‘Ma làng’ Hồng Sơn nguy kịch vì nhồi máu não
Được hàng xóm phát hiện nằm bất động dưới sàn nhà, nam diễn viên “Chủ tịch tỉnh” bị nhồi máu não và được đưa gấp vào bệnh viện.
Vào 19h30 ngày 10/8, những người hàng xóm của diễn viên Hồng Sơn ở Bồ Đề, Gia Lâm (Hà Nội) đã phá khóa cửa vào nhà và phát hiện ra ông nằm ngất xỉu trên nền đất. Họ nhanh chóng đưa ông vào bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu.
Các bác sĩ khoa Thần kinh, cho biết, Hồng Sơn bị nhồi máu não, thời gian còn lại của anh chỉ còn tính bằng giờ.
Ngày 11/8, Lê Kim Chi, con gái duy nhất của diễn viên Hồng Sơn, nghẹn ngào, cho biết thêm: “Bố tôi vừa được các bác sĩ đưa đi siêu âm tim.
Chi kể: “Buổi trưa ngày 9/8, bố em vẫn đi ăn cơm với bạn bè thân. Như thường lệ, cuối chiều ông lại về căn phòng thuê ở khu Bồ Đề, Gia Lâm. Đến hơn 19h tối ngày 10/8, mọi người xung quanh mới phát hiện sự vắng mặt bất thường của ông. Một người em họ hàng ở gần chạy sang đập cửa nhưng không thấy ông mở. Nhìn qua cửa sổ phòng, mọi người tá hỏa khi thấy ông nằm dài bất động dưới sàn nhà”.
Video đang HOT
Ngay sau khi phá cửa xong, diễn viên Ma làng đã được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai. Bước đầu các bác sĩ xác định ông bị nhồi máu não, mạch máu dẫn máu lên não đã bị xơ vữa từ lâu nên đã vỡ, một bên não đã chết và biến thành màu đen, khả năng chỉ có thể kéo dài thêm vài ngày nữa.
Chiến thắng ma túy, Hồng Sơn đã trở lại với khán giả màn ảnh nhỏ và khẳng định tài năng diễn xuất qua nhiều bộ phim được yêu thích như Ma làng (vai Dỏ), Gió làng Kình (vai Bài), Cổ vật (vai Voòng Sanh), Chủ tịch tỉnh…
Theo Dân Việt
Đưa thực phẩm chức năng vào đơn thuốc là "móc túi" người bệnh!
Không chỉ cán bộ quản lý, người bệnh mà ngay cả nhiều bác sĩ có tâm cũng phẫn nộ trước thực trạng nhiều đơn thuốc kê thêm không ít những loại thực phẩm chức năng đắt tiền, một hành vi móc túi người bệnh, đang diễn ra khá phổ biến.
Hôm 29/3/2011, bà Nguyễn Thị T., 71 tuổi vào Bệnh viện BM (Hà Nội) khám bệnh. Với chẩn đoán nhồi máu não, tăng huyết áp, hen phế quản, bác sỹ đã kê cho bà đơn thuốc 4 loại, trị giá khoảng 1,3 triệu đồng. Tuy nhiên điều bà T. bức xúc là sản phẩm giá cao nhất trong đơn- trị giá tới 700.000đ/20 viên - lại là thực phẩm chức năng P. -vốn có tên hoạt chất gốc là glutathione, tác dụng chưa rõ với căn bệnh nhồi máu não, hen phế quản.
Càng cấm, càng kê
Quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú được Bộ Y tế ban hành năm 2008 đã quy định rõ không kê đơn thuốc không nhằm mục đích phòng, chữa bệnh; không kê thuốc theo yêu cầu không hợp lý của người bệnh; không kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc.
Tuy nhiên, trên thực tế tại nhiều bệnh viện, nhất là bệnh viện khối nhi, nội khoa... thực phẩm chức năng xuất hiện ở rất nhiều đơn thuốc, với giá tiền cao gấp nhiều lần giá thuốc điều trị bệnh. Điển hình là ở khối bệnh viện nhi, đơn thuốc có thực phẩm chức năng dạng si-rô bổ sung vitamin, kích thích trẻ ăn ngon miệng xuất hiện ở hầu hết các đơn thuốc, bất kể trẻ mắc căn bệnh gì, có suy dinh dưỡng hay cần kích thích ăn uống hay không!
Trong đơn thuốc được kê cho bệnh nhân B.M.Đ sinh năm 2009 ở Sóc Sơn, Hà Nội, bác sỹ Bệnh viện Nhi TƯ đã kê HP siro, một loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B1, vitamin D và lysine, giá tới 95.000đ/chai, trong khi tương tự sản phẩm này, thị trường có loại giá chỉ 16.000đ/chai cùng dung tích. Đơn thuốc kê tại Bệnh viện B.M cho bệnh nhân Nguyễn Thị H., 56 tuổi ở Vĩnh Phúc có thực phẩm chức năng S. giá tới 28.000đ/viên, tính ra chi phí thực phẩm chức năng gấp 3 lần chi phí thuốc điều trị. Đành rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhưng ở đây bệnh nhân đã bị bệnh rồi và đang đi chữa bệnh, nhưng bác sỹ vẫn cứ lờ quy chế kê đơn và ấn thêm thực phẩm chức năng vào đơn thuốc.
