27.11 phát biểu tại Washington: "Chúng tôi dự định nêu điều này với phía Trung Quốc ở góc độ hành động trên chẳng giúp ích cho cách thức mà tất cả chúng ta tìm kiếm nhằm giải quyết các vấn đề". Trước đó, bà Nuland khẳng định việc Mỹ đóng dấu lên hộ chiếu mới của Trung Quốc không đồng nghĩa với việc Washington ủng hộ hay thừa nhận "đường lưỡi bò" được in trên đó. Trong khi đó, đài CBS ngày 27.11 dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid tuyên bố việc hộ chiếu mới của Trung Quốc có hình bản đồ gồm 2 khu vực Arunachal Pradesh và vùng Aksai Chin là "không thể chấp nhận". New Delhi đã đáp trả bằng cách cấp thị thực mới cho khách Trung Quốc có in bản đồ bao gồm đầy đủ các phần lãnh thổ trên.
Theo TNO
Âm mưu bành trướng qua tấm hộ chiếu Để thực hiện giấc mộng bá quyền trên biển Đông, Trung Quốc (TQ) sử dụng rất nhiều âm mưu. Mỗi thời điểm, họ tung một chiêu thức khác nhau, rất ngang ngược, bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế. Dùng chiến dịch "biển tàu", gióng trống khua chiêng trên biển Đông để ngang nhiên cho thế giới biết biển Đông là...