Mới đây, trong đợt thanh tra tại bệnh viên N., thanh tra Bộ Y tế đã tìm thấy trong đơn thuốc lưu tại máy tính của bệnh viện có rất nhiều loại thực phẩm chức năng đã được kê cho bệnh nhân. Điển hình là thực phẩm chức năng P. có tác dụng bổ sung vitamin giá 200.000đ/chai, mặc dù quy định đã cấm kê thực phẩm chức năng nhưng cứ thấy cha mẹ các bé "khai" bé lười ăn là đưa vitamin và lysine vào đơn thuốc, thực phẩm chức năng Lacto tăng cường miễn dịch, thực phẩm chức năng C. giá tới tới 420.000đ/chai hay thực phẩm chức năng P 100 kê cho bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương sọ não có giá tới 35.000đ/viên. Theo một thanh tra viên Bộ Y tế, loại thực phẩm chức năng giá đắt đỏ 35.000đ/viên này, đã từng có bác sỹ kê cho bệnh nhân 10 hộp/lần mua. "Tinh vi" hơn, có trường hợp bác sỹ không kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc, tránh bị "soi", mà kê vào phần ghi chú. Khi in ra, sản phẩm thực phẩm chức năng chỉ khác các loại thuốc khác là có chữ "ghi chú" ở đầu.
Kê đơn sai
Qua khảo sát đơn thuốc tại bệnh viện, có chuyên gia cho hay tình trạng đưa thực phẩm chức năng vô tội vạ vào đơn thuốc đã dẫn đến nhiều đơn thuốc sai. Đơn cử bệnh nhân bị viêm họng cấp, bác sỹ kê kháng sinh kèm men vi sinh, trong khi giáo trình y khoa đã hướng dẫn uống kháng sinh kèm men vi sinh, men vi sinh sẽ phá huỷ làm kháng sinh mất tác dụng, khiến đơn thuốc cũng mất luôn tác dụng. Nhưng không hiểu vì sao, bác sỹ ở bệnh viện tuyến TƯ vẫn ung dung kê những đơn thuốc sai nguyên tắc như vậy.
Sau khi phát hiện tình trạng kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc, tháng 5/2011, thanh tra Bộ Y tế đã tới làm việc với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng HP đã được bán tại bệnh viện với giá 95.000đ/chai, kết quả cho thấy giá thành sản xuất sản phẩm chỉ... 10.000đ/chai. Từ cơ sở sản xuất ngay tại Việt Nam đến bệnh viện, giá sản phẩm đã được đội lên tới 9 lần. Có thông tin cho hay để sản phẩm này được đưa vào đơn thuốc, doanh nghiệp sản xuất và phân phối cũng đã phải chi khoản hoa hồng không nhỏ. Thông tin này hoàn toàn có cơ sở bởi điều rõ ràng là không ai đi kê sản phẩm bị cấm vào đơn thuốc mà hoàn toàn vô tư và không được hưởng lợi!
Theo đúng quy định hiện hành, trường hợp kê đơn thuốc sai quy chế có thể bị xử phạt hành chính 5-10 triệu đồng. Mới đây, một bệnh viện quốc tế có trụ sở tại TPHCM đã bị xử phạt 7,5 triệu đồng vì hành vi kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc. Tuy nhiên, cũng giống như tình trạng hoa hồng cho thầy thuốc kê đơn, việc đưa thực phẩm chức năng vào đơn thuốc cũng rất khó xử lý do bệnh nhân không biết đâu là thuốc, đâu là thực phẩm chức năng, khi thấy bác sỹ kê đơn là đi mua vội mua vàng vì khi đã có bệnh, ai còn tiếc tiền mua thuốc?
Một quan chức ngành y tế cũng thừa nhận, nếu để cạnh tranh bình thường thì có rất nhiều thực phẩm năng không thể bán được do giá thành quá cao mà tác dụng lại không rõ ràng, chính vì vậy đưa sản phẩm vào đơn thuốc là một cứu cánh. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng cũng tỏ ra "bức xúc" vì một số thuốc, nước sản xuất coi là thuốc, nhưng chiếu theo quy định Việt Nam thì lại là thực phẩm chức năng và thuốc nhóm cấm kê đơn, khiến hàng bán ra trở nên rất khó khăn.
Hiện tại, do công nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng đã phát triển, thị trường có hàng ngàn sản phẩm thực phẩm chức năng và không hiếm trong đó có những sản phẩm có tác dụng thật sự. Tuy nhiên, kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc vẫn là hành vi "ép" người bệnh mua loại sản phẩm chưa hoặc không cần thiết với họ. Tại các bệnh viện, đơn thuốc phần lớn đã được lưu trong máy tính và không khó để phát hiện những đơn thuốc và người vi phạm. Vấn đề còn lại là việcthực hiện nghiêm một quy chế đã ban hành 3 năm nay và cũng là lập lại phần nào kỷ cương của việc kê đơn, vốn hết sức nhập nhằng trong những năm qua.
Theo Dân Trí
Huyết áp thấp nguy hiểm không kém tăng huyết áp! Ở người bình thường, huyết áp trung bình là 120/80mmHg, nếu thấp hơn chỉ số này thì được coi là huyết áp thấp. Nhiều người cho rằng, huyết áp thấp không đáng ngại nhưng đây là quan điểm sai lầm vì huyết áp thấp cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm không khác gì với bệnh tăng huyết áp,